Dàn ý đề 1 trong viết bài tập làm văn số 3
Thuyết minh về kính đeo mắt.
- Mở bài
– Giới thiệu về kính đeo mắt
Ví dụ: Kính đeo mắt không còn xa lạ với con người ngày nay. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu về nó.
- Thân bài
– Đầu tiên, các bạn nói về sự xuất xứ của kính mắt. Nó có tự khi nào, đến từ nước nào, do ai sáng tạo ra? Cấu tạo của nó ra sao? Được làm bằng chất liệu gì? Tác dụng của kính mắt trong đời sống của con người như thế nào?
Ví dụ: Theo di chỉ khảo cổ, thì người ta tìm thấy được một thấu kính bằng thạch anh ở I rắc. Theo lịch sử, những chiếc kính mắt đầu tiên được ghi nhận năm 1260 tại Ý. Đến năm 1730, một chuyên gia quang học ở nước Anh đã sáng chế ra loại kính có hai càng. Ngày nay gọi là gọng kính. Kính mắt ngày ngay rất đa dạng, phục vụ mọi nhu cầu của người tiêu dùng.
Ví dụ như: kính xem phim 3D- 4D, kính thuốc, kính râm, kính bơi, kính thợ hàn, kính trắng không số, kính thời trang… Kính có vai trò rất quan trọng trong đời sống. Kính giúp hạn chế bụi bẩn, dị vật bay vào mắt. Kính giúp chắn bức xa, giúp người đeo nhìn tốt hơn trong ánh nắng… Kính trượt tuyết, kính bơi giúp cản gió, ngăn nước. Kính thời trang giúp con người tôn lên vẻ đẹp của khuôn mặt…
- Kết bài
– Phần này, các bạn khẳng định tương lai của kính đeo mắt
Ví dụ: Con người ngày càng có nhu cầu sử dụng kính nhiều. Nhất là thời gian sử dụng máy tính, học online nhiều, khiến các bạn nhỏ cần phải sử dụng kính. Nhu cầu làm đẹp cũng tăng nên kính thời trang cũng như các kính khác đều tăng để giúp đời sống của con người an toàn và nhiều trải nghiệm.
Dàn ý bài viết số 3 đề 2
Thuyết minh về cây bút máy hoặc bút bi
Dàn bài gợi ý
- Mở bài:
– Phần này, các bạn nêu khái quát qua tầm quan trọng của bút máy trong xã hội hiện nay.
Ví dụ: Có thể nói, bút máy là một trong những đồ dùng cần thiết của học sinh cũng như nhiều người khác. Mặc dù bút bi rất tiện dụng nhưng bút máy vẫn được sử dụng nhiều, với những ưu điểm nổi bật của nó.
- Thân bài:
– Phần này, các bạn nêu về xuất xứ, cấu tạo, tác dụng, cách sử dụng của bút máy, cách bảo quản… của bút máy. Có thể kể tên một số hãng bút máy mà bạn biết…?
Ví dụ: Bút máy hay còn được gọi là bút mực. Nó được cấu tạo gồm hai phần là vỏ bút bằng nhựa, hoặc sắt. Và phần ruột bút gồm phần đầu để tạo nét chữ được làm bằng kim loại. Phần dưới gồm ống dẫn mực, nối vào phần giữa bọc ngòi, giúp đưa mực lên phần ngòi để viết. Cấu tạo của bút tuy khá đơn giản, nhưng ngày càng được người chế tạo làm rất tinh vi.
Để bút máy viết được, các bạn phải bơm mực. Các bạn nhúng đầu bút vào lọ mực, sau đó vặn hoặc bóp mạnh phần ruột bút để bơm mực. Các bạn bơm xong lau sạch đầu bút và đậy nắp cẩn thận. Sau mỗi làn sử dụng, các bạn nên đậy nắp tránh bị rơi, sẽ hỏng ngòi và dấy bẩn. Một số thương hiệu bút máy nổi tiếng như Hồng Hà, Kim Thành, Kim Tinh…
- Kết bài:
– Khẳng định lại tầm quan trọng của bút máy trong đời sống, đặc biệt là với học sinh.
Ví dụ: Bút máy được sử dụng nhiều khi ký tên của các thương nhân thành đạt. Nó khẳng định đẳng cấp của họ. Đặc biệt với học sinh, nó giúp các bạn nhỏ luyện chữ đẹp. Nhất là các em Tiểu học. Vì thế, chúng ta cần giữ gìn và quý trọng bút máy mình có.
Dàn ý viết bài tập làm văn số 3 đề 3
Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến
Gợi ý dàn bài
- Mở bài:
– Giới thiệu khái quát về đôi dép lốp
Ví dụ: Dép lốp hay còn gọi là dép cao su. Ngày nay người ta ít sử dụng nhưng nó từng là vật dụng không thể thiếu trong những năm tháng kháng chiến. Hiện ở bảo Bảo tàng lịch sử Việt Nam vẫn trưng bày hiện vật đôi dép lốp gắn bó với Bác Hồ và các chiến sĩ bộ đội. Có thể nói, đây là vật chứng tiêu biểu cho quá trình chiến đấu gian khổ cũng như nhân cách của quân dân Việt Nam trong kháng chiến.
- Thân bài:
– Ở phần thân bài, các bạn nói về lịch sử ra đời, chất liệu, cấu tạo, hình dáng, công dụng của đôi dép lốp?
Ví dụ: Trong kháng chiến chống Pháp, đời sống của nhân dân ta gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, gian khổ. Nhưng chính trong hoàn cảnh đó, nhân dân đã ló ra cái khôn khi sáng tạo ra những sản phẩm phục vụ đời sống ví dụ như chiếc mũ nan, áo trấn thủ và đặc biệt là đôi dép cao su được cắt ra từ lốp và ruột xe đã qua sử dụng.
Dép lốp cao su là sản phẩm rất dễ làm, hầu như ai cũng có thể tự tái chế. Tuy đơn giản nhưng nó lại thích ứng trong mọi hoàn cảnh. Đặc biệt là việc trèo đèo lội suối, đường lầy… Dép giúp người đi dễ dàng di chuyển khi trời mưa, lúc trời nắng. Dé cũng dễ vệ sinh lại rất bền. Có thể nói, đây là loại dép không thể thích hợp hơn với điều kiện thiếu thốn, khó khăn của kháng chiến nước ta thời bấy giờ.
Quả thực, đôi dép lốp không chỉ là vật chứng cho một thời chiến đấu oai hùng của đất nước mà còn là hình ảnh gắn liền với bộ đội cụ Hồ giản dị, gần gũi.
- Kết bài:
– Khẳng định lại giá trị lịch sử và hữu dụng của đôi dép lốp trong kháng chiến.
Ví dụ: Ngày nay, mặc dù dép lốp không còn được sử dụng nhiều như xưa, nhưng nó nhắc nhở chúng ta ghi nhớ về một thời kháng chiến gian khổ, mà oanh liệt của dân tộc. Dép lốp lại vật tượng trưng cho ý chí kiên cườn, sự thông minh, gan dạ, sự giản dị thanh tao của Bác Hồ cũng như các chiến sĩ bộ đội. Nó góp phần vào sự thành công của hai cuộc kháng chiến và mang lại cuộc sống tự do, hạnh phúc ngày nay.
Dàn ý bài viết tập làm văn số 3 đề 4
Giới thiệu vè chiếc áo dài Việt Nam
Gợi ý dàn bài
- Mở bài
– Các bạn nêu khái quát về chiếc áo dài Việt Nam
Ví dụ: Nếu như Trung Quốc nổi tiếng với áo sườn xám, Hàn Quốc có trang phục truyền thống là hanbok, Nhật Bản là áo Kimono, thì Việt Nam là chiếc áo dài duyên dáng.
- Thân Bài
– Phần 1, các bạn giới thiệu qua về nguồn gốc xuất xứ
– Phần 2, các bạn miêu tả về hình dáng, cấu tạo, chất liệu, sự đa dang, phong phú của áo dài.
– Phần 3, các bạn nêu lên cách sử dụng, tầm quan trọng và vai trò của áo dài trong đời sống, cũng như tương lai của nó sau này.
Ví dụ: Không ai biết chính xác áo dài có từ bao giờ. Nhưng theo sử sách ghi lại thì người có công định hình hình chiếc áo dài Việt Nam là chúa Nguyễn Phúc Khoát. Khi đó, áo dài đầu tiên được thiết kết theo sự kết hợp giữa váy của người Chăm và sườn xám của người Trung Hoa. Áo dài đã được tổ chức văn hóa thế giới UNESSCO công nhận là một di sản văn hóa phi vật thể. Nó không chỉ là trang phục truyền thống mà còn là biểu tượng cho hình ảnh phụ nữ Việt Nam.
Áo dài rất phong phú từ chất liệu đến kiểu dáng. Áo dài Huế thường máu tím mộng mơ. Áo dài học trò thường màu trắng tinh khôi. Áo dài Tết thường rực rỡ sắc đỏ, vàng như mùa xuân… Khi diện áo dài, người phụ nữ không chỉ trở nên thanh lịch, tôn lên những đường nét quyến rũ của nữ giới mà còn tạo ra nét duyên dáng, thanh thoát. Vì thế, từ xưa đến nay, áo dài luôn được người dân nâng niu trân quý.
- Kết bài
– Ở kết bài, các bạn phát biểu cảm nghĩ về tà áo dài
Ví dụ: Có thể nói, áo dài là một trong những niềm tự hào của người dân Việt Nam. Nhất là với những người xa quê. Bạn bè quốc tế luôn trầm trồ và yêu thích khi với trang phục này. Tương lai, áo dài sẽ ngày càng được yêu thích hơn nữa, khi con người quay trở về với những giá trị truyền thống tốt đẹp.