Kiểm tra về thơ qua việc sắp xếp thông tin về tác phẩm
KIỂM TRA VỀ THƠ
Câu 1: Sắp xếp cho đúng các dữ kiện của mỗi bài thơ trong một bảng thống kê mà trật tự đã bị xáo trộn (tên bài thơ, tác giả, năm sáng tác, thể thơ, nội dung chính)?
Gợi ý trả lời:
Câu 2: Phân tích diễn biến tâm trạng (mạch cảm xúc trữ tình) trong các bài thơ: Con cò (Chế Lan Viên); Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải); Viếng lăng Bác (Viễn Phương).
Gợi ý trả lời:
– Diễn biến tâm trạng, mạch cảm xúc trữ tình trong bài thơ Con cò của tác giả Chế Lan Viên, được phát triển theo biểu tượng con cò. Mạch cảm xúc ấy bắt đầu từ hình ảnh con trong xuất hiện trong những câu ca dao, theo những lời hát ru của mẹ, của bà để đi vào tiềm thức của trẻ thơ.
“Nhưng trong lời mẹ hát
Có cánh cò đang bay:
“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò Cổng Phủ
Con cò Đồng Đăng…
“Con cò ăn đêm
Con cò xa tổ
Cò gặp cành mềm
Cò sợ xáo măng…”
Ngủ yên, ngủ yên, cò ơi, chớ sợ”…
Tiếp tới là mạch cảm xúc đi vào hình ảnh con cò qua sự nâng niu, chăm chút của người mẹ. “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”. Cuối cùng, mạch cảm xúc ấy được phát triển qua hình ảnh con còn để nói về tình mẫu tử và ý nghĩa lời ru trong cuộc đời mỗi người. “Con cò mẹ hát/ Cũng là cuộc đời”.
– Diễn biến mạch cảm xúc trữ tình trong bài Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải được bắt nguồn từ vẻ đẹp căng tràn sức sống của mùa xuân đầu tiên của dân tộc, của Cách mạng thành công.
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao”
Tác giả đi từ cảm xúc bồi hồi xúc động trước sự bừng tỉnh của mùa xuân đất nước đến những suy tư, ước nguyện của mình để hòa nhập vào cuộc đời, để dâng hiến, đóng góp vào mùa xuân chung của đất nước.
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
Và mạch cảm xúc trữ tình khép lại với cảm xúc tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương, đất nước của nhà thơ.
“Mùa xuân – ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế”.
– Mạch cảm xúc trữ tình trong bài Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương được đi từ niềm xúc động thành kính, thiêng liêng của tác giả đứng trước lăng Bác.
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng”.
Sau đó mạch cảm xúc đấy đã phát triển tới niềm tự hào và lòng biết ơn, pha lẫn nỗi xót xa, đau đớn của tác giả từ miền Nam ra thăng lăng Bác.
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”.
Cuối cùng là sự tiếc nuối khi chia tay Bác để về miền Nam và ước nguyện của tác giả được ở mãi bên Bác đầy xúc động.
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”.
Câu 3: Kiểm tra về thơ qua việc phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong bài Con cò của Chế Lan Viên, mùa xuân trong bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải?
Gợi ý trả lời:
– Qua hình ảnh con cò trong tác phẩm cùng tên, chúng ta có thể thấy đó là biểu tượng về tình mẹ. Con cò dù rất gầy guộc, mỏng manh nhưng lại có sức mạnh bền bỉ, kiên cường. Con cò cũng như người mẹ cả cuộc đời hy sinh vì con, dìu dắt, nâng nỡ con từ lúc tấm bé cho đến khi trưởng thành. Con cò ấy chẳng quản nẳng mua, chẳn ngại lặn lội bờ sông để mang tới cho con giấc ngủ ngon, bữa ăn đầy đủ cùng ước nguyện về một tâm hồn trong sáng, tử tế ở con. Con cò ở đây cũng chính là biểu tượng trong lời ru của mẹ. Những lời ru giản dị, mộc mạc nhưng chan chứa bài học ý nghĩa sâu xa về tình cảm gia đình thiêng liêng, về tình yêu đất nước cao quý.
– Còn ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh mùa xuân trong bài Mùa xuân nho nhỏ là biểu tượng cho tuổi thanh xuân, cho sự cống hiến không ngừng nghỉ của mỗi người với đất nước, với cuộc đời của chính mình. Không chỉ vậy, mùa xuân trong Mùa xuân nho nhỏ còn mang biểu tượng cho những gì đẹp đẽ nhất, tinh túy nhất trong cuộc đời với mỗi con người.
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
Câu 4: Phân tích những từ ngữ, hình ảnh thể hiện sự cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về những biến chuyển của đất trời lúc giao mùa trong bài Sang thu?
Gợi ý trả lời:
Những hình ảnh, từ ngữ thể hiện sự cảm nhận tinh tế của tác Hữu Thỉnh về những biến chuyển tinh tế của thiên nhiên lúc Sang thu đầu tiên đó là “hương ơi”, “gió se”. Đây là những cảm nhận bằng khứu giác và xúc giác của mùa thu đang về, đang lan tỏa trong không gian, bấu víu vào vườn quê, khắp ngõ xóm. Hương ổi dù không thấy nhưng lại khiến độc giả hình dung và tưởng tượng rõ ràng thấy màu ổi chín, vàng ươm, thơm ngát, gợi nên sự chuyển động nhẹ nhàng, tinh tế. Tiếp đến, tác giả cảm nhận sự chuyển biến của đất trời qua thị giác: “Sương chùng chình qua ngõ”. Ở đây, tác giả đã dùng thành công từ láy “chùng chình” với biện pháp nghệ thuật nhân hóa, nhấn mạnh sự giăng mắc của sương thu đang bao phủ khắp đường làng, ngõ xóm. Không chỉ cảm nhận bước chuyển mình của sắc thu ở gần, mà tác giả lại còn hướng ánh mắt ra xa về phía dòng sông, lên bầu trời, qua những đám mây, cánh chim bay
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”.
Thật là một cảm nhận vô cùng độc đáo và mới mẻ qua hình ảnh đám mây mùa hạ đang “vắt” nửa mình sang mùa thu. Hình ảnh giúp độc giả thấy mường tượng ra cảnh một đám mây đang vắt vẻo vô cùng duyên dáng khi đang chuyển mình từ hạ sang thu. Phải quan sát rất kỹ, phải quan sát rất tinh tường, tác giả mới có thể miêu tả và dùng từ đắt và hiệu quả đến vậy. Những hình ảnh, từ ngữ ở bài thơ không chỉ khắc họa cảm nhận tinh tế của tác giả trước biến chuyển của mùa thu mà còn là xúc cảm bất ngờ, một chút mơ hồ, xao xuyến của nhà thơ trước thời khắc giao mùa của thiên nhiên tươi đẹp.
Câu 5: Những điều ước nguyện chân thành và tha thiết của nhà thơ Thanh Hải trong bài Mùa xuân nho nhỏ?
Gợi ý trả lời:
Những điều ước nguyện chân thành và tha thiết của nhà thơ Thanh Hải trong bài Mùa xuân nho nhỏ đó là tác giả mong muốn dâng hiến cuộc đời của mình cho cuộc đời của dân tộc, của đất nước. Điều đó, tác giả thể hiện qua những hình giản dị nhỏ bé nhưng đầy sức sống, tươi đẹp của thiên nhiên.
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến”.
Con chim, nhành hoa, tiếng nhạc là những phần không thể thiếu trong cuộc sống, trong cuộc đời mỗi người. Nó giúp cho cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn,đẹp đẽ hơn. Không chỉ muốn góp phần nhỏ bé của bản thân vào phần to lớn của đất trời mà nhà thơ còn có nguyện ước cháy bỏng, âm thầm dâng hiến lặng lẽ cho đời. Tác giả muốn làm những việc hữu ích một cách chân thành, khiếm tốn chứ không khoa trương, hoa mĩ. Đây quả thực đó là một cách sống vô cùng cao thượng, cao đẹp của tác giả. Qua đây, độc giả cũng muốn nhắn nhủ với mọi người hãy sống có ích, hãy trở thành một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân to lớn của quê hương, đất nước.
Câu 6: Những hình ảnh ẩn dụ (mặt trời, vầng trăng, tràng hoa) trong bài thơ Viếng lăng Bác đã có tác dụng như thế nào trong việc biểu hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ?
Gợi ý trả lời:
– Hình ảnh ẩn dụ “mặt trời” trong bài thơ Viếng lăng Bác chính là hình ảnh tác giả nói về Bác Hồ. Hình ảnh này có tác dụng biểu hiện tình cảm tôn kính, yêu thương và cảm xúc trân trọng, tôn thờ của tác giả cũng như mọi người đối với Bác. Có thể nói, với mọi người con đất Việt, Bác như ánh mặt trời, mang lại nguồn sáng tự do, hạnh phúc cho cả đất nước. Hình ảnh Bác, tư tưởng Cách mạng của Bác, phong cách sống của Bác, mãi như ánh mặt trời, sáng ngời và trường tồn mãi mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam.
– Hình ảnh ẩn dụ “vầng trăng” lại có tác dụng nhấn mạnh hơn về tình cảm yêu mến, gần gũi của mọi người với Bác. Bác không chỉ là mặt trời rực rỡ ấm áp, mà còn như vầng trăng dịu hiền, như người cha người mẹ yêu thương, ân cần với các con. Người không chỉ là vị lãnh tụ cao cả mà còn là người Cha già vĩ đại của dân tộc.
– Hình ảnh ẩn dụ “tràng hoa” trong bài thơ có tác dụng khắc họa sâu sắc hơn tấm lòng biết ơn, thành kính của tác giả cũng như người dân đối với bác. Hoa ở đây không chỉ là những vòng hoa, những bông hoa mà mọi người mang vào viếng Bác mà còn là những niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi người khi được vào lăng tham Bác.
Câu 7: Qua lời trò chuyện với con, người cha trong bài thơ Nói với con của Y Phương đã thể hiện những tình cảm và suy nghĩ gì về quê hương, dân tộc?
Gợi ý trả lời:
Qua lời nói chuyện với người con, người cha trong bài thơ Nói với con của Y Phương đã thể hiện tình cảm trân quý và những suy nghĩ đầy triết lý về quê hương dân tộc. Đó là người cha cảm nhận rõ được sự chăm chỉ, cần cù, khéo léo, yêu lao động của người “đồng mình”. Điều ấy được thể hiện qua những câu thơ như: “Đan lờ cài nan hoa/ Vách nhà ken câu hát”. Tác giả cũng chia sẻ với người con về vẻ đẹp thiên nhiên, về ân tình của quê hương: “Rừng cho hoa/ Con đường cho những tấm lòng”. Người cha muốn nhắc nhở cho người con về sự đùm bọc, che chở nuôi dưỡng của thiên nhiên, quê hương với con người từ lối sống lẫn cả tâm hồn. Không chỉ vậy, người cha còn muốn người cong hiểu về nghĩ tình, về văn hóa truyền thống tốt đẹp của quê hương, dân tộc mình “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương/ Còn quê hương thì làm phong tục”. Ngoài ra, người cha còn ca ngợi và khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người “đồng mình”. Đó là những con giản dị, mộc mạc nhưng lại rất kiên cường, tự lập, tự chủ, dù nhỏ bé thân thể nhưng lại có trái tim và tâm hồn ý chí quật cường, luôn vượt qua mọi khó khăn. Qua đó, người cha thể hiện và nhấn mạnh niềm tự hào và tình yêu nồng nàn của mình với quê hương, với người “đồng mình”. “Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con” ; “Không lo cực nhọc”. Qua đó, người cha cũng muốn người con hãy sống tự tin vào chính mình, sống tử tế, sống có ý chí và luôn tự hào về quê hương, đất nước: “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh/ Sống trong thung không chê thung nghèo đói/ Sống như sông như suối/ Lên thác xuống ghềnh”
Câu 8: Phân tích nét riêng trong cách biểu hiện cảm xúc và sáng tạo hình ảnh của các bài thơ: Con cò, Mùa xuân nho nhỏ, Nói với con?
Gợi ý trả lời:
– Bài thơ Con cò:
Nét riêng trong cách biểu hiện cảm xúc và sáng tạo hình ảnh của bài thơ được thể hiện qua hình thức của tác phẩm. Đó là bài thơ được viết dưới lời hát ru tâm tình của người mẹ dành cho cho con:
“Nhưng trong lời mẹ hát
Có cánh cò đang bay:
“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò Cổng Phủ
Con cò Đồng Đăng…”
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ
“Con cò ăn đêm
Con cò xa tổ
Cò gặp cành mềm
Cò sợ xáo măng…”
Ngủ yên, ngủ yên, cò ơi, chớ sợ”. Mạch cảm xúc được bộc lộ qua hình ảnh gần gũi, quen thuộc là con cò. Hình ảnh ấy được đi từ ca dao, lời ru trong tiềm thức của trẻ thơ đến những chiêm nghiệm về cuộc đời và ý nghĩa lời ru trong cuộc đời mỗi người. Từ đó, tác giả đã nâng hình ảnh con còn lên thành hình ảnh mang tính biểu tượng, biểu tượng về tình mẫu tử, tình mẹ, biểu tượng cho sức sống bền bỉ, nghĩa tình của con người.
– Bài thơ: Nói với con
Nét riêng trong cách biểu hiện cảm xúc và sáng tạo hình ảnh của bài thơ Nói với con: Về hình thức, tác phẩm được viết dưới dạng lời chia sẻ, tâm sự nhắn nhủ dặn dò con. Với giọng điệu vô cùng trìu mến, tin tưởng và tha thiết. Về mặt cảm xúc, bài thơ thể hiện một cách mộc mạc, chân thành, mang đậm nét đặc trưng lối tư duy suy nghĩ của người dân tộc miền núi. Cách độc đáo trong việc sáng tạo hình ảnh trong bài thơ đó là rất gần gũi, cụ thể nhưng lại gợi tả và gợi cảm, mang tính khái quát cao. Qua đó tác giả nhằm nhấn mạnh và ca ngợi sức sống kiên cường, khỏe khoắn của người dân tôc Tày.
– Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ:
Nét riêng trong bài thơ đó là tác phẩm được thể hiện với thể thơ tự do 5 chữ. Với mạch cảm xúc từ sự tươi vui phấn khởi về mùa xuân đầu tiên của đất nước đến ước nguyện dân hiến cuộc đời, mùa xuân nhỏ của mình hòa với mùa xuân, cuộc đời của đất nước. Những hình ảnh trong tác phẩm cũng được sáng tạo một cách độc đáo, mang tính biểu tượng. Mùa xuân nhỏ nhỏ chính là những gì đẹp đẽ, tinh túy của sự sống của cuộc đời mỗi con người.
Câu 9: Cảm nghĩ của em về tình yêu thương, sự che chở của lòng mẹ trong bài Con cò (Chế Lan Viên)?
Gợi ý trả lời:
Qua bài thơ Con cò của tác giả Chế Lan Viên, em cảm thấy tình yêu thương, sự che chở của lòng mẹ vô cùng bao la, rộng lớn và sâu sắc. Hình ảnh người mẹ được ví như là thân cò. Mặc dù thân cò, thân mẹ vừa gầy guộc, xanh xao nhưng một đời luôn tảo tần, nhọc nhằn, lặn lội, chăm chỉ kiếm sống nuôi con nuôi chồng. Người mẹ ấy luôn chở che cho con từ lúc sinh ra cho đến khi con trưởng thành. Người mẹ chăm chút cho con từ bữa ăn cho tới giấc ngủ. Người mẹ dìu dắt, giúp người con vun đắp tâm hồn đẹp đẽ, tử tế. Đặc biệt, dù con đã lớn, nhưng với người mẹ con mãi như một đứa trẻ vẫn luôn dõi theo con: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”.