Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo – Nam Cao (sinh năm 1915 và mất năm 1951). Ông vừa là một nhà văn, vừa là một chiến sĩ, liệt sĩ yêu nước. Trước Cách mạng Tháng Tám, Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn. Ông cũng là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất thế kỷ 20. Người đọc biết đến ông qua những tác phẩm nối tiếng như: Chí Phèo, Sống mòn, Đôi mắt, Giăng sáng…. Những tác phẩm của ông không chỉ phản ánh về hoàn cảnh xã hội mà còn gửi gắm những triết lí, chiêm nghiệm cuộc sống đáng quý.
Dù truyện ngắn “Chí Phèo” ra đời đã rất lâu, trong bối cảnh xã hội phong kiến. Thế nhưng, tác phẩm của Nam Cao vẫn luôn ám ảnh mọi thế hệ độc giả. Dường như khi gấp cuốn truyện lại, người đọc luôn bị ám ảnh bởi hình ảnh của nhân vật Chí Phèo. Đặc biệt, khi phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo, lại càng khiến độc giả thêm cảm thương cho nhân vật ấy, hơn là ghét bỏ. Độc giả cũng càng trở nên ghét cay ghét đắng cái chế độ thối nát, đã đẩy con người ta vào con đường cùng.
Bài mẫu phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo
Mở bài
Chí Phèo là nhân vật trong tác phẩm cùng trước đó nhà văn đặt là “Đôi lứa xứng đôi”. Chí sinh ra đã bị bỏi rơi. Người dân làng Vũ Đại đã nhặt hắn ở lò gạch trong tình trạng “trần truồng và xám ngắt trong một váy đụp bên cái lò gạch bỏ không”. Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo, ta không thể không nói tới nguyên nhân dẫn hắn trở thành một con quỹ. Có thể nói ngắn gọn, tuổi thơ hắn lớn lên trong tình yêu thương của những người dân làng Vũ Đại. Hắn cũng là đứa trẻ biết điều nên khi đã có thể lao động, Chí Phèo đã đi ở đợ cho hết người này người nọ mà không phải để ai nuôi nữa. Khi Chí Phèo đến tuổi 18, đôi mươi, hắn đi làm canh điền cho Bá Kiến. Thế rồi hắn bị Bá Kiến ghen và đẩy vào tủ. Sau bảy, tám năm, hắn trở về thành một con người hoàn toàn khác. Từ một anh canh điền hiền lành, hắn biến thành một thằng lưu manh, một con quỹ dữ làng Vũ Đại.
Thân bài
- Luận cứ 1: Hắn thành con quỷ làng Vũ Đại
Mở đầu câu chuyện, Chí Phèo hiện ra là một tên say rượu với tiếng chửi rủa có bài bản: “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại”. Sau khi biệt tăm 7,8 năm, Chí trở về và hắn tìm đến nhà Bá Kiến để trả thù. Hắn rạch mặt ăn vạ, đòi tiền Bá Kiến để đi uống rượu. Hắn thành tay sai của Bá Kiến, phá nát hạnh phúc của bao gia đình đang êm ấm. Từ vẻ ngoài, đã trông hắn thật đáng sợ “trông đặc như thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết”.
Sở dĩ khi phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo cần nhắc tới quá trình tha hóa vì để thấy rằng, việc hồi sinh đó đáng thật đáng kinh ngạc, đáng trân trọng biết bao. Dường như hắn đã làm tất cả những việc độc ác, tàn nhẫn nhất trong khi say. Nghĩa là lúc đó, hắn không nhận thức được rằng đời mình đang xuống dốc không phanh. Người đời lãng tránh hắn như tránh một con thú vật chứ không phải là con người. Những tưởng rằng, đời Chí mãi cứ tăm tối u mê như thế. Nên không ai có thể ngờ rằng, cũng đến lúc sự phù phép của phù thủy Bá Kiến ác độc lên người Chí hết hiệu nghiệm và phản tác dụng. Không một ai có thể tưởng tượng được, con quỷ ấy có thể trở lại làm người. Ấy vậy mà điều ấy đã xảy ra! Dù vô cùng ngắn ngủi, dù bất thường và không thành, nhưng sự hồi sinh ấy vẫn là một điều kì diệu vĩ đại.
- Luận cứ 2: cuộc gặp gỡ định mệnh với Thị Nở
Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo, ta sẽ nhận ra vai trò lớn lao của cuộc gặp gỡ định mệnh giữa Chí Phèo và Thị Nở. Cuộc gặp ấy đã cứu rỗi cả một linh hồn. Đó là vào một đêm trăng, hắn say rượu. Hắn định ra bờ sông thì thấy Thị Nở đang tự vào gốc chuối ngủ rất hớ hênh. Thế là dưới ánh trăng mờ ảo kia, tình yêu mang bản năng cả phần con lẫn phân người trong hắn trổi dậy. Hắn và thị đã ăn nằm với nhau. Cả hai đã đụng chạm xác thịt. “Bây giờ thì chúng ngủ bên nhau… Đứa bé bú no thì ngủ. Người ta ngủ say sau khi làm việc yêu. Chúng ngủ như chưa bao giờ được ngủ… Trăng vẫn thức, vẫn trong trẻo… Trăng rắc bụi trên sông, và sông gợn biết bao nhiêu vàng”. Có thể khẳng định, sự hồi sinh, thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo được khơi nguồn từ những giây phút đó. Và rồi, càng lúc càng rõ ràng hơn. Khi hắn tỉnh dậy vào sáng hôm sau, hắn bỗng rung mình khi ngửi thấy mùi rượu. Lần đầu tiên, từ khi thành quỷ hắn thấy sợ rượu. Bởi trước đó, cứ tỉnh là hắn lại uống, hắn không bao giờ cho đầu mình tỉnh táo.
- Luận cứ 3: Sự thức tỉnh trong tâm hồn
Càng phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo, ta càng khâm phục tài năng khắc họa tâm lý nhân vật của nhà văn Nam Cao. Con người khác con vật ở chỗ là có lí trí. Sáng hôm sau khi đã tỉnh rượu, Chí phèo đã bắt đầu cảm nhận được những thanh âm của cuộc sống “Mặt trời chắc đã cao, và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ. Cứ nghe chim ríu rít bên ngoài là đủ biết. Nhưng trong cái lều ẩm thấp vẫn chỉ hơi tờ mờ. Ở đây người ta thấy chiều lúc xế trưa và gặp đêm thì bên ngoài trời vẫn sáng. Chưa bao giờ Chí Phèo nhận thấy thế bởi chưa bao giờ hết say”.
Dường như ai cũng biết, những thanh âm mà hắn nghe được đó đều là những âm than quen thuộc, diễn ra hang ngày. Thế nhưng, hôm nay hắn mới nghe được. Bởi đây là buổi sáng đầu tiên hắn không say. Không những thế, hắn còn biết buồn, một cái “buồn mơ hồ”, “buồn nôn nao”, “là vì mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa xôi. Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”. Khi người ta nhận thức được cuộc sống vẫn đang tiếp diễn. Khi người ta thấy yêu cuộc đời, người ta sẽ tự biết yêu bản thân mình đúng nghĩa. Ở đây, Chí Phèo cũng vậy, Nam Cao khéo léo khi mô tả rằng Chí Phèo dường như cảm thấy đau đớn khi nhận ra mình là một kẻ trắng tay. Hắn biết, hắn đã ở bên kia dốc của cuộc đời. Hắn chiêm nghiệm đời mình. “Ngoài bốn mươi tuổi đầu… Dẫu sao, đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn”.
Tới đây, ta đã có thể thấy rõ, phần người trong tâm hồn Chí Phèo đang dần thắng phần con trong hắn. Sử chuyển biến trong tâm hồn ấy đã đánh thức bản năng ham sống, muốn sống của hắn.
Điều đó càng cháy bỏng hơn khi ngày hôm sau, Chí được thưởng thức bát chào hành của do Thị Nở mang tới. Bát cháo ấy chỉ có gạo không với hành nhưng Chí đã thưởng thức như một món sơn hào hải vị. Bởi, Chí chưa bao giờ được người ta cho một bát cháo như thế. Hắn chưa bao giờ được người ta quan tâm như một con người như thế. Dù rằng, trước mặt hắn là một Thị Nở xấu đến ma chê quỷ hờn thì hắn vẫn thấy bát cháo ấy ngon hơn bất cứ thứ gì trên đời.
Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo ta cũng không thể không nói tới hình ảnh bát chào hành. Bát cháo ấy tượng trung cho tình cảm chân thành, thứ tình người thiện lương trong sáng, đầu tiên mà hắn được cho một cách tự nguyện. Vị thuốc đơn giản của dân gian ấy không chỉ giúp chỉ thoát khỏi cơn ớn lạnh, cơn say mà còn sưởi ấm tâm hồn và trái tim của Chí. Việc được một bàn tay người phụ nữ lo lắng, săn sóc như đã đánh thức ước mơ thời trai trẻ của Chí. Đồng thời, tất cả những điều đó đã đánh thức khát khao lương thiện trong Chí Phèo. Hắn thèm khát được cuộc sống bình thường của loài người: “Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lại không thể được. Họ sẽ nhận lại hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện”. Đến đây, ta càng khẳng định, tình yêu thương luôn tiềm ẩn sức mạnh phi thường. Nếu nó xuất hiện đúng nơi, đúng lúc, đúng người và đúng cách thì chắc chắn sẽ mang lại cho con người sự sống và sức sống mới. Tình yêu ấy có thể hồi sinh của những tâm hồn lầm đường lạc lối, tưởng không còn có thể quay đầu như Chí Phèo.
Kết bài
Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo, cho ta thấy rằng, tuy cánh cửa để đưa Chí Phèo về con đường lương thiện không thành công nhưng đó cũng là dấu hiệu ánh sáng của sự trở về. Nghĩa là trong tâm hồn Chí đã bùng lên ngọn lửa ham sống, yêu sống. Dù là ngắn ngủi nhưng nó giúp Chí cảm nhận được tình yêu thương, phân biệt được cái tốt và cái xấu. Khen thay cho tài của nhà văn Nam Cao. Mỗi câu, mỗi chữ, mỗi hình ảnh ông dùng để miêu tả quá trình này đêu vô cùng đặc sắc và ám ảnh.
>> Có thể bạn quan tâm: Phân Tích Quá Trình Thức Tỉnh Của Chí Phèo đầy đủ luận điểm