Vợ chồng A Phủ được xem là truyện ngắn xuất sắc của Tô Hoài về đề tài Tây Bắc. Trong truyện, tác giả đã thành công xây dựng nhân vật Mị trong đêm tình mùa đông. Để hiểu rõ hơn về tâm trạng, tính cách cùng vẻ đẹp tâm hồn, hãy cùng phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa đông chi tiết dưới đây.
Bài mẫu phân tích chi tiết
Mở bài
Tô Hoài là nhà văn nổi tiếng của Việt Nam với rất nhiều tác phẩm hay. Trong đó, Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn vô cùng xuất sắc của ông về đề tài Tây Bắc. Với ngòi bút tài ba, Tô Hoài đã khắc họa thành công nhân vật Mị. Thông qua đó, ông đã truyền tải thành công thông điệp đến với độc giả.
- Luận điểm 1: Nhân vật Mị trước đêm tình mùa đông
Truyện mở đầu bằng hoàn cảnh của Mị. Cách giới thiệu Mị trong đoạn đầu ở trong tình trạng đầy nghịch lích và thu hút người đọc lật từng trang truyện: “Ai ở xa về, có dịp vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tầu ngựa . Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi” .
Người phụ nữ sống nơi núi rừng Tây Bắc vô cùng bất hạnh. Trước kia, Mị là cô gái xinh đẹp với tài năng âm nhạc được nhiều chàng trai theo đuổi. Chi tiết: “Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”. Thế nhưng, cuộc đời của nàng lạ lắm truân chiên. Bởi vì gia đình có biến cố, vì giải cứu cha nên nàng phải lấy thân làm con dâu gạt nợ. Từ đây, cuộc đời của nàng bắt đầu những chuỗi ngày tủi nhục.
Cuộc hôn nhân với A Sử đã giết chết sự lạc quan của người con gái ấy. Hình ảnh của Mị được diễn tả thông qua vài từ “dù làm bất cứ việc gì, cô ta cũng cúi mặt, mắt buồn rười rượi. Điều này đã cho chúng ta cảm nhận sâu sắc về nỗi buồn đau của nhân vật. Mặc dù được gả vào nhà thống lý giàu có nhưng cuộc sống của nàng lại lầm lũi như một nô lệ.
Đêm tình mùa đông chính là cột mốc giúp chúng ta thấu hiểu hơn về nhân vật Mị. Trước đêm tình mùa đông, Mị đã phải sống cuộc đời tủi nhục với bao đầy đọa. Nàng đãng từng muốn ăn lá ngón để kết thúc cuộc sống. Nàng dường như trở thành người vô hồn không còn có cảm nhận gì về thời gian, không gian. Thế nhưng, sức sống bên trong của nàng vẫn còn le lói. Nàng vẫn khao khát sống cuộc đời hạnh phúc. Hình ảnh nhân vật được tác giả miêu tả khi ngồi trông ra cửa sổ cho thấy được mong muốn của sự tự do. Nàng vẫn luôn hướng về những gì tốt đẹp bên ngoài đất trời rộng lớn ấy.
- Luận điểm 2: Diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân
Đêm xuân ấy cùng với tiếng sáo đã thôi thúc sức sống và hy vọng của Mị. Mọi thứ bùng lên vô cùng mạnh mẽ. Không gian được Tô Hoài miêu tả vô cùng đẹp bằng những từ ngữ chân thực. Màu sắc hòa cùng với tiếng sáo réo rắt đã đánh thức tâm hồn của Mị. Những bậc cảm xúc cứ thế cứ thế bùng phát. Ban đầu, Mị chỉ nhẩm theo những bài hát cũ.
“Mày có có con trai con gái rồi
Mày đi làm nương
Ta không có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu”.
Sau đó lại uống rượu và hoài niệm về kí ức xa xưa. Thế rồi, Mị ý thức được mọi điều ở thực tại nhưng lại muốn được đi chơi. Mặc dù là mong muốn đơn giản nhưng lại bị sợi dây trói của A Sử khiến cho thân xác đau đớn không thể đi xa. Chiếc dây trói ấy chỉ có thể trói được thân xác của nàng nhưng tâm hồn của nàng thì vẫn lưu lạc ngoài kia trong đêm tình ấy. Nhờ có chất men mà Mị nhớ về quá khứ tươi đẹp. Lúc ấy, Mị đã sống những ngày của tự do của tuổi trẻ với sự yêu đời.
Thông qua ngòi bút tinh tế của Tô Hoài chúng ta đã thấy rõ ràng được sự đối lập. Khung cảnh bên ngoài thì đẹp đẽ nhưng hiện thực lại rất tàn khốc. Con người xinh đẹp kia khi đã rơi vào cảnh sống trói buộc, tủi nhục thì tâm hồn đẹp cũng như chết lặng. Hình ảnh Mị ứa nước mắt khiến cho con người cảm thấy vô cùng xót xa. Chưa dừng lại ở đó, chúng ta còn cảm thấy bất công hơn khi đọc đến đoạn A Sử trói nàng bằng chính mái tóc và thúng sợi đay. Nàng chẳng thể cựa quậy và còn rất đau đớn không chỉ thể xác mà cả tâm hồn. Cho dù muốn thoát khỏi nhưng ở cuộc trỗi dậy lần thứ nhất, nàng lại không thành công.
Dù chưa thoát khỏi địa ngục ấy nhưng Mị đã có thời gian nhớ về những thời tươi đẹp. Hơn ai hết, khi nhớ về người đàn bà bị trói đến chết, Mị đã khao khát muốn sống tiếp. Diễn biến phức tạp tâm trạng người con gái Tây Bắc đã khiến chúng ta có những khắc khoải về câu chuyện.
Trong truyện, A Phủ là chàng trai nghèo không có cha và mẹ. Chàng bị bắt về làm nô lệ sống kiếp trâu ngựa. Chỉ vì một lần để hổ vồ mất bò mà phải bị trói và bỏ đói vô cùng tàn nhẫn. Mị mặc dù đã chứng kiến hết tất thảy nhưng vẫn thản nhiên. Có lẽ lúc này, tâm hồn Mị đã trở nên dửng dưng và lạnh băng. Thế nhưng, tác giả lại cho chúng ta thấy giọt nước mắt của A Phủ. Chính nó đã khiến cho hai tâm hồn tìm thấy sự đồng cảm. Mị thương cho thân mình thì lại thương A Phủ bấy nhiêu. Những cung bậc cảm xúc của nhân vật Mị được Tô Hoài diễn tả vô cùng chân thực. Chính điều này đã làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật. Mị từng nghĩ mình sẽ chết thay nếu cởi trói cho A Phủ. Nghĩ đến đó thôi cũng cảm thấy vô cùng đáng sợ. Thế nhưng, tình thương người cùng với khát khao thoát khỏi cuộc sống tủi nhục vẫn mạnh mẽ hơn. Và cuối cùng Mị đã quyết định cởi trói cho A Phủ.
Cái đêm định mệnh cùng với quyết định táo bạo ấy đã cho chúng ta thấy được hiện thực tài khốc. Trong đó, con người chỉ nuôi khát khao của sự tự do và hạnh phúc. Chính sức mạnh mãnh liệt đã giúp Mị giải cứu A Phủ thành công. Và rồi họ đã trốn khỏi Hồng Ngài ngay trong đêm tình mùa đông ấy.
Thông qua tình cảnh ấy, tác giả muốn gửi tới thông điệp về cuộc sống. Con người nên làm chủ cuộc đời mình và phải trân trọng sự tự do cùng với ước mơ.
Kết bài
Các hình tượng nhân vật được tác giả mô tả vô cùng đặc sắc bởi ngòi bút tinh tế. Nhờ đó, chúng ta hiểu rõ hơn về hiện thực tàn khốc cùng với những khát khao của con người. Đặc biệt, khi phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa đông, thông điệp của tác phẩm cũng được thể hiện rõ nét hơn. Mong rằng, với những thông tin ấy, chúng ta sẽ nhận ra sự giá trị của cuộc sống và luôn dũng cảm mưu cầu tự do, hạnh phúc. Có thể nói rằng, qua tác phẩm này nhà văn Tô Hoài muốn khẳng định không bạo lực đen tối nào có thể vùi dập được sức sống và khao khát tự do của con người. Mặt khác còn nhấn mạnh rằng, chỉ có sự tự vùng dậy của bản thân theo sự dẫn dắt của đường lối cách mạng mới giải phóng được con người ra khỏi kiếp ngựa trâu, kiếp làm nô lệ. Và đây chính là giá trị nhân đạo to lớn của tác phẩm của ông muốn gửi vào trong kiệt tác của mình.