Anh hùng thời loạn luôn là một trong những đề tài được rất nhiều nhà thơ khai thác. Qua bàn tay nhào nặn của các văn nghệ sĩ, các nhân vật ấy trở nên thật độc đáo, ấn tượng khó quên. Phân tích Lục Vân Tiên, nhân vật chính trong tác phẩm nổi tiếng cùng tên, các bạn sẽ cảm nhận rõ hơn về điều đó.
Mở bài
Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu là một thi sĩ yêu nước người Nam Bộ, sống vào thế kỷ XIX. Ông có một cuộc đời với nhiều bất hạnh và đau thương trong một xã hội phong kiến nhiều biến động. Tuy số phận hẩm hiu lại ở thời loạn lạc nhưng ông may mắn lại có thiên phú về thơ ca. Nhắc đến ông nhiều độc giả sẽ không thể nào quên những bài thơ về mùa thu vô cùng sâu sắc và thi vị như Thu điếu, Thu vịnh, Thu ẩm. Ngoài ra, Nguyễn Đình Chiểu còn biết đến là cha đẻ của nhân vật anh hùng thời loạn Lục Vân Tiên trong tác phẩm nổi tiếng cùng tên.
Phân tích Lục Vân Tiên, các bạn sẽ biết rằng đây là một truyện thơ Nôm đặc sắc của Nguyễn Đình Chiểu. Tác phẩm ra đời nhằm phê phán và vạch trần những bất công trong xã hội đồng thời gửi gắm những thông điệp về đạo lý làm người. Đặc biệt, qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, nhà thơ đã ưu ái khắc hoạt nhân vật chính Lục Vân Tiên với những tính cách đẹp đẽ như chính trực, kiên trung, luôn tôn trọng người khác và có tấm lòng thiện lương, không màng danh lợi.
Thân bài phân tích Lục Vân Tiên chi tiết
- Luận điểm 1: Chàng trai nghĩa hiệp, dũng cảm
Sau khi từ biệt bạn bè và thầy giáo, Vân Tiên lên đường lên kinh ứng thí. Nhưng trên đường đi, chàng đã gặp chuyện vô cùng bất bình. Đó lại quân lâu la Phong Lai quen thói côn đồ, cướp bóc, làm hại con gái nhà lanh. Vốn người ngay thẳng, căm ghét sự gian ác, Vân Tiên đã không ngần ngại ra tay tương trợ:
“…Vân Tiên ghé lại bên đàng,
Bẻ cây làm gậy, tìm đàng chạy vô.
Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ!
“Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân…”
Phân tích Lục Vân Tiên ta nhận ra, câu chuyện xảy ra quá bất ngờ. Chàng đang dừng chân nghỉ ngơi trước khi tiếp tục lên đường dự thi thì nghe được người dân kể lại sự tình. Chưa kịp suy nghĩ, lên kế hoạch chiến đấu, chàng đã xông vào dẹp tan lũ cướp tàn bạọ. Chàng còn chẳng màng tới an nguy của bản thân mà bẻ gậy tìm đàng giải cứu người bị nạn. Hành động của Lục Vân Tiên không phải hành động của kẻ háo danh, muốn thể hiện bản thân. Mà đó là sự chân thành, xuất phát từ trong tâm mong muốn giải thoát con người khỏi cảnh nguy nan. Chàng không quan tâm tới người mình cứu đẹp xấu ra sao, có thân phận thế nào. Miễn sao, người đó an toàn không bị bọn đầu trâu mặt ngựa làm hại. Vì thế, dù lũ cướp boc rất đông và khí thế vô cũng hung dữ, kẻ nào cũng “mặt đỏ phừng phừng” nhưng Lục Vân Tiên vẫn không hề sợ hãi, nao núng. Chàng xông vào đối đầu trực diện với bọn cướp hung bạo:
Vân Tiên tả đột hữu xung,
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dương.
Lâu la bốn phía vỡ tan,
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.
Vốn là một sĩ tử văn võ song toàn nên Lục Vân Tiên biết được khả năng của bản thân và biết được điểm yếu của quân giặc. Bởi thế, chàng đã một mình phá vỡ vòng bây tứ phái của bọn lâu la, khiến chúng đều phải vứt gươm giáo tháo chạy. Qua đây, độc giả thấy rõ hơn hình ảnh người anh hùng đội trời đạp đất của Lục Vân Tiên. Đến nỗi, tác giả phải ví von như Triệu Tử Long- một vị anh hùng nổi tiếng thời Tam Quốc đã anh dũng, mưu lược phá tan vòng Đương Dương hiểm độc. Đấy cũng là một phần khí phách hien ngang bất khuất của những chàng trai Nam Bộ không bao giờ khoanh tay đứng nhìn trước những việc bất bình xảy ra.
- Luận điểm 2: Người chính trực, không màng danh lợi
Phân tích Lục Vân Tiên trong đoạn trích, độc giả có cảm tưởng như đang xem một bộ phim kiếm hiệp. Cảnh tượng giống như anh hùng cứu mỹ nhân. Vân Tiên sau khi một tay đã dẹp xong “lũ kiến chòm ong”, chàng mới hỏi thăm đến người ở trong xe:
“Dẹp rồi lũ kiến chòm ong,
Hỏi: “Ai than khóc ở trong xe này?”
Thưa rằng: “Tôi thiệt người ngay,
“Sa cơ nên mới lầm tay hung đồ”.
Chàng nghe được tiếng lời kể lể cảm tạ của cô hầu gái, Vân Tiên phần nào đoán ra được, người trong xe đích thị là tiểu thư nhà có gia thế. Bởi thế, khi người con gái muốn ra ngoài quỳ lạy cảm tạ, chàng liên nói ngay:
“Khoan khoan ngồi đó chớ ra,
Nàng là phận gái ta là phận trai.”
Qua câu nói này, độc giả có thể khẳng định, Lục Vân Tiên đích thị là một thư sinh có học, khi rất thấu hiểu đạo lý làm người. Chàng biết không xem thường nữ nhi mà rất tôn trọng. Chàng giữ khoảng cách với nàng là vì chàng sợ người khác dèm pha nàng, “nam nữ thụ thụ bất thân”. Sau đó, chàng liên tục hỏi han về hoàn cảnh người con gái kia để hiểu rõ sự tình. Khi Kiều Nguyệt Nga bày tỏ thái độ muốn mời Vân Tiên cùng đi về phủ gia đình để trả ơn. Chàng liền cười và khéo léo, thẳng thắng chối từ. Bởi chàng làm việc nghĩa hiệp không phải vì lợi danh hay tiền bạc. Mà đó là do lòng thương thiện và tính ngay thẳng của chàng:
“Vân Tiên nghe nói liền cười:
“Làm ơn há dễ trông người trả ơn.
“Này đà rõ đặng nguồn cơn,
“Nào ai tính thiệt so hơn làm gì?
“Nhớ câu kiến ngãi bất vi,
“Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.
Phân tích Lục Vân Tiên kỹ càng, chúng ta sẽ nhận ra quan điểm sống của chàng đó là việc giúp đỡ người gặp nạn là điều tất yếu phải làm. Đó là trách nhiệm của con người tử tế chứ không phải mong đợi để được đền ơn đáp nghĩa. Điều thú vị hơn cả là cách từ chối của Lục Vân Tiên cũng rất thâm thúy, chí tình hợp lý. Cách từ chối ấy vừa thể hiện sự tôn trọng với tiểu thư Nguyệt Nga vừa bộc lộ khí phách anh hùng hảo hán. Qua đây, chúng ta càng khẳng định rõ rang, Lục Vân Tiên chàng trai vô cùng anh dũng, gan dạ và chính nghĩa. Chàng có trái tim nhân hậu và luôn tôn trọng người khác không phân biệt giàu nghèo, giới tính. Hình ảnh và việc làm của Lục Vân Tiên cũng chính là thông điệp về một xã hội bình đẳng, công bình của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.
- Luận điểm 3: Đặc sắc nghệ thuật
Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ tài năng trong việc sử dụng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc như bút pháp miêu tả ước lệ. Với thể thơ lục bát, ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, bài thơ để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Với những ai đam mê phim kiếm hiệp, các bạn sẽ dễ dàng liên tưởng và phác họa ra hình ảnh một tráng sĩ hiên ngang đội trời đạp đất đang ra sức cứu nàng tiểu thư xinh đẹp. Và rồi một cái kết có hậu về một tình yêu đẹp long lanh giữa anh hùng và mỹ nhân. Cách hành thơ đối đáp giúp độc giả dễ dàng tiếp cận với từng tuyến nhân vật và có thể nhớ lâu, nhớ sâu những thông điệp mà tác giả gửi gắm.
Kết bài
Phân tích Lục Vân Tiên độc giả biết thêm hình tượng một anh hùng thời loạn bên cạnh nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Đây là những tráng sĩ luôn coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Họ rất trọng nghĩa khinh tài. Vân Tiên cũng mang tâm tưởng, dáng dấp như khí chất anh hùng cả Từ Hải:
“Anh hùng tiếng đã gọi rằng,
Giữa đường gặp chuyện bất bình chẳng tha!”
Bằng những câu thơ ngắn gọn, nhưng hình ảnh Vân Tiên đã hiên lên một cách xuất chúng. Tuy Nguyễn Đình Chiểu không miêu tả ngoại hình chi tiết như Nguyễn Du tả Từ Hải nhưng người đọc vẫn nhận ra, Vân Tiên đích thị là một “soái ca” với những hành động, cử chỉ mang phong thái của một tráng sĩ oai hùng thời loạn. Đồng thời Vân Tiên cũng là hình tượng về tinh thần quật cường, ý chí quả cảm vị nghĩa của nhân dân Việt Nam nói chung và người dân Nam bộ nói riêng. Lục Vân Tiên thực sự là một minh chứng hào hùng về sức mạnh thẩm mĩ của thi ca, của truyện thơ đặc sắc mà tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã để lại cho đời sau.