Soạn Văn lập luận chứng minh, trang 58-59, sách giáo khoa Ngữ Văn 7 tập 2
I – ĐỀ VĂN THAM KHẢO
Đề 1(Văn lập luận chứng minh trang 58-59): Ít lâu nay, một số bạn trong có phần lớp lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích.
Trả lời: Viết bài tập làm văn số 5
+ Mở bài: Từ xa xưa các cụ đã dạy “Bất học bất tri lý” (không học thì không thể biết được lí lẽ) chính vì vậy “nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích” để nói về tầm quan trọng của việc học đối với mỗi con người.
+ Thân bài: Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nhanh như vũ bão yêu cầu chúng ta phải tích lũy tri thức, chuyên tập học tập từ những cấp học nhỏ nhất thì mới có thể tiếp cận được với khối lượng tri thức khổng lồ của nhân loại.
Việc học là một quá trình dài, xuyên suốt trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng phải học, không ngừng học hỏi và rèn luyện để tu dưỡng bản thân.
Khi chúng ta còn trẻ nếu chịu khó học tập thì khi làm việc sẽ đạt được hiệu quả cao hơn. Nếu chỉ làm việc theo kinh nghiệm có sẵn và thói quen thì tiến độ công việc không nhanh và không hiệu quả.
Đặc biệt khi làm việc liên quan đến khoa học kỹ thuật nếu chúng ta không cập nhật kiến thức thì sẽ bị lỗi thời, lạc hậu so với các nước đi trước..
+ Kết bài: Bể học là vô bờ, vì vậy mỗi chúng ta phải không ngừng học hỏi, tiếp thu những kiến thức mới. Còn trẻ mà cứ ham chơi, lơ là chểnh mảng việc học chính bạn sẽ đánh mất tương lai, cơ hội của mình.
Đề 2 (Soạn Văn lập luận chứng minh trang 58-59): Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
Trả lời:
+ Mở bài: Rừng là một hệ sinh thái giữ vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường: cung cấp nguồn gỗ, củi, tạo ra oxy, là nơi trú ngụ của động thực vật, chống sạt lở đất….. Vì vậy, bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
+ Thân bài: Nước ta ¾ diện tích là rừng núi. Nhân dân ta bao đời nay gắn liền với rừng để sinh sôi nảy nở và phát triển. Trong chiến tranh, rừng là nơi đóng quân của bộ đội; núi rừng Trường Sơn đã trở thành con đường huyền thoại chống lại đế quốc Mỹ xâm lược.
Do chức năng quang hợp của cây xanh, rừng là một nhà máy sinh học tự nhiên thường xuyên thu nhận CO2 và cung cấp O2 tạo nên không khí trong lành cho con người.
Hiện nay khi hiện tượng nóng dần lên của trái đất do hiệu ứng nhà kính, vai trò của rừng trong việc giảm lượng khí CO2 là rất quan trọng.
Ngoài ra, rừng còn có tác dụng điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn, hạn chế lắng đọng lòng sông, lòng hồ, điều hòa được dòng chảy của các con sông, con suối.
Trong khi thực trạng rừng hiện nay đang ở tình trạng đáng báo động: đồi trọc không có cây che phủ vì người dân đốt nương làm rẫy; tình trạng cháy rừng và khai thác trái phép tài nguyên rừng….làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và con người.
+ Kết bài: Để môi trường sống không bị hủy hoại chúng ta phải bảo vệ và trồng nhiều rừng hơn nữa. Rừng chính là giá trị cuộc sống từ thiên nhiên, mỗi chúng ta cần nhận thức được tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống để có hành động cụ thể bảo vệ cuộc sống của mình.
Câu 3 (Soạn Văn lập luận chứng minh trang 58-59): Dân gian ta có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy viết đoạn văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em.
Trả lời:
+ Mở bài: Dân gian ta có câu “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Tuy nhiên có người lại nói “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng”. Vậy hai nhận định nhận định nào đúng, nhận định nào chưa đúng?
+ Thân bài: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” đây là những hình ảnh biểu tượng ý nói “mực” là những điều xấu, gây hại cho bản thân và những người xung quanh; còn “đèn” là những điều tốt đẹp, tươi sáng mà ai cũng mong muốn mình sở hữu.
Ý kiến thứ nhất cho rằng: “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” khẳng định rằng môi trường hoàn cảnh sống sẽ tác động tiêu cực/ tích cực đối với con người. Nếu ở gần người tốt, chúng ta sẽ học hỏi được những điều tốt đẹp đó mà hoàn thiện bản thân để bản thân mình được tốt hơn.
Mỗi chúng ta là một thực thể gắn liền với sự phát triển của xã hội, không có một ai có thể sống mà tách ra khỏi cộng đồng xã hội. Do đó, môi trường sống sẽ ít nhiều có tác động hay nói cách khác là chúng ta phải thích nghi với hoàn cảnh sống đó.
Ý kiến thứ hai cho rằng “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” muốn nói nếu con người thực sự có ước mơ, khát vọng và bản lĩnh thì dù hoàn cảnh có “đen” có xấu như thế nào cũng không thể làm thay đổi được ý chí quyết tâm của người đó.
Ngược lại, nếu người đó sống trong một môi trường tốt nhưng không biết vươn lên, không tự mình cố gắng thì cũng không thể “rạng” được.
+Kết luận: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là hoàn toàn đúng đắn, là lời răn dạy đúc rút kinh nghiệm của cổ nhân từ ngàn đời đến nay.
Đề 4 : Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.
Trả lời:
+ Mở bài: Xã hội ngày càng phát triển thì càng có nhiều tác động không tốt đến môi trường sống. Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nêú mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.
+ Thân bài: Môi trường không ở đâu xa chính là đất đai, sông ngòi, không khí, cây cối, đồi núi…xung quanh ta và có quan hệ mật thiết với con người.
Rừng cây nhả ra khí O2 đem lại bầu không khí trong lành cho con người, là nơi trú ngụ của hàng trăm nghìn động thực vật.
Thế nhưng, hiện nay rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng bởi con người dẫn đến thiên tai, thảm họa lũ lụt, hạn hán triền miên.
Nguồn nước chúng ta ăn uống sinh hoạt cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi hóa chất độc hại từ các nhà máy, khu công nghiệp xả thẳng ra ao, hồ, sông, suối, biển mà không qua xử lý.
Dẫn đến tình trạng các sinh vật dưới nước chết hàng loạt, hủy hoại môi trường sống của tự nhiên và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
Tình trạng nóng lên của Trái đất do lượng khí thải ra nhà kính quá nhiều, làm băng ở Bắc Cực và Nam Cực tan chảy, nước biển dâng và trong tương lai sẽ nhấn chìm nhiều thành phố, nhiều quốc gia dưới nước biển.
Đây là một trong số ít những tác động tiêu cực mà con người đang tác động không tốt đến môi trường. Môi trường sống đang kêu cứu, vậy hành động của chúng ta là gì?
+ Kết bài: Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con người. Vì vậy chúng ta – mỗi thành viên trong cộng đồng phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bởi bảo vệ môi trường chính là bảo vệ môi trường sống của chúng ta.