Nguyễn Tuân là một nhà văn tài năng, phong cách độc đáo, sở hữu nhiều tác phẩm nổi tiếng. Ông là một người yêu cái đẹp, trân trọng và theo đuổi đến cùng. Vì vậy, trong tác phẩm của ông luôn tồn tại những nhân vật thiên tài, hoàn cảnh đặc biệt. Cùng phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao để thấy được nét thanh cao, có tình người và lòng yêu nước sâu sắc.

Phân tích chi tiết hình tượng nhân vật Huấn Cao

Chữ Người Tử Tù là một tác phẩm hay, được ứng dụng vào chương trình dạy học. Chuyện kể về nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục. Họ có cơ duyên gặp nhau trong hoàn cảnh tối tăm, bần cùng nhất. Huấn Cao gặp viên quản ngục tại nhà tù, khi ông chỉ còn vài ngày để sống trên đời. Cuộc gặp gỡ bất ngờ, nhưng chất chứa đầy tính nhân văn và giá trị nội dung sâu sắc.

Huấn Cao là một người yêu nước, tài năng nổi tiếng được nhiều người biết đến
Huấn Cao là một người yêu nước, tài năng nổi tiếng được nhiều người biết đến
  • Luận điểm 1: Nhân vật Huấn Cao là người nghệ sĩ tài năng

Mở đầu bài văn là cuộc trò chuyện của viên quản ngục và thầy thơ lại về việc nhận phạm nhân mới. Trong đó, họ đang bàn về Huấn Cao “hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó không?”, viên quản ngục hỏi. Huấn Cao có tài viết chữ đẹp, ông nổi tiếng lừng danh, đến tai cả viên quản ngục. Tuy nhiên, Huấn cao lại bị gán với tội danh phản nước, viên quản ngục chặc lưỡi nói “tôi thấy những người có tài thế mà đi làm giặc thì đáng buồn lắm”.

Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao để thấy rõ tài năng, nét bút điêu luyện của ông. Huấn Cao là người giàu tự trọng, quyết không cúi đầu trước cái ác, sống chính trực. Ông sống một cuộc sống ngay thẳng, không thể để tiền bạc, quyền thế mua chuộc tài năng. Huấn Cao đại diện cho người có tâm hồn yêu nước, một lòng vì dân tộc. Ông thẳng tay chống lại chính quyền bán nước, mục rỗng, bù nhìn. Vì vậy, mới mang tội danh phản động. Bằng sự kính nể của minh, viên quản ngục mong muốn “biệt đãi ông Huấn Cao, ta muốn cho ông ta đỡ cực trong những ngày cuối cùng còn lại”. Viên quản ngục qúy cái tài, cái đức mà Huấn Cao sở hữu.

Cảnh cho chữ của Huấn Cao diễn ra trong không gian chật hẹp, hôi hám
Cảnh cho chữ của Huấn Cao diễn ra trong không gian chật hẹp, hôi hám
  • Luận điểm 2: Huấn cao là người chính trực, khí phách hiên ngang, chính trực

Khi bị bắt giam, Huấn Cao không hề sợ cái chết, thật hiên ngang bất khuất. Khi được viên quản ngục đãi rượu thịt, ông nhận và thản nhiên ăn uống không nghĩ nhiều. Ông ăn như đang hưởng thụ thuần phong mỹ tục bên ngoài trần gian. Trong mắt Huấn Cao, bọn quan lại chỉ là lũ bù nhìn, tiểu nhân, ông khinh bỉ. Khi viên quản ngục bày tỏ tấm lòng, hỏi han nói chuyện, ông trả lời dứt khoát “ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Thái độ ông hiên ngang, quyết là làm, rất dứt khoát.

  • Luận điểm 3: Huấn Cao có nhân cách trong sáng, tài hoa, thiên lương, thể hiện rõ trong cảnh cho chữ

Chỉ khi phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao, chung ta mới hiểu vì sao ông đồng ý cho chữ viên quản ngục. Huấn Cao xem nhẹ cái chết, ông lại rất quý trọng bản chất lương thiện, tốt đẹp của con người. Ông giỏi về cầm, kỳ, thi, họa, lại còn viết chữ đẹp. Lần cho chữ trong đêm cuối cuộc đời ông là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Vì Huấn Cao cảm tấm lòng viên quản ngục, khẳng định tài năng, thiên lương của ông. Ông nhắn với thầy thơ lại “Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Vậy là vào đêm cuối cùng của cuộc đời Huấn Cao, diễn ra cảnh cho chữ trong ngục tối.

Trong một không gian chật hẹp, dơ bẩn, phân gián, phân chuột cảnh cho chữ của Huấn Cao diễn ra. Huấn cao khéo léo đứa từng nét chữ điêu luyện, viên quản ngục khúm rúm lo sợ. Cái đẹp, cái tài mà Huấn Cao có đối lập với cái dơ bẩn, tối tăm nơi ngục tù. Trong hoàn cảnh đó chính là đêm cuối cùng Huấn Cao còn sống, nhưng ông không hề lo nghĩ.

Sau đó, ông còn khuyên viên quản ngục “thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”. Huấn Cao là một nhân vật hướng thiện, tài năng, lại còn dũng cảm.

Kết bài

Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao để thấy được sự hào hùng, mạnh mẽ của ông. Bài văn với ngôn ngữ văn xuôi mềm mại, áp dụng nghệ thuật miêu tả nhân vật tinh tế. Nguyễn Tuân đã gợi nên một Huấn Cao tài năng, yêu nước, thương người. Đó cũng chính là lý tưởng, mong muốn của tác giả khi sống trên đời.

Hy vọng rằng, bài phân tích này sẽ giúp các em có thêm kiến thức hữu ích khi tìm hiểu về văn chương. Bạn có ý tưởng phân tích gì hay thì hãy tự tin để lại chia sẻ để mọi người cùng nắm bắt. Chúc cả nhà đọc những bài phân tích tại trang website chúng tôi một cách vui vẻ