Trong kho tàng văn học Việt Nam, có rất nhiều áng văn chương chính luận bất hủ, có giá trị lịch sử và nghệ thuật to lớn. Phân tích Hịch tướng sĩ của tác giả Trần Quốc Tuấn các bạn sẽ hiểu hơn về những tác phẩm ấn tượng và lay động lòng người này!
Mở bài
Trước khi đi vào phân tích Hịch tướng sĩ, chúng ta cần tìm hiểu khái quát về tác giả Trần Quốc Tuấn. Ông có tước hiệu là Hưng Đạo đại vương. Sử sách ghi lại, ông là một nhà quân sự, chính trị tài ba trong hoàng thất Đại Việt thời nhà Trần. Tên tuổi của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn gắn liền với hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông năm 1285 và năm 1288. Sau khi đất nước thái bình, ông trở về quê nhà Vạn Kiếp ở hưởng cuộc sống tuổi già ở đó cho đến khi mất vào năm 1300. Trước lúc ra đi, ông vẫn còn dành nhiều lời khuyên răn cho vua tôi nhà Trần đó là “Phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc”. Đặc biệt, ông còn để lại cho đời những tác phẩm chính luận kinh điển như Binh thư yếu lược, Hịch tướng sĩ…
Trong đó, Hịch tướng sĩ đã được Bộ giáo dục lựa chọn đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn 8. Đây là tác phẩm chính luận tiêu biểu thể hiện sự chân thành và sâu sắc của Hưng Đạo Vương trước nỗi lo vận mệnh giang sơn và tình yêu Tổ quốc sâu đậm. Cùng phân tích tác phẩm Hịch tướng sĩ, các bạn sẽ cảm nhận sâu sắc hơn những giá trị độc đáo mà nó mang lại cho nền văn học và lịch sử Việt Nam.
Phân thân bài chi tiết
Luận điểm 1: hoàn cảnh sáng tác
Theo sử sách ghi lại, vào tháng Chạp năm Giáp Thân 1284. Khi vua tôi nhà Trần chiến đấu với đại binh Thoát Hoan tại ải Chi Lăng, quân của Hưng Đạo Vương thất thế phải đưa quân chạy về Vạn Kiếp. Vua Trần Nhân Tông thấy vậy liền cho mời Trần Quốc Tuấn về Hải Dương và hỏi: “Thế giặc to như vậy, mà chống với chúng thì dân chúng bị tàn sát, nhà cửa bị phá hại, hay là trẫm sẽ chịu hàng để cứu muôn dân?”. Lúc đó, Hưng Đạo Vương đã khảng khái tâu: “Bệ hạ nói câu ấy là lời nhân đức, nhưng Tôn miếu Xã tắc thì sao? Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin trước hết hãy chém đầu thần đi đã, rồi sau hãy hàng!”. Đức vua nghe vậy liền cảm thấy an lòng. Sau đó, Trần Quốc Tuấn trở về Vạn Kiếp để hiệu triệu 20 vạn quân và cũng vào lúc này ông cũng thảo bài Hịch tướng sĩ, để khuyên răn quân sĩ học tập và rèn luyện võ nghệ, khuyên các tướng học thêm trận pháp theo Binh thư yếu lược, để chuẩn bị kỹ càng cận thận cho cuộc chiến tranh chống quân Mông Nguyên lần thứ 2.
Luận điểm 2: nêu gương sáng của trung thần nghĩa sĩ trong sử sách
“Ta thường nghe Kỷ Tín đem mình chết thay cứu thoát cho Cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay cứu nạn cho nước; Kính Đức một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thế Sung; Cảo Khanh, một bề tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa, các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào không có? Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh cùng sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được!”.
“Vương Công Kiên là người thế nào? tì tướng của ông là Nguyễn Văn Lập lại là người thế nào? Mà giữ thành Điếu Ngư nhỏ như cái đấu, đường đường chống với quân Mông Kha đông đến hàng trăm vạn, khiến cho nhân dân đời Tống đến nay còn đội ơn sâu? Cốt Đãi Ngột Lang là người thế nào? Tì tướng của ông là Xích Tu Tư lại là người thế nào? mà xông vào chỗ lam chướng xa xôi nghìn trùng, đánh bại được quân Nam Chiếu trong vài tuần, khiến cho quân tướng đời Nguyên đến nay còn lưu tiếng tốt”.
Mở đầu bài Hịch không phải là những lời thuyết giáo của mình mà tác giả Trần Quốc Tuấn lấy từ những tấm gương trung thần nghĩa sĩ xưa kia nổi tiếng trong sử sách đã hi sinh vì chủ. Đó là những người đã được lưu danh trong sử sách Trung Hoa như Kỉ Tín, Do Vũ, Dự Nhượng, Kính Đức. Hay chính trong lịch sử của quân Nguyên Mông như Mông Kha, Cốt Đãi Ngột Lang… Qua đó, tác giả muốn làm làm nổi bận lên tinh thần quên mình vì chủ tướng, vì Vua, vì đất nước của những bậc anh hùng hào kiệt trong nhân gian. Qua đây chúng ta cũng nhận thấy, Hưng Đạo Vương là một người đọc nhiều, hiểu rộng. Ông không chỉ nắm vững lịch sử nước nhà mà con nghiên cứu cả lịch sử các quốc gia và thậm chí là cả quân thù. Quả thực là một cách khuyên răn hết sức thuyết phục, không quá đao to búa lớn nhưng cũng đủ để người nghe phải ngẫm về mình.
Luận điểm 3: Tình hình đất nước hiện tại
Càng phân tích Hịch tướng sĩ, các bạn sẽ càng thấy được tài năng trong hành văn chính luận của tác giả. Sau khi nhắc lại những tấm gương hy sinh vì nước vì dân trong lịch sử, Hưng Đạo Vương đã mô tả hiện thực bức tranh xã hội hiện tại của Đại Việt. Đó là giặc đi lại nghênh ngang, chúng ngang nhiên sỉ vả triều đình. Chúng ức hiếp tể phụ, ra sức bóc lộc đòi ngọc lụa, thu vàng bạc. Chúng tham lam vô đạo, bạo ngược hung tàn. Dù cho Đại Việt đã cống nạp đủ đầy, đã nhún nhường phục vụ chúng nhưng lòng tham chúng không đáy. Và tướng quân đã khẳng định “Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi tai vạ về sau?”. Dù không sống vào thời đó nhưng chỉ cần nghe những lời kể liên hoàn của tác giả, cũng khiến người đọc cảm thấy ức chế, cũng cảm thấy căm tức và muốn vùng lên để bẻ gọng kìm của quân thù.
Điều thú vị trong đoạn văn còn được thể hiện qua những ngôn từ gợi cảm, gợi hình như uốn lưỡi, nghênh ngang. Rồi cả những hình ảnh ẩn dụ đầy ấn tượng như thân dê chó, như lưỡi cú diều… Đặc biệt, tác giả đã sử dụng câu văn với giọng điệu châm biếm, mỉa mai. Nhờ đó mà hình ảnh của kẻ thù càng trở nên sinh động, càng trở nên xấu xa và đáng ghê tởm. Nhờ thế càng khiến người nghe, người đọc cảm thấy sự khinh bỉ, căm thù quân giặc.
Luận điểm 4: nỗi lòng của chủ tướng
Sau bức tranh hiện thực của xã hội nước Đại Việt là nỗi lòng của chủ tướng. Từ đoạn “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù….
Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng bị mất; chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục, rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng là tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?”.
Không ngần ngại bày tỏ lòng mình trước quân sĩ, tướng quân đã sử dụng câu văn biền ngẫu để diễn tả một loạt những xúc cảm của bản thân trước tình hình đất nước. Ông đã nghĩ về vận mệnh đất nước đến nỗi quên ăn, mất ngủ. Ông căm tức đến nỗi phải bật khóc, chỉ muốn làm những hành động ghê sợ với lũ giặc ác ôn.
Đoạn văn thành công hơn với nghệ thuật sử dụng nhiều động từ chỉ hành động mãnh liệt như vỗ gối, quên ăn , xẻ thịt, lột da, uống máu… Kết hợp với giọng văn tình cảm thống thiết đã khiến cho niềm uất hiện được nên lên cực điểm. Qua đó cũng khơi gợi sự thấu hiểu và đồng cảm ở người nghe và người đọc.
Luận điểm 5: Chủ tướng phê phán khuyên răn và kêu gọi quân sĩ
Phân tích Hịch tướng sĩ ở đoạn tiếp theo, độc giả nhận ra sự khéo léo trong cách dùng nghệ thuật để chinh phục lòng người của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Thay vì phê phán ngay từ đầu thì giờ đến phút cuối, sau khi giải bày tâm tình của bản thân tác giả mới nhắc đến những nhược điểm của quân sĩ. Ông phê phán những thái độ bàng quan trước vận mệnh đất nước của quân sĩ. Ông chê bai những thói hưởng lạc thú vui tầm thường như cờ bạc săn bán, rượu ngon, chọi gà. Và rồi sau đó ông nhẹ nhàng đưa ra những lời khuyên răn vô cùng ngắn gọn nhưng vô cùng thâm thúy “Nay ta bảo thật các ngươi: Nên nhớ câu “đặt mồi vào dưới đống củi” là nguy cơ, nên lấy điều “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội” làm răn sợ. Huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên; … Nay ta chọn binh pháp các nhà làm một quyển gọi là “Binh thư yếu lược”. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù”.
Không phải là những câu quát tháo ra lệnh của một chủ tướng với quân sĩ mà lại là những lời tâm sự khuyên răn như anh em một nhà. Điều này không chỉ khích lệ tinh thần trung quân ái quốc của tướng sĩ mà còn khích lệ lòng ơn nghĩa thủy chung của người cùng cảnh ngộ. Thật là một bậc minh quân vừa tài năng vừa đức độ. Đặc biệt kết thúc tác phẩm Hưng Đạo Vương còn khẳng định một câu: “Ta viết bài hịch này để các ngươi biết bụng ta”. Câu kết không phải là một sắc lệnh mà chỉ là một lời tâm tình để mọi người biết bụng tướng quân. Thật là một đấng anh hùng hào kiệt có trái tim yêu thương và trí tuệ phi thường.
Kết bài chi tiết
Phân tích Hịch tướng sĩ, độc giả có thể thấy được những giá trị to lớn về lịch sử và nghệ thuật của áng văn chính luận kinh điển này. Đây không chỉ là văn bản thể hiện tấm lòng yêu nước sâu sắc của một vị chủ tướng đã trọn đời vì sự nghiệp bảo vệ đất nước. Mà còn khơi gợi ý thức trách nhiệm và lòng tự hào tự tôn yêu nước trong mỗi con người.