Thực hành đọc hiểu: Thời thơ ấu của Hon-đa trang 61 gồm các nội dung:

– Chuẩn bị

– Đọc hiểu trong khi đọc văn bản

– Đọc hiểu sau khi đọc văn bản

1. Chuẩn bị Thực hành đọc hiểu: Thời thơ ấu của Hon-đa trang 61

Câu hỏi 1: Đọc trước đoạn trích hồi kí Thời thơ ấu của Hon-đa; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Hon-da So-i-chi, kĩ sư và nhà sáng lập hãng xe máy, oto Hon da nổi tiếng

Trả lời:

– Tác giả Soichiro Honda sinh ngày 17/11/1906 tại Yamahigashi, làng Komyo, hạt Iwata thuộc Shizuoka Prefecture của Nhật Bản. Cha của Honda là một thợ rèn, tên là Ghihei.

– Thưở nhỏ, Honda thường vui chơi bên cạnh bố, xem bố làm việc vì vậy có thể tự mày mò làm đồ chơi cho mình. Điều mà tác giả thừa kế được từ cha, là lòng yêu thích đối với nghề cơ khí.

– Honda bắt đầu làm việc với nghề giúp việc, trông trẻ con rồi sau đó xin làm thợ trong xưởng sửa xe. Nhờ sự kiên trì, nỗ lực và đam mê, nên dù gặp nhiều khó khăn trong công việc, con đường sự nghiệp, Honda luôn hướng về phía trước. Điều này giải thích cho thành công vang dội toàn cầu của công ty Honda, cho đến ngày nay.

2. Câu hỏi và trả lời phần Đọc hiểu

a) Câu hỏi trang 61: Các thông tin ở phần 1 thể hiện đặc điểm gì của hồi kí?

– Ta thấy nội dung ở phần 1 là những ghi chép về thời thơ ấu của tác giả Honda. Phần nội dung này thể hiện rõ thời gian, địa điểm cụ thể của sự việc – một đặc điểm nổi bật của thể loại hồi ký.

b) Câu hỏi giữa bài trang 62: Nêu ý nghĩa của việc nhân vật tôi nhớ lại sở thích chơi với máy móc, động cơ hồi nhỏ.

Trả lời:

– Chi tiết nhân vật tôi nhớ về sở thích chơi với động cơ, máy móc thưở nhỏ cho thấy từ khi còn là trẻ thơ, tác giả Honda đã có thiên hướng yêu thích máy móc, kỹ thuật.

– Việc thích chơi với máy móc động cơ đã thể hiện ngay từ nhỏ khẳng định Hon-da có thiên hướng với máy móc kĩ thuật.

c) Câu hỏi giữa bài trang 62: Câu bé Hon-da học kém môn nào và thích thú những gì?

Trả lời:

– Hồi nhỏ, Honda học kém môn thực vật và sinh vật.

– Điều khiến cậu bé thích thú là xem tivi và những gì về máy móc, các động cơ. Honda thưở nhỏ luôn thấy vui sướng khi được nhìn theo chiếc xe ô tô, rồi đuổi theo chúng và ngửi mùi khói, mùi dầu tỏa ra từ xe.

d) Câu hỏi giữa bài trang 62: Tranh minh họa cho chi tiết, sự việc gì trong truyện?

Trả lời:

– Tranh minh họa trong truyện là thể hiện cho niềm đam mê khám phá các loại động cơ máy móc, lỹ thuật từ thưở nhỏ của tác giả Honda.

e) Câu hỏi giữa bài trang 62: Tìm những từ mượn có trong phần (3) này.

Trả lời:

Các từ mượn trong đoạn (3) gồm có: Tivi, tuốc nơ vít, ô tô

f) Câu hỏi giữa bài trang 62: Chi tiết “tôi” dí mũi xuống đất ngửi mùi dầu máy nói lên điều gì?

Trả lời:

– Chi tiết nhân vật tôi dó mũi xuống đất ngửi mùi dầu thể hiện rằng, cậu bé Honda là đứa trẻ hiếu động, tò mò và đam mê khám phá những điều mới lạ,  đặc biệt là những thứ liên quan đến động cơ, máy móc.

h)  Câu hỏi giữa bài trang 63: Cậu bé Hon da đã làm những việc gì để xem được máy bay thật biểu diễn?

Trả lời:

Thực hành đọc hiểu: Thời thơ ấu của Hon-đa trang 61. Để xem được máy bay thật biểu diễn, Honda đã làm những việc dưới đây:

– Lén lấy 2 đồng xu, trốn học và lấy xe đạp của bố đi đến doanh trại liên đội

– Khi không đủ tiền vào xem thì Honda đã ngụy trang rồi trèo lên cây để xem từ xa

g) Câu hỏi giữa bài trang 64: Nhân vật tôi đã chọn bắt chước những trang bị của phi công?

Trả lời:

– Nhận vật tôi đã bắt chước theo mũ và kính của người phi công.

Nhân vật “tôi” đã bắt chước mũ và kính của những người phi công.

Thuc-hanh-doc-hieu-thoi-tho-au-cua-hon-da-trang-61

3. Câu hỏi và trả lời cuối bài

Câu hỏi 1 trang 64: Những chi tiết nào chứng tỏ nhân vật “tôi” thời thơ ấu đã rất yêu thích máy móc?

Trả lời:

– Những chi tiết cho thấy nhân vật “tôi” đã yêu thích may móc khi còn rất nhỏ:

+ Khi đến tiệm xay lúa và tiệm xẻ gỗ, Honda thích thú đứng ngắm nhìn các loại máy móc của tiệm

+ Honda có niềm hứng thú với pin, các ống nghiệm và luôn cảm phục các chú thợ điện luôn có bên mình những dây cáp, kìm, tuốc nơ vít.

+ Honda tò mò đuổi theo những chiếc xe ô tô để ngửi mùi khói và có thể dí mũi xuống đất để xem xét mùi dầu.

+ Cậu bé cũng đã trốn học, một mình lén đi xem máy bay thật biểu diễn, lúc về nhà thì bắt trước các chú phi công.

Câu 2 trang 64: Trong nhiều sự việc được nhân vật “tôi” kể lại, em có ấn tượng nhất với sự việc nào? Vì sao?

Trả lời:

– Một chi tiết khiến em ấn tượng nhất là hình ảnh nhân vật “tôi” dí mũi xuống đất để ngửi mùi dầu máy của chiếc ô tô. Bởi chi tiết này không chỉ thể hiện được sự ngây ngô, con trẻ mà còn cho thấy niềm đam mê bất tận của Honda đối với động cơ, máy móc.

Câu 3 trang 64: Đặc điểm của thể hồi kí được thể hiện ở văn bản này như thế nào? Hãy chỉ ra một số biểu hiện cụ thể.

Trả lời:

– Trong văn bản này, đặc điểm của hồi ký thể hiện ở việc kể lại các sự kiện, sự việc xảy ra trong quá khứ với thời gian, địa điểm xác định. Đồng thời, qua việc tái hiện sự việc đã thể hiện được tâm trạng, cảm xúc của nhân vật.

– Các mốc thời gian cụ thể, các địa điểm xác định trong quá khứ thể hiện tính xác thực của thể loại hồi ký.

Câu 4 trang 64: Qua đoạn trích hồi kí trên, em thấy những dấu hiệu sớm bộc lộ thiên hướng về kĩ thuật của Hon-đa có liên quan gì đến sự nghiệp của ông sau này?

Trả lời:

– Theo em, những dấu hiệu sớm bộc lộ thiên hướng về kĩ thuật của tác giả Honda có mối quan hệ mật thiết và quyết định đến thành công của ông trong sự nghiệp sau này. Bởi ngay từ nhỏ, Honda không chỉ thể hiện niềm đam mê với động cơ, máy móc mà còn từng nghĩ đến việc chế tạo, hiện thực một chiếc xe. Ông từng ước mơ, hy vọng “Biết đâu, có lúc nào đó mình sẽ làm được chiếc xe như thế nhỉ?” và sau đó đã kiên trì thực hiện ước mơ đó, dù gặp nhiều thử thách, trở ngại. Như từ nhỏ ông đã tìm mọi cách để được xem máy bay thật, thì khi trưởng thành, ông đã tìm được cách để chế tạo ra những chiếc xe.