Phân tích bài Hai đứa trẻ lớp 11 là cách để các bạn hiểu hơn về một tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Thạch Lam. Qua tác phẩm, các bạn sẽ cảm nhận được rõ tâm hồn nhạy cảm và tài năng sử dụng ngôn từ của tác giả. Chỉ với lối kể chuyện nhẹ nhàng và sâu lắng, nhưng Thạch Lam đã mang đến cho người đọc một khoảng thời gian bình lặng và xúc cảm khó quên khi đọc tác phẩm.
Mở bài chi tiết phân tích bài Hai đứa trẻ lớp 11
Thạc Lam tên thật là Nguyễn Tường Vinh. Ông quê gốc Hà Nội. Nhà văn sinh ra trong một gia đình công chức quan lại trong gia đoạn đất nước đang trên đà sa sút. Cha mất sớm, tuổi thơ ông trải qua những tháng ngày cơ cực và lam lũ. Có lẽ điều này đã phần nào ảnh hưởng tới phong cách sáng tác của ông sau này.
Lớn lên, ông theo anh trai làm báo và tham gia nhóm Tự lực văn đoàn. Khác với những nhà văn thời đó, phong cách sáng tác của Thạch Lam vô cùng đặc biệt. Trogn những tác phẩm của ông không có tiếng súng chiến tranh, cũng chẳng có tiếng thúc sưu thuế nhưng nó là khắc họa rõ nét tâm trạng và cuộc sống cùng cực, khổ đau của các nhân vật. Những tác phẩm của ông thường viết về cuộc sống của những người dân nghèo. Thạch Lam xây dựng nội tâm các nhân vật qua những nét bút sâu sắc và lay động lòng người. Truyện của ông không có cốt rối rắm hay phức tạp, mà cực kỳ giản đơn và dung dị, dễ hiểu dễ nhớ. Tác phẩm của ông tuy ngắn gọn nhưng lại khắc sâu dài lâu trong tâm khảm độc giả. Một số tác phẩm nổi bật của Thạch Lam được nhiều người yêu mến như Hai đứa trẻ, Gió lạnh đầu mùa, Hà Nội băm sáu phố phường…
Phân tích bài Hai đứa trẻ lớp 11, các bạn sẽ cảm nhận được đây là một truyện ngắn đậm chất trữ tình. Toàn bộ nội dung tác phẩm là bức tranh về một phố huyện nghèo cùng những phận người hẩm hiu đầy nét u buồn, sầu thảm.
Thân bài chi tiết
Luận điểm 1: Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn
Phân tích bài Hai đứa trẻ lớp 11, độc giả nhận thấy điều đầu tiên trong bức tranh phố huyện lúc chiều tàn đó là thông qua cảnh vật thiên nhiên. Qua cái nhìn đầy tâm trạng của nhân vật Liên, toàn cảnh phố huyện hiện ra thật ảm đảm. Đầu tiên là âm thanh vang vọng của “tiếng trống thu không gọi chiều về” rồi đến thanh âm của tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng và cả những tiếng muỗi vo ve ngay cạnh. Bên cạnh âm thanh văng vẳng là hình ảnh và màu sắc của thiên được tô điểm qua hình ảnh “Phương tây đỏ rực như lửa cháy”, “Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”. Đan xen cùng với đó là những đường nét mà buổi chiều tàn vẽ nên trên nền trời qua “dãy tre làng cắt hình rõ rệt”. Bức tranh được vẽ vơi nhịp điều câu từ chậm rãi, giàu nhạc điều và hình ảnh nhưng lại thấm đượm nỗi buồn man mác. Qua đó, người đọc cảm nhận được cái nhìn tinh tế, sự quan sát tỉ mỉ của nhân vật Liên hay cũng chính là cái nhìn bao quát đầy tinh tế của tác giả Thạch Lam.
Bức tranh phố huyện hiện ra không chỉ là thiên nhiên mà trung tâm nổi bật chính là khung cảnh chợ tàn và những kiếp người hẩm hiu nơi phố huyện nghèo. Dưới cái nhìn của Liên, khung cảnh chợ tàn rất hiện thực và rất đỗi tàn khốc. Thạch Lam miêu tả: “Chợ đã vãn từ lâu, người về hết và tiếng ồn ào cũng mất”/ “Chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía”. Một khung cảnh hoang tàn, xơ xác và tàn tạ. Trong khi đó con người cũng chẳng khấm khá hơn. Hình ảnh con người hiện ra trong mắt Liên đầy lam lũ và cơ cực. “Mấy đứa trẻ con nhà nghèo tìm tòi, nhặt nhạnh những thứ còn sót lại ở chợ”. “Mẹ con chị Tí: với cái hàng nước đơn sơ, vắng khách”. “Bà cụ Thi: hơi điên đến mua rượu lúc đêm tối rồi đi lần vào bóng tối”. “Bác Siêu với gánh hàng phở – một thứ quà xa xỉ”. “Gia đình bác xẩm mù sống bằng lời ca tiếng đàn và lòng hảo tâm của khách qua đường”.
Khung cảnh hoang tàn của buổi chợ kết hợp cùng với kiếp người đói nghèo, tàn tạ nơi phố huyện đã khiến bức tranh buồn thảm kia càng trở nên tiêu điều sầu bi hơn. Trước thực tại của cuộc sống nơi mình đang ở đó, tâm trang Liên trở nên thật thấm thía. Cô cảm nhận rất rõ “mùi riêng của đất, của quê hương này”. Dù còn bé nhưng Liên đã biết xót thương cho những đứa trẻ nghèo. Liên tiếc rằng mình không có tiền mà cho chúng. Liên cũng thương mẹ con chị Tí phải đi mò cua bắt ốc kiếm ống qua ngày, tối lại còn phải bán nước mà cũng chẳng kiếm được bao nhiêu. Liên sợ sệt nhưng cũng đau đáu nỗi xót thương với cụ Thi điên. Người phụ nữ, chỉ biết uống rượu. Qua đây, người đọc có thể thấy Liên là một cô bé có tâm hồn cực kỳ nhạy cảm và tinh tế. Liên cũng có lòng trắc ẩn và tình yêu thương con người thầm kín. Và đó cũng chính là tâm hồn của Thạch Lam đã gửi gắm qua nhân vật Liên.
Luận điểm 2: Bức tranh phố huyện lúc đêm khuya
Khi phân tích bài Hai đứa trẻ lớp 11, bên canh bức tranh phố huyện lúc chiều tàn thì còn có bức tranh phố huyện vào đêm khuya. Ở đó, có sự xuất hiện đối lập giữa “bóng tối” và “ánh sáng”. Qua đôi mắt của Liên hay chính là của tác giả Thạch Lam, bao trùm khắp phố huyện khi đêm khuya là bóng tối: “Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối”; “Tối hết con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng càng sẫm đen hơn nữa”. Có thể thấy, nơi phố huyện này, bóng tối lấn án mọi thứ, nói xâm chiếm và bám sát mọi sinh hoạt của người dân nơi đây.
Trong khi đó, ánh sáng xuất hiện thật hiếm hoi và lẻ loi nhỏ bé. Đó là những khe sánh, quầng sáng, chấm lửa nhỏ, hột sáng…. Những thứ ánh sáng thật yếu ớt, leo lắt như những kiếp người nghèo túng, cùng quẫn ở nơi phố huyện nghèo nàn. Qua những miêu tả này, người đọc thấy rõ bức tranh đêm khuya nơi phố huyện là một sự tương phải giữa bóng tối và ánh sáng. Trong khi bóng tối mạnh mẽ lan tỏa bao trùm khắp không gian thì ánh sáng lại nhỏ bé, mỏng manh bấu víu. Giống như kiếp người nhỏ nhoi tàn lụi, leo lắt trong đêm tối mịt mù, mông mênh của chế độ xã hội cũ.
Nếu như thiên nhiên là sự đối lập đó thì cuộc sống của con người trong bóng tối đó cũng trở nên thật nhàm chán và cô độc. Gia đình chị Tí vẫn lầm lũi dọn hàng nước trong khi biết rằng sẽ vắng khách. Quán phở bác Siêu lại thổi lửa dẫu biết rằng đó là món hàng xa xỉ với người dân nơi đây. Gia đình bác Xẩm vẫn “ngồi trên manh chiếu rách, cái thau sắt để trước mặt”; “Góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bật trong im lặng”. Trong khi đó, chị em Liên lại mở hàng, trôi coi hiệu tạp hóa nhỏ xíu. Một cuộc sống lặp lại nhàm chán, quẩn quanh không lối thoát. Không chỉ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày lặp lại đơn điệu mà những suy nghĩ cũng trở đi trở lại một cách buồn tẻ. Gia đình Liên mở hàng với mong muốn phu xe, chú lính lệ những người phu gạo và uống bát chè tươu hay hút điếu thuốc lào. Liên vẫn ấp ủ ước mơ “chừng ấy người trong bóng tối đang mong đợi một cái gì tươi sáng cho cuộc sống nghèo khổ hàng ngày của họ”. Thật là một giấc mơ không rõ rệt, mơ hồ đến tội nghiệp, đáng thương. Khi khắc họa bức tranh đêm khuya ở phố huyện, tác giả Thạch Lam viết với giọng văn buồn da diết, chậm rã không hề vội vàng gấp gáp. Nhờ đó, mà người đọc cảm nhận được rõ niềm cảm thương sâu sắc của nhà văn dành cho những kiếp người nghèo khổ, cơ cực trong xã hội cũ.
Luận điểm 3: Hình ảnh đoàn tàu và tâm trạng chờ đợi của chị em Liên
Phân tích bài Hai đứa trẻ lớp 11, người đọc nhận thấy, hai chị em Liên thức đêm ngoài việc để bán hàng thì nguyên nhân chính là để được tận mắt nhìn thấy chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện. Bởi đó là hoạt động cuối cùng của đêm khuya. Theo miêu tả của Liên, dấu hiệu để nhận biết đoàn tàu đêm xuất hiện đó là “ngọn lửa xanh biếc”, kèm theo đó là tiếng động cơ tàu chạy trên đường ray dồn dập, ầm ầm, rồi tiếng tàu rít mạnh vào ghi. Nghe những thanh âm ấy, tim Liên và An bỗng hồi hộp chờ đợi mong ngóng. Rồi khi tàu đến, hai chị em chăm chú dõi theo “các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường”.
Hai chị em quan sát thấy ở những toa hạng sang, lố nhố người. Những toa đó còn được trang trí bởi kền, đồng lấp lánh và những ô cửa kính sáng choang. Và rồi khi tàu đi, chỉ còn lại “những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt”, cùng với ánh sáng nhỏ xíu của chiếc đèn xnah trên toa sau cùng. Hình ảnh đoàn tài xuất hiện với âm thanh sôi động cùng ánh sáng rực rõ như thổi luồng gió mới vào bức tranh cuộc sống tăm tối nơi phố huyện. Chuyến tàu đó là một thế giới đầy rẫy niềm vui, và hạnh phúc mà Liên hằng mơ ước. Đó là cuộc sống của Liên khi còn ở Hà Nội, một cuộc sống đã đi vào dĩ vãng và giờ chỉ trở lại trong những giấc mơ và qua những chuyến tàu đêm chớp nhoáng.
Kết bài
Có thể nói, Hai đứa trẻ là tác phẩm tiêu biểu nhất cho phong cách sáng tác văn học của nhà văn Thạch Lam. Phân tích bài Hai đứa trẻ lớp 11, độc giả thấy rõ tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và nỗi niềm cảm thương cảu tác giả với cuộc sống của những người dân nghèo.
Với lối kể chuyện nhẹ nhàng, kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn, Thạch Lam đã làm nên thành công vang dội của truyện ngắn Hai đứa trẻ.