Mục lục

I. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1: Bài hịch có thể chia thành mấy đoạn? Nêu ý chính của từng đoạn.

Trả lời:

– Bài Hịch tướng sĩ có thể chia thành 4 đoạn.

– Ý chính của từng đoạn là:

+ Đoạn 1 (đầu… lưu tiếng tốt): Lấy đạo đức và chính trị làm cơ sở cho tư tưởng.

+ Đoạn 2 (tiếp… ta cũng vui lòng): Nêu lên tình trạng của đất nước khi bị giặc xâm lược.

+ Đoạn 3 (các ngươi ở cùng takhông muốn vui vẻ phỏng có được không?): Bàn kế chống địch.

+ Đoạn 4 (phần còn lại): Lời kêu gọi sự sục sôi cho quân lính.

Câu 2: Sự ngang ngược và tội ác của giặc được lột tả như thế nào? Đoạn văn tố cáo tội ác giặc đã khơi gợi được điều gì ở tướng sĩ?

Trả lời:

– Sự ngang ngược và tội ác của giặc được lột tả qua:

+ Qua những việc làm thực tế

* Đi lại thì ngạo mạn, buông lời sỉ nhục triều đình nước ta.

* Bắt nạt người dân, đòi thóc lúa, vơ vét vàng bạc.

+ Qua lối nói so sánh, ẩn dụng

* Tác giả so sánh quân giặc với thân dê thân chó, lưỡi cú.

* Nhiều hình ảnh được viết theo lối so sánh:

uốn lưỡi cú diều – sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó – bắt nạt tể phụ.

– Đoạn văn tố cáo tội ác giặc đã khơi gợi ở tướng sĩ:

+ Lòng căm thù giặc đến thấu tận trời xanh.

+ Quyết tâm, dù có hy sinh tính mạng có phải dẹp sạch bóng quân thù.

Câu 3: Phân tích lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn qua đoạn văn tác giả tự nói lên nỗi lòng mình.

Trả lời:

– Lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn qua đoạn văn tác giả tự nói lên nỗi lòng mình như sau:

+ Nỗi đau mất nước, lòng căm thù quân giặc được thể hiện:

* Quên ăn, quên ngủ, lòng đau như bị cắt, nước mắt chảy không ngừng.

+ Nỗi uất hận được đẩy lên tới đỉnh điểm của sự giận dữ:

* Xả thịt lột da, uống máu cũng không trút được nỗi tức giận.

+ Nguyện một lòng hy sinh mạng sống để đổi lấy tự do cho dân tộc:

* Dẫu cho trăm thân phải bị phanh thây thì cũng quyết bảo vệ được đất nước.

Câu 4: Sau khi nêu mối ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những hành động đúng nên làm là có dụng ý gì? Khi phê phán hay khẳng định, tác giả tập trung vào vấn đề gì? Tại sao phải như vậy?

Trả lời:

– Sau khi nêu mối ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai của tướng sĩ. Đồng thời khẳng định những hành động đúng nên làm là có dụng ý: 

+ Khiến cho các tướng sĩ phải nhận thức được thái độ thờ ơ, lảng tránh là sai lầm khi nhìn thấy nước sắp mất.

+ Làm thức tỉnh trong mỗi tướng sĩ lòng yêu nước và căm thù giặc ngoại xâm.

+ Tăng thêm khí thế quyết tâm giết giặc bảo vệ dân tộc.

  • Khi phê phán hay khẳng định, tác giả tập trung vào vấn đề gì? Tại sao phải như vậy?

– Khi phê phán hay khẳng định, tác giả tập trung vào vấn đề phải nêu cao tinh thần cảnh giác, rèn luyện bản thân, tư trang, cốt cách thật tốt, vì:

+ Sức khỏe là thứ ưu tiên hàng đầu, nếu yếu thì sẽ không đánh được giặc: cựa gà không thể đâm thủng áo giáp giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh, dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý ngàn vàng khôn chuộc.

=> Chó, gá, cờ bạc không thể đánh bại được giặc ngoại xâm mà chỉ có sức người, trí người mới có thể làm được điều đó.

+ Tinh thần cảnh giác sẽ giúp các tướng sĩ phát hiện được mọi âm mưu của kẻ thù: Nay ta bảo thật các ngươi: nên nhớ câu “đặt mồi lửa vào dưới đống củi” là nguy cơ.

=> Lửa đã gần củi thì sẽ rất dễ cháy. Cũng như việc chỉ cần lơ là, mất cảm giác sẽ tạo cơ hội tấn công cho kẻ địch. Do đó, các tráng sĩ ta phải luôn cảnh giác và tập trung cao độ.

Câu 5: Giọng văn là lời vị chủ soái nói với tướng sĩ dưới quyền hay là lời người cùng cảnh ngộ? Là lời khuyên răn bày tỏ thiệt hơn hay là lời nghiêm khắc cảnh cáo? Cách viết của tác giả có tác động tới tướng sĩ như thế nào?

Trả lời:

– Giọng văn vô cùng linh hoạt, gồm:

+ Giọng văn lúc đanh thép, quyền uy, nghiêm khắc cảnh cáo. Đó là giọng điệu của một vị chủ soái nói với tướng sĩ dưới quyền.

+ Có lúc lại tâm tình, thở than, khuyên răn bày tỏ chân thành. Như lời của người cùng cảnh ngộ.

– Cách viết của tác giả đã khơi gợi lên tinh thần quả cảm, dũng cảm, dám buông bỏ cả mạng sống để cứu nước ở tướng sĩ.

Câu 6: Hãy nêu một số đặc sắc nghệ thuật đã tạo nên sức thuyết phục người đọc bằng cả nhận thức và tình cảm ở bài Hịch tướng sĩ.

Trả lời:

– Một số đặc sắc nghệ thuật đã tạo nên sức thuyết phục người đọc bằng cả nhận thức và tình cảm ở bài Hịch tướng sĩ là:

+ So sánh tương phản làm nổi bật nỗi thống khổ của dân ta khi có giặc xâm lược. 

> Ví dụ: “sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường. Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng; giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói”

“chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục, rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng là tướng bại trận.”

+ Sử dụng thủ pháp trùng điệp, tăng tiến làm giọng điệu của bài thêm hùng hồn, khí thế.

>> Ví dụ: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng.”

“Nếu có giặc Mông Thát tràn sang, thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm, vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc; vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khoẻ khôn đuổi được quân thù; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai.”

+ Lập luận chặt chẽ, đanh thép, dẫn chứng sinh động.

Tác giả đã sử dụng hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, đầy thuyết phục. Đầu tiên, ông nêu những tấm gương có trong sử sách như Kỉ Tín, Cao Đế, Do Vu… Đó là những sự thực mà không ai có thể chối cãi.

Sau đó giãi bày tấm lòng mình, thể hiện ân nghĩa của chủ tưởng đối với các binh sĩ. “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng”

Tiếp đó, nêu ra những việc làm sai trái của quân lính: “ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc Thái thường để đãi yến nguỵ sứ mà không biết căm”, chọi gà, đánh bạc “làm vui”…

Những việc mà họ nên làm: “Huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên; khiến cho người người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ, có thể bêu được đầu Hốt Tất Liệt ở cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai”

Đồng thời tác giả gợi ý sách mà mọi người nên đọc là “Binh thư yếu lược”.

Sau cùng đi tới kết luận của toàn bộ bài hịch.

+ Hình ảnh thực tế làm lay động người nghe.

>> Ví dụ

” Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường. Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng; giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn.”

“cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm, vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc; vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khoẻ khôn đuổi được quân thù; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai.”

Câu 7*: Khích lệ nhiều mặt để tập trung vào một hướng, đó là cách triển khai lập luận của bài Hịch tướng sĩ. Hãy làm sáng tỏ điều này bằng một lược đồ về kết cấu của bài hịch.

Trả lời:

– Khích lệ nhiều mặt để tập trung vào một hướng, đó là cách triển khai lập luận của bài Hịch tướng sĩ. Lược đồ về kết cấu của bài hịch là:

 

II. Luyện tập

Câu 1: Phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài hịch

Trả lời:

Hịch tướng sĩ – một áng văn bất hủ, một bóng cây kiên cường trong khu vườn văn học Việt Nam. Chỉ cần đọc rồi nhắm mắt lại là ta có thể mường tượng được khung cảnh khi ấy. Biết được nó trang nghiêm ra sao, không khí khi ấy căng thẳng đến tột độ.

Hịch tướng sĩ đã phản ánh đúng với tình trạng đất nước khi đó cùng tinh thần, trách nghiệm của các tướng sĩ đối với việc giặc xâm lược. Lòng căm thù giặc sâu sắc được bài hịch thể hiện qua những trạng thái không thể đau đớn hơn ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. Vì lo nghĩ cho an nguy của nước nhà, vận mệnh của dân tộc mà Trần Quốc Tuấn quên ăn quên ngủ.

Vị tướng đau nhưng không nản. Ông vẫn mang trong một ý chí, lòng quyết tâm biến đau thương thành động lực. Để cứu nước dù có phải hy sinh tính mạng. Trần Quốc Tuấn quả thực là vị tướng văn võ song toàn. Là một vị tướng yêu nước, đặt đất nước cao hơn mạng sống của chính bản thân mình.

Câu 2*: Chứng minh bài Hịch tướng sĩ vừa có lập luận chặt chẽ, sắc bén vừa giàu hình tượng, cảm xúc, do đó có sức thuyết phục cao.

Trả lời:

– Bài Hịch tướng sĩ vừa có lập luận chặt chẽ, sắc bén vừa giàu hình tượng, cảm xúc, do đó có sức thuyết phục cao:

+ Lập luận chặt chẽ: Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà không thể đâm thủng áo giáp giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh, dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý ngàn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi, tiền của tuy nhiều không mua được đầu giặc, chó săn tuy khỏe không xua đuổi được quân thù, chén rượu ngon không thể làm giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm giặc điếc tai…

=> Mấy loạt các câu văn liệt kê, dồn dập là lời Trần Hưng Đạo cảnh cáo đến những thói quen xa hoa của tráng sĩ: rượu chè, cờ bạc, gái lầu xanh,… Làm giác ngộ ý thức của binh lính về việc phải bỏ thói hư tật xấu mới cứu được nước => Nêu cao tinh thần trách nhiệm của người dân khi nhìn nước mất nhà tan.

+ Lập luận giàu hình tượng, cảm xúc,có sức thuyết phục cao:

* Sử dụng thành công hình ảnh so sánh vô cùng độc đáo: người người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ,…

Ai cũng biết tới Bàng Mông, Hậu Nghệ. Đó đều là những vị anh hùng lớn, nổi tiếng, là những huyền thoại. Tác giả đã kích thích binh lính rằng, khi đứng lên và chiến đấu quân thù, họ cũng sẽ được nhớ và vinh danh như những con người ấy. Sự hi sinh của họ không bao giờ bị lãng quên.

* Nhiều hình ảnh dễ hiểu, dễ nhớ: cựa gà, chó, áo giáp,…

Các hình ảnh này rất dễ hình dung. Quân lính nhiều người học vấn không cao, nếu sử dụng hình ảnh quá trừu tượng sẽ rất khó hiểu. Từ đó làm giảm đi sự thấu hiểu của binh lính.

* Đặc biệt là những hình ảnh tượng trưng rất gợi cảm: uốn lưỡi cú diều, mang thân dê chó,…

Những hình ảnh này khiến người nghe có ấn tượng mạnh. Từ đó khiến kích thích ý chí chiến đấu và lòng quyết tâm trả nợ nước, thù nhà của binh sĩ.

=> Như vậy, Hịch Tướng Sĩ là vừa có lập luận sắc bén của một tướng quân làm thức tỉnh các tráng sĩ, vừa có sự gợi cảm, đồng điệu, dễ hiểu tạo cảm giác như những người chung số phận tan cửa nát nhà.