ĐỀ KIỂM TRA HẾT HỌC KÌ I

(Đề thi lớp 6 kỳ 1 ) Môn Ngữ văn lớp 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống)

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Cha tôi

Ban mai tất tả ra đồng

Cánh đồng sương phủ mênh mông gió lùa

Củ khoai lửng dạ xế trưa

Thảnh thơi đóm lửa say sưa thuốc lào

 

Ống quần bên thấp bên cao

Bên nào thì cũng ngập vào bùn sâu

Quanh năm một mảnh áo nâu

Dầm mưa dãi nắng ngả mầu bạc phơ

 

Chỗ tát nước chỗ be bờ

Chỗ sâu chỗ cỏ cậy nhờ tay cha

Tháng năm lầm lũi đi qua

Tóc cha thôi thoắt đã là tóc mây.

 

Một chiều cả gió lá bay

Cánh đồng bỏ lửng đường cầy của cha

Ngang trời một vệt sao sa

Mưa phùn gió bấc ướt nhoà mắt con

(Ninh Đức Hậu – Ngọn gió dắt về – NXB Văn học 2021)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A. Song thất lục bát

B. Lục bát

C. Tự do

D. Thất ngôn bát cú

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?

A. Biểu cảm

B.Tự sự

C. Thuyết minh

D. Nghị luận

Câu 3. Bài thơ viết về đề tài gì:

A. Tình yêu thiên nhiên

B. Tình yêu quê hương .

C. Tình bạn

D. Tình cảm gia đình

Câu 4. Hình ảnh trong câu thơ “Ống quần bên thấp bên cao/ Bên nào thì cũng ngập vào bùn sâu” thể hiện điều gì?

A. Nỗi vất vả của cha

B. Sự quan sát tỉ mỉ của nhà thơ

C. Điều kiện sống khó khăn

D. Cả 3 nội dung trên

Câu 5. Thành ngữ “dầm mưa dãi nắng” có ý nghĩa là gì?

A. Những hiện tượng thời tiết

B. Sự chịu đựng công việc vất vả, khó nhọc

C. Phẩm chất tốt đẹp của người lao động

D. Tình yêu thiên nhiên

Câu 6. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “ngang trời một vệt sao sa”

A. Ẩn dụ

B. So sánh

C. Hoán dụ

D. Điệp từ

Câu 7. Cảm xúc của người con khi ngắm cha trong câu thơ “Tháng năm lầm lũi đi qua

Tóc cha thôi thoắt đã là tóc mây” là gì?

A. Vui mừng khi nhìn thấy tóc cha bạc trắng

B. Lo âu khi giật mình nhận ra tóc cha bạc trắng

C. Không hiểu tại sao cha nhanh già như thế

D. Không có cảm xúc gì.

Câu 8. Dòng nào nêu chính xác ý nghĩa của bài thơ

A. Bài thơ viết về nỗi vất vả của người cha nông dân.

B. Bài thơ thể hiện tâm trạng của người con thương cha .

C. Bài thơ bày tỏ tấm lòng biết ơn với người nông dân vất vả dầm mưa dãi nắng.

D. Bài thơ là tình cảm yêu thương, xót xa của đứa con trước cuộc đời nhiều vất vả của cha mình.

Câu 9. Chỉ ra ít nhất một từ chỉ công việc của nhà nông. Theo em từ ngữ đó có ý nghĩa như thế nào?

Câu 10. Em hãy viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu về ý nghĩa của tình cảm gia đình.

PHẦN II: VIẾT VĂN (4,0 điểm)

(Đề thi lớp 6 kỳ 1 ) Hãy kể lại một trải nghiệm đáng nhớ bên cạnh người thân hoặc gia đình em.

Lời giải

Phần I. Đọc – hiểu

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án B A D A B A B D

Câu 9

– Hs chỉ cần chỉ ra một từ:

+ Tát nước.

+  Be bờ

+ Cày

– Ý nghĩa:

+ Thể hiện rõ công việc của cha, một người nông dân.

+ Đó là những công việc vất vả, lam lũ mà người con quan sát và hiểu được về cha mình.

Câu 10.

Ý nghĩa của tình cảm gia đình:

– Tình cảm gia đình là tình cảm gắn bó, yêu thương sẻ chia giữa những người cùng một gia đình.

– Đó là một tình cảm thiêng liêng, gắn kết bằng huyết thống.

– Tình cảm gia đình là chỗ dựa, là động lực để các thành viên sống, làm việc, hạnh phúc.

– Gia đình yên ấm, các thành viên yêu thương nhau…là nền tảng cho một xã hội hạnh phúc, văn minh

Phần II. Viết

(Đề thi lớp 6 kỳ 1 ) Kể về một kể lại một trải nghiệm đáng nhớ bên cạnh người thân hoặc gia đình em.            

*Mở bài: Giới thiệu về trải nghiệm của em

  • Thời gian diễn ra trải nghiệm
  • Người thân đồng hành cùng em là ai

*Thân bài

  • Lí do em có trải nghiệm đó (thành tích học tập, mong muốn của bản thân em, nguyện vọng của bố mẹ hoặc người thân)
  • Kể lại trình tự của trải nghiệm

+ Bắt đầu như thế nào (chuẩn bị, tiến hành…)

+ Diễn biến của trải nghiệm (bản thân em đã làm gì, em khám phá, cảm nhận được điều gì từ những thứ em thấy, em làm…)

+  Kết thúc trải nghiệm (thời gian, kết quả trải nghiệm…)

  • Nêu ý nghĩa, bài học rút ra từ trải nghiệm

*Kết bài: Cảm nghĩ của em về trải nghiệm, tình cảm của em với người thân hoặc gia đình. Mong muốn cho những trải nghiệm tiếp theo.