Bài mẫu phân tích
Hồ Chí Minh là nhà thơ, nhà cách mạng, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Trên con đường giải phóng đất nước, ông cũng trở thành thi sĩ với rất nhiều bài thơ hay ý nghĩa, để đời. Đặc biệt tập thơ “Nhật Ký Trong Tù” được sáng tác khi Bác bị giam giữ ở nhà tù Tưởng Giới Thạch. Một trong những tác phẩm ngắn nhưng hay, mang ý nghĩa sâu sắc về tinh thần người cách mạng chính là bài thơ : Ngắm Trăng. Phân tích bài ngắm trăng,Tác phẩm chỉ có bốn câu thơ những đã vẽ lên một bức họa thiên nhiên tươi đẹp, một tâm hồn nghệ sĩ bay bồng và một ý chí sắt son người cách mạng.
Bài thơ Ngắm Trăng được ra đời trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt: chốn lao tù của chế độ Tưởng Giới Thạch. Một hoàn cảnh éo le, tréo ngang, trong hoàn cảnh này con người thường nghĩ đến cái chết, sự bế tắc và phó mặc cuộc đời. Nơi nhà giam tăm tối, chúng ta có thể tưởng tượng ra hình ảnh người tù đày gầy guộc, ánh mắt vô thần, vô định vào tương lai, dù qua song sắt có chút ánh sáng lé loi nhưng họ vẫn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, chán nản, ngày qua ngày không biết bao giờ kết thúc. Có lẽ trong hoàn cảnh này mấy ai có thể bình tâm mà bình thơ, ngắm trăng. Mấy ai có thể vẫn giữ được tinh thần cách mạng cao cả như Hồ Chí Minh!?
Vậy mà, Bác lại có thể làm được những điều phi thường mà không phải người thường nào cũng làm được. Đặc biệt trong hoàn cảnh chiến tranh, ngục tù không có ngày mai. Bài Thơ Ngắm Trăng đã ra đời trong hoàn cảnh ấy, khi Bác bị xiềng xích, chân cùm, thân thể đọa đày nay ngục lạnh nhưng lòng vẫn thanh thản, thưởng thức vẻ đẹp của đêm trăng.
Trong tù không rượu cũng không hoa)
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Phân tích bài ngắm trăng – Mở đầu câu thơ là một thực tại trần trụi đó là trong tù không rượu cũng không hoa. Đúng vậy, ở trong tù thì lấy đâu ra hoa và rượu để mà bình thơ ngắm trăng. Trong tù chỉ có bóng tối, mùi hôi, cơm thiu cơm mốc, bữa no bữa đói và những lời quát chửi của cai ngục. Đã nói đến tù ngục là nói đến chốn địa ngục nơi trần gian, nhất là trong hoàn cảnh đất nước đang bị kẻ thù xâm chiếm. Câu thơ tả thực nghe xót xa làm sao!
Nói đến ngắm trăng, người ta nghĩ ngay đến hình ảnh thi sĩ với khuôn mặt thanh thản, nhẹ nhàng, dưới hiên nhà có rượu và hoa, bạn hiền cùng ngồi ngắm trăng và bình thơ, cuộc sống mới mộng mơ, thoải mái làm sao, như chống tiên cảnh nơi trần gian. Vậy mà nơi ngục tù này, Bác lại có thể bỏ qua mọi sự đau khổ về thể xác, sự tra tấn về thể xác, tinh thần vẫn vô cùng tươi mới, thanh thản, ngắm trăng bình thơ với mình, bởi vì “cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”. Thế mới lạ, người đọc lạ vô cùng vì ở nơi tối tăm này tâm hồn Bác vẫn không bị xao động, vẫn rất lãng mạn, vẫn rất yêu đời, vẫn không thể hờ hững với cảnh đẹp trong đêm nay. Có thể nói, trong trái tim bao la của Người vẫn cảm hứng dạt dào, nồng đượm và khiến người phải thốt lên: “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”.
Chính tâm trạng này đã giúp bác thoát khỏi tình trạng u ám nơi tù ngục. Đã giúp bác có thể thư thái, thoải mái ngắm trăng, quên đi hiện thực và khát khao về một cuộc sống tự do. Ánh trăng chính là biểu tượng của hòa bình, của tự do. Có lẽ đêm nay ánh trăng ghé lại nơi phòng giam giống như một người bạn cũ, một người bạn tri kỉ khiến Bác vô cùng bối rối vì không có rượu, không có hoa để mời bạn hiền.
Chính vì tâm trạng này nhà thơ chỉ lặng lẽ:
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Đây là hai câu thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc của Bác. Qua sóng sắt nhà tù, Bác vẫn cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên, của ánh trăng. Nhà tù chỉ xiềng xích được thân thể Bác nhưng làm sao có thể ngăn được tâm hồn Bác đến với thiên nhiên rộng lớn. Ánh trăng ngoài cửa sổ soi vào trong phòng giam như một người bạn lâu ngày không gặp, Bác lặng lẽ ngắm trăng, lặng lẽ thưởng cho mình những giây phút thư thái trong khoảng thời gian tăm tối này. Bác vẫn có niềm tin vào cách mạng, niềm tin vào tự do. Ánh Trăng như nói hộ lòng Bác đêm nay, dù cho thân thể này có bị đọa đày thế nào đi nữa, nhưng tinh thần cách mạng, ý chí đấu tranh, giải phóng dân tộc không bao giờ ngừng chảy trong huyết máu. Tinh thần bác vẫn vô cùng vững như thép, vẫn “Ngắm trăng soi ngoài cửa sổ”, không có gì lo sợ, sỡ hãi.
Đặc biệt, hai câu thơ được chia làm 3. Một bên là thi nhân, một bên là trăng và một bên là song sắt. Trong tập thơ Nhật Ký trong tù bác từng viết:
Anh đứng trong cửa sắt
Em đứng ngoài cửa sắt
Gần nhau trong gang tấc
Mà biển trời cách mặt
Hoàn cảnh có vẻ rất giống với Bác và ánh trăng bây giờ. Trăng ngoài kia tròn đẹp quá, Bác thì ở trong song sắt chỉ có thể ngắm trăng. Đây là cấu trúc thơ vẽ ra một thực tại chúng ta phải chấp nhạn đó là nơi ngục tù đã ngăn cản Bác chạm vào trăng nhưng lại không thể ngăn cản tâm hồn giao thoa với ánh trăng, với thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh. Đặc biệt Bác sử dụng biện pháp nhân hóa cho trăng: “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.” Vầng trăng cũng như cảm nhận được tấm lòng của nhà thơ, cũng ghé vào thăm. Động từ “nhòm” nghe có vẻ như thỏn thẻn, dịu dàng, nhìn trộm cũng khá phù hợp với hoàn cảnh, hoàn cảnh lúc này là lặng lẽ ngắm nhau, lặng lẽ cảm nhận chứ không thể “bung lụa” như khi ta tự do được.
Phân tích bài ngắm trăng – Tuy nhiên, hai câu thơ cuối cũng đã thể hiện phần nào được sự ung dung tự tại của nhà thơ, của người chiến sx cách mạng. Trong ngục tù tối tăm vẫn thể hiện được ý chí phi thường, phong thái ung dung không vương bận. Qua hình ảnh ánh trăng, nhà tù, Bác đã cho chung ta thấy dù trong hoàn cảnh nào Bác vẫn luôn hướng về bầu trời tự do, về tương lai tươi sáng của đất nước. Tấm lòng của Bác cũng như ánh trăng kia, luôn sáng vằng vặc giữa đời, một lòng một dạ muốn giải phóng dân tộc.
Với nghệ thuật thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị mà ngắn gọn xúc tích, nghệ thuật nhân hóa, đối thơ đã mang đến cho tác phẩm một bức tranh thiên nhiên đêm trăng trữ tình lãng mạn và sự giao thoa về tâm hồn của nhà thơ và người bạn tri kỉ. Trong đêm trăng ấy dù không rượu cũng không hoa nhưng vẫn lặng lẽ bên nhau, giao thoa tâm hồn và hiểu nhau.
Bài thơ Ngắm Trăng là sự thành công cả về nội dung và nghệ thuật. Chỉ bốn câu thơ ngắn nhưng đã thể hiện phẩm chất cao quý của Bác, tinh thần cách mạng thép và một thi nhân vô cùng lãng mạn, yêu đời. Qua bài thơ, chúng ta có thể thấy rằng, trong hoàn cảnh nào Bác cũng nhìn cuộc đời bằng con mắt vô cùng bao dung, yêu đời, tự do phong khoáng, dù trong nghịch cảnh vẫn không run sợ và vượt qua nghịch cảnh, sáng ngời.
>> Xem thêm: Phân tích bài thơ Ngắm trăng của lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh