Hình tượng dòng sông từ lâu đã trở thành một trong những đề tài khơi gợi nhiều cảm hứng sáng tác của nhiều nhà văn và nhà thơ. Nếu nhà thơ Tế Hanh gắn với con sống Quê hương, sông Hương gắn liền với tên tuổi của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, còn Nguyễn Tuân thì được đến biến với dòng sông Đà huyền thoại. Cùng phân tích bài văn truyện Người lái đò sông Đà.
Mở bài
Nhà văn Nguyễn Tuân được độc giả biết đến là một trong những nhà văn có phong cách nghệ thuật vô cùng độc đáo. Trước Cách mạng tháng 8, những sáng tác của ông được gói gọn trong chữ “ngông” với các chủ đề như “xê dịch”, “vang bóng một thời” và “đời sống trụy lạc”. Nhưng sau Cách mạng tháng 8, nhà văn Nguyễn Tuân đã có nhiều thay đổi trong chủ đề sáng tác. Nhiều tác phẩm của ông mang màu sắc tươi mới, với những câu chuyện xoay quanh đời sống của người dân lao động và tinh thần yêu nước, quê hương. Nhà văn Nguyễn Tuân thực sự ấn tượng với phong cách nghệ thuật cái tôi đầy cá tính. Ông không chỉ là một nhà văn hoa uyên bác, tài hoa mà còn vô cùng yêu cái đẹp và luôn muốn khám phá thế giới dưới con mắt văn hóa và thẩm mĩ.
Một trong những tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Tuân trong giai đoạn đất nước xây dựng xã hội miền Bắc. Tác phẩm có nội dung ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc và con người, cụ thể là dòng sông Đà và người lái đò sông Đà. Phân tích bài văn Người lái đò sông Đà sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về tác phẩm độc đáo này.
Chi tiết phần thân bài
Luận điểm 1: Lời đề từ
Mở đầu tác phẩm, nhà văn Nguyễn Tuân đã đưa ra hai câu đề từ rất ấn tượng. “Đẹp vậy thay, tiếng hát trên dòng sông”. Đây là lời nói thể hiện cảm xúc mãnh liệt, ngỡ ngàng của nhà văn trước vẻ đẹp của con người gắn bó với dòng sông và dòng sông. Bên cạnh đó, lời đề từ tiếp theo đã thể hiện cá tính và nét riêng độc đáo của dòng sông Đà “Chúng thuỷ giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu”.
Luận điểm 2: Hình tượng dòng sông Đà hùng vĩ
Phân tích bài văn Người lái đò sông Đà, trước hết các bạn cần phân tích hình tượng dòng sông với vẻ hùng vĩ, hung bạo và dữ tợn. Theo miêu tả của nhà văn, dòng sông có lòng sông hẹp, với “Cảnh đá bờ sông dựng vách thành”, chỉ vào “đúng ngọ mới có mặt trời” và khi đi qua thì cảm giác ớn lạnh vì quá thâm u. Không những thế có chỗ vách đá còn dựng đứng như một cái yết hầu. “Hùng vĩ của Sông Đà không phải chcó thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”.
Sự hùng vĩ của dòng sông Đà còn thể hiện ở mặt ghềnh Hát Loóng. Nơi đó “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió” một cách ngang ngược, hỗn độn. Và lúc nào dòng sông cũng như muốn “đòi nợ xuýt” những người lái đò. Còn ở khu vực Tà Mường Vát thì được tác giả đặc tả vô cùng sống động với “những cái hút nước giống như cái giếng bê tông”. Và chúng “thở và kêu như cửa cống cái bị sặc nước”… Thật là một cách đặc tả hết sức độc đáo. Nhà văn đã sử dụng ngôn ngữ chuyên ngành của xây dựng để vẽ một dòng sông với tính cánh dữ tợn và hung bạo.
Tiếp đến, nhà văn còn dành thời gian miêu tả một cách ấn tượng trận địa thác đá được miêu tả từ xa đến gần. Lúc ở xa, nhà văn Nguyễn Tuân miêu tả dòng sông Đà hiện ra qua âm thanh thác nước với nhiều trạng thái như “oán trách”, “van xin”, “khiêu khích”, “chế nhạo”; “rống lên như một ngàn con trâu … cháy bùng bùng”. Còn khi đến gần, dòng sông Đà hiện lên với dáng vẻ của một “con người” đầy mưu mẹo: “nhăn nhúm”, “hất hàm”, “oai phong”. Dòng sông tinh qoái với những hành động như “mai phục”, “chặn ngang”, “tiêu diệt”. Cùng với đó các lớp sóng “đánh khuýp quật vu hồi”, “đánh giáp lá cà”, “đòn tỉa”… Độc giả ngắm nghía dòng sông vừa thích thú vừa thấy li kỳ hấp dẫn như đang xem một bộ phim kinh dị. Cùng với đó là sự biến hóa linh hoạt của 3 trùng vi thạch trận.
Qua đây, độc giả có thể thấy dòng sông Đà hiện lên với diện mạo và tâm địa của một con thủy quái hung dữ. Đó đích thực là “dòng thác hùm beo” là kẻ thù số một của con người.
Luận điểm 3: hình tượng dòng sông Đà “trữ tình”
Phân tích bài văn Người lái đò sông Đà, độc giả không chỉ tìm hiểu về hình tượng dòng sông Đà hùng vĩ, mang tâm địa của thủy qoái mà còn hình tượng là dòng sông trữ tình. Theo miêu tả của nhà văn Nguyễn Tuân, nhìn từ trên cao nhìn xuống như “dây thừng ngoằn ngoèo”, “áng tóc trữ tình”. Màu sắc của dòng sông cũng rất độc đáo khi mùa xuân thì nó có màu xanh ngọc bích, còn mùa thu thì lại lừ lừ chín đỏ. “Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai va cuồn cuộn mù khói Mèo đốt nương xuân”; “Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về”.
Nếu bên trên nhà văn Nguyễn Tuân vẽ dòng sông Đà như một kẻ thù truyền kiếp của những người lái đò thì đến đây độc giả bắt gặp một dòng sông đậm chất trữ tình, mang trong mình những chứng tích lịch sử oai hùng. Với nhiều người đi rừng, nếu đi lâu ngày và gặp lại con sông thì cảm thấy như là gặp lại “cố nhân”, như một người bạn già lâu ngày không gặp. Không những thế, vẻ đẹp của dòng sồng còn thể hiện qua thứ ánh sáng “loang loáng như trẻ con chiếu gương vào mắt”, và còn ngọt ngào như “nắng tháng ba Đường thi”, …
Còn nếu có thời gian đi thả thuyền trên sông thì lại cảm nhận “bờ sông như một bờ tiền sử”, “hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”. Với cảnh sắc thiên nhiên mơn mởn, cùng với lá ngô non và “con hươu thơ ngộ”, … “Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tinh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”.
Luận điểm 4: Hình tượng người lái đò sông Đà
Khi phân tích bài văn Người lái đò sông Đà, độc giả không thể không phân tích hình tượng người lái đò xuất hiện trên dòng sông. Tác giả không nói cụ thể về lai lịch xuất thân của người lái đò, chỉ tập trung miêu tả ngoại hình và công việc của người lái đò. Đó là người lái đò “tay lêu nghêu … chất mun”. Đặc biệt là hình ảnh người lái đò dũng cảm, kiên nhẫn và mạnh mẽ trên sông Đà khi hàng ngày đối diện, chiến đấu với con thủy qoái hung dữ . Người lái đò hiện ra là một người từng trải, vô cùng hiểu biết về sông nước cũng như thành thạo trong nghề lái đò “trên sông Đà ông xuôi ngược hơn một trăm lần”, “nhớ tỉ mỉ … những luồng nước”, …
Không chỉ thế, người lái đò sông Đà còn là một người rất dũng cảm, mưu trí., bản lĩnh và tài hoa. Đứng trước sự hung bạo của dòng sông nhưng nó người lái đò vẫn ung dung đối đầu với thác dữ. Ông “nén đau giữ mái chèo, tỉnh táo chỉ huy bạn chèo …”, “nắm chắc binh pháp của thần sông thần núi”. Mỗi động tác của ông đều vô cùng điêu luyện “cưỡi đúng ngay trên bờm sóng, phóng thẳng thuyền vào giữa thác …”
Nhà văn Nguyễn Tuân còn miêu tả người lái đò như một người nghệ sĩ tài hoa. Bởi dòng sông càng nhiều thách ghềnh, nhiều thử thách thì người lái đò càng hứng thú. Người lái đò không thích đi trên những dòng sông bằng phẳng, yên bình. Mà người lái đò coi việc đánh thắng “con thủy quái” ấy là một chuyện hết sức bình thường “Cuộc sống của họ là ngày nào cũng chiến đấu với Sông Đà dữ dội, ngày nào cũng giành lấy cái sống từ tay những cái thác, nên nó cũng không có gì là hồi hộp đáng nhớ… Họ nghĩ thế, lúc ngừng chèo”.
Phần chi tiết kết bài
Quả thực, sau khi đọc tác phẩm và phân tích bài văn Người lái đò sông Đà, độc giả dường như muốn đến ngay sông Đà để ngắm nhìn nó, để được tận mắt chứng kiến trận thủy qoái cũng như chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ và trữ tình của dòng sông. Qua tác phẩm, nhà văn Nguyễn Tuân không chỉ ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc qua hình tượng dòng sông Đà mà còn là vẻ đẹp của người lao động trên dòng sông. Bằng ngôn ngữ hết sức điêu luyện, cùng trí tưởng tượng và sức liên tưởng độc đáo, kết hợp với ngôn ngữ, kiến thức của nhiều ngành nghề… tác giả đã khắc họa thành công hình tượng sông Đà và người lái đò. Nhờ đó mà độc giả càng thêm yêu mến dòng sông nơi địa đầu phía Bắc Tổ quốc này!