>> Xem thêm: Soạn Nói và nghe (trang 60) – Ngữ văn 6 tập 1 – Kết nối tri thức
Thực hành đọc bài thơ: Những cánh buồm
Nội dung chính: Nội dung chính của bài thơ xoay quanh ước mơ của hai cha con. Người con ước mơ ba mượn cho một cánh buồm trắng và sẽ đi thật xa, khám phá nhiều nơi. Đây cũng chính là ước mơ của người cha khi còn nhỏ.
1. Khi đọc văn bản, em cần chú ý những vấn đề sau:
Hình ảnh hai cha con và cuộc trò chuyện của họ
Trả lời:
a. Hình ảnh của hai cha con
Hình ảnh hai cha con hiện lên trong các câu thơ:
“Hai cha con bước đi trên cát
Bóng cha dài lênh khênh
Bóng con tròn chắc nịch”
và
“Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng
Nghe con bước lòng vui phơi phới”
>>> Hình ảnh hai cha con đối lập nhau hoàn toàn. Chúng ta có thể nhận thấy sự đối lập đó qua các từ như “lênh khênh”, “tròn chắc nịch”. Qua đây miêu tả rõ bóng da người cha và con. Nếu cha là bóng dáng của sự từng trải, thì người con lại là bóng dáng của sự thơ ngây, đáng yêu, tròn trĩnh.
>> Hình ảnh 2 câu thơ dưới cho thấy được tình yêu thiêng liêng của cha dành cho con. Tình yêu đó đẹp và tỏa sáng, dịu dàng như ánh mai hồng buổi sớm. Khi nghe tiếng bước chân của con mà lòng cha cũng cảm thấy vui vô cùng cho thấy người cha luôn dành mọi điều tốt đẹp cho con.
b. Hình ảnh cuộc trò chuyện
– Cuộc trò chuyện thức nhất thể hiện trong đoạn thơ:
Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:
Cha ơi!
Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?
Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:
Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa
Sẽ có cây có cửa có nhà,
Vẫn là đất nước của ta,
Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến”
>>> Qua đoạn thơ ta thấy cuộc trò chuyện của hai cha con thể hiện: Người con gọi cha đầy trìu mến và các câu hỏi thể hiện sự tò mờ của con về cuộc sống. Nó rất đúng với tính cách của trẻ nhỏ. Riêng người cha trả lời rất điềm đạm, chi tiết từng điều một. Trong từng câu trả lời thể hiện niềm vui khi cùng con đi dạo và cũng ám chỉ bản thân cũng muốn khám phá những nơi mà chưa từng đến.
– Cuộc trò chuyện thứ hai thể hiện qua đoạn thơ:
Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ:
Cha mượn cho con buồm trắng nhé,
Để con đi…
Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng lòng của cha từ một thời xa thẳm
Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”
>> Cuộc trò chuyện thứ hai thể hiện khát vọng của con muốn được đi xa và khám phá nhiều hơn nữa. Trong lời thơ, không có lời trả lời trực tiếp từ cha nhưng thể hiện cảm nhận của cha. Đó là sự rung động, xúc động khi con nói về ước mơ của con. Hay đó cũng chính là ước mơ tuổi trẻ của cha. Chúng ta cảm nhận thấy sự đồng cảm về tâm hồn của hai cha con.
2. Ý nghĩa của hình ảnh những cánh buồm trên biển buổi sớm mai sau trận mưa đêm
Trả lời:
Hình ảnh cánh buồm chứa rất nhiều ý nghĩa:
– Thứ nhất: Cánh buồm tượng trưng cho ước mơ khát vọng, hoài bão… của rất nhiều thế hệ. Nó không phải là cánh buồm trong nghĩa thực mà là cánh buồm mơ ước của tuổi trẻ, tò mò, muốn khám phá nhiều điều tuyệt vời trong cuộc sống. Nó cũng thể hiện khát vọng sống và chinh phục của con người.
– Thứ hai: Cánh buồm cũng mang ý nghĩa tượng trưng cho tinh thần, ý chí sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách.
>> Như vậy, trong hình ảnh, cánh buồm sau trận mưa đêm cho thấy đây là một hình ảnh đẹp của buổi sớm mai nếu nó đơn giản là cánh buồm theo nghĩa thực. Nhưng theo nghĩa bóng, cánh buồm chính là ý chí mạnh mẽ của con người sau những sóng gió, hay nói đúng hơn “sau cơn mưa trời lại sáng”. Trận mưa chính là những âm u, ảm đạm, rào cản, khó khăn nhưng rồi nó cũng sẽ nhường chỗ cho ước mơ, khát vọng về một tương lai rực rỡ.
3. Những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ, cách dùng từ ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc…
Trả lời:
Trong bài thơ, tác giả sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật, theo đó, mỗi biện pháp đều mang lại những ý nghĩa nhất định cho bài thơ.
Cụ thể:
– Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “ánh nắng chảy đầy vai” >> Một hình ảnh rất đẹp khi mặt trời chiếu sáng và ánh nắng “chảy” trên vai hai cha con. Hay đúng hơn là niềm vui, hạnh phúc, khát vọng đang tỏa ra từ chính hai cha con, nó rực rỡ và mạnh mẽ như ánh mặt trời vậy.
– Điệp khúc: “Cát càng mịn, biển càng trong” >> Nó nhận mạnh vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên đất trời. Nó làm tăng thêm vẻ đẹp ấy với điệp khúc “càng… càng”.
– Điệp khúc đối, láy: “Bóng cha dài lênh khênh/ Bóng con tròn chắc nịch” >> Với biện pháp này nó thể hiện rõ sự đối lập của hai cha con. Tác giả dựa vào hình ảnh của cái bóng trên cát thông qua ánh nắng mặt trời để tô vẽ lên hình dáng hai cha con rất chân thật, đặc sắc và mang nhiều ý nghĩa.
– Điệp ngữ tăng tiến: “Cha dắt con đi – Cha lại dắt con đi” >> Biện pháp này thể hiện sự dìu dắt tận tâm, yêu thương vô bờ bến của cha.