ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

canh khuya, ram thang gieng

Câu 1:

Hai bài Cảnh khuya và Nguyên tiêu được làm theo thể thơ nào? Vận dụng những hiểu biết về thể thơ này qua những bài thơ Đường mà em đã học, hãy chi ra đặc điểm về số tiếng trong mỗi câu thơ, số câu của một bài, cách gieo vần, ngắt nhịp của hai bài thơ nói trên.

Gợi ý trả lời:

  • Hai bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng được làm theo thể tứ tuyệt (tuyệt cú).
  • Theo những hiểu biết của em qua những bài thơ Đường đã học thì bài Cảnh khuya có 4 câu, mỗi câu 7 tiếng và có 3vần (ở các câu 1, 2, 4). Cách gieo vần, tiếng này không có gì khác với mô hình chung của thể tứ tuyệt thất ngôn. Cảnh khuya cũng có cấu trúc nội dung được viết theo trình tự từ khai, thừa, chuyển, hợp. Nghĩa là có hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau tác giả dùng để miêu tả tâm trạng. So với mô hình chung thơ tứ tuyệt, Cảnh khuya chỉ khác ở cách ngắt nhịp câu 1 và 4. Thông thường thì những câu này ngắt nhịp 4/3, nhưng ở đây câu 1 ngắt nhịp 3/4, câu 4 ngắt nhịp 2/5. Trong khi đó bài Rằm tháng giêng, lại rất chuẩn mô hình cấu trúc thể thơ tứ tuyệt, kể cả cách ngắt nhịp trong bản phiên âm. Còn ở bản dịch, tuy là thể thơ lục bát nhưng vẫn rất ý nghĩa và có thêm nhiều tính từ miêu tả như lồng lộng, bát ngát

Câu 2:

Phân tích hai câu đầu của bài thơ Cảnh khuya.

Gợi ý trả lời:   

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Hai câu thơ đầu của bài thơ này hiện lên thật đẹp. Tác giả Hồ Chí Minh đã sử dụng biện pháp so sánh âm thanh “tiếng suối” với “tiếng hát xa”. Đây là một cách ví von rất độc đáo. Lấy tiếng động của thiên nhiên để so sánh với âm thanh của con người. Để thấy rằng thanh âm của con người và thiên nhiên như hòa quyện thành một. Nhưng điều này cũng chứng tỏ, ở nơi núi rừng thanh vắng, thi nhân Hồ Chí Minh yêu thiên nhiên nhưng cũng rất nhớ những âm thanh của con người. Người ước mong sao, con người cũng sẽ sớm có sự thanh bình trong trẻo như tiếng suối nơi đây. “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”, cái hay của câu thơ là không cần dùng từ khuya mà vẫn dẫn dắt người đi thẳng vào khung cảnh đêm khuya.

Còn ở câu thơ thứ hai, Người vẽ lên một bức tranh thiên nhiên buổi tối vô cùng đẹp đẽ và lãng mạn. Ánh trăng, cùng bóng cây, bóng hoa lồng vào nhau tạo nên một cảnh tượng hư ảo, như chốn thần tiên. Ở nơi rừng thiêng nước độc, thâm u cùng cốc nhưng Bác vẫn để hồn mình thật thanh thản. Chỉ có những người nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết mới có thể quan sát và vẽ nên được bức tranh huyền diệu đó.

Câu 3:

Hai câu thơ cuối của bài Cảnh khuya đã biểu hiện những tâm trạng gì của tác giả? Trong hai câu thơ ấy có từ nào được lặp lại và điều đó có tác dụng như thế nào đối với việc thề hiện tâm trạng của nhà thơ?

Gợi ý trả lời:

Hai câu thơ cuối của bài thơ Cảnh khuya đã biểu hiện những tâm trạng lo âu vì vận mệnh đất nước của tác giả. Trong hai ấy có từ “chưa ngủ” được lặp lại, và điều đó có tác dụng khắc họa sâu sắc hơn, nhấn mạnh rõ hơn tâm trạng trằn trọc, băn khoăn, lo lắng của nhà thơ về “nỗi nước nhà”.

Câu 4:

Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài Rằm tháng giêng. Câu thơ thứ hai có gì đặc biệt về từ ngừ và đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào?

Gợi ý trả lời:

  • Hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài Rằm tháng giêng rất độc đáo và thú vị. Không gian là giữa một dòng sông xuân với ánh trăng rằm to tròn vành vạnh. Tác giả mieu tả từ trên cao xuống rồi tỏa ra xung quanh. Đặc biệt, giữa đêm khuya khoắt của mùa xuân, giữa dòng sông ấy, có những con người yêu nước đang say sưa, tâm huyết bàn bạc việc quân.
  • Câu thơ thứ hai có từ “xuân” được lặp lại 3 lần trong nguyên tác và 2 lần trong bản dịch. Điều đó đã giúp gợi ra vẻ đẹp huyền diệu, hòa hợp giữa thiên nhiên. Đó là màu sắc xuân đang đậm đặc khắp không gian, từ dòng sông, đến dòng nước tới với trời xuân. Sắc xuân chồng lên sắc xuân, khiến cho không gian càng trở nên căng tràn sức sống.

Câu 5:

Trong bài Nguyên tiêu (phiên âm) gợi cho em nhớ tới tứ thơ, câu thơ và hình ảnh nào trong thơ cổ Trung Quốc có trong SGK Ngữ văn 7 tập 1?

Gợi ý trả lời:

Bài Nguyên tiêu (phiên âm) gợi cho em nhớ tới những tứ thơ, câu thơ sau trong thơ cổ Trung Quốc có trong SGK Ngữ văn 7 tập 1 đó là:

Ví dụ như hai câu cuối của bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế đời Đường:

  • “Cơ Tô thành ngoại Hàn San tự

       Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền”.

Dịch thơ:

  • Thuyền ai đậu bến Cô Tô

      Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.

Hoặc câu cuối bài Ngư nhân của Không Lộ Thiền sư đời Lí:

  • Quá ngọ tinh lai tuyết mãn thuyền.

Dịch thơ:

  • Quá trưa tỉnh dậy, tuyết che đầy thuyền.

Ngoài ra ý thơ “nước liền trời” ở câu 2 khiến người đọc liên tưởng cảnh quan gác Đằng Vương của Vương Bột:

  • “Lạc hà dữ cô lộ tề phi

       Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc”.

Dịch thơ:

  • Ráng trời cùng bay với cò lẻ

       Nước thu một màu với trời cao

Câu 6:

Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đó đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy?

Gợi ý trả lời:

Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đó đã biểu hiện tâm hồn thanh cao và phong thái ung dung, tự tại của Bác Hồ trong hoàn cảnh ấy. Dường như cuộc sống càng khó khăn, càng nhiều thử thách thì Bác càng biết cách để chủ động trong tâm thế của mình. Bác không bao giờ để hoàn cảnh chi phối bản thân. Đặc biệt, qua hai bài thơ càng thấy Bác là người cực kỳ yêu thiên nhiên. Có thể nói, thiên tươi đẹp đã góp phần mang lại cho Bác cuộc sống thanh thản và đó cũng là người bạn chân thành của Bác.

Câu 7:

Hai bài thơ đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Em hãy nhận xét cảnh trăng ở mỗi bài có nét đẹp riêng như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Hai bài thơ đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Nhưng cả hai bài thơ đều vẽ nên những đẹp cảnh trăng riêng. Nếu như bài Cảnh khuya, cảnh trăng được miêu tả trong rừng sâu, cạnh những dòng suối trong đêm khuya thanh vắng, giống như cảnh trăng mùa thu hay mùa hạ. Một cảnh trăng mang nét đẹp cổ kính thì cảnh trăng ở Rằm tháng giêng lại được miêu tả giữa dòng sông, nơi thiên nhiên bao la rộng lớn. Đặc biệt lại là trăng rằm tháng Giêng, thời điểm đẹp đẽ trong những ngày đầu xuân, đầu năm mới, sự khởi đầu của những điều mới. Cảnh trăng trong Rằm tháng giêng, rất lồng lồng, rất đẹp và căng tràn sức sống.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Học thuộc lòng hai bài thơ.

Gợi ý trả lời: 

Hai bài thơ không quá dài, chỉ có 4 câu nên các bạn khá dễ dàng để đọc thuộc. Tuy nhiên, để nhớ lâu các bạn nên vừa đọc vừa viết ra giấy. Hoặc các bạn cũng có thể thu âm lại để hứng thú hơn.

Câu 2: Tìm độc và chép lại một số bài thơ, câu thơ của Bác Hồ viết về trăng hoặc cảnh thiên nhiên?

Gợi ý trả lời:

  1. Ngắm trăng ( trích Nhật ký trong tù)

Trong tù không rượu củng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ.

(Hồ Chí Minh)

  1. Tin thắng trận

Trăng vào của sổ đòi thơ

Việc quân đang bận xin chờ hôm sau

Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu

Ấy tin thắng trận liên khu báo về.

(Hồ Chí Minh)