Tóm tắt truyền thuyết lịch sử Thánh Gióng

Trước khi phân tích truyện thánh gióng cần nắm rõ cốt truyện của truyền thuyết Thánh Gióng nhằm hiểu tư tưởng khái quát của tác phẩm.

Vào đời vua Hùng thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng tuổi đã cao, tuy sống phúc đức và chăm chỉ làm ăn, nhưng mãi không có được một người con. Một hôm ra đồng, người vợ thấy một vết chân to nên đã ướm thử. Và nhà bà thụ thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai bụ bẫm, khôi ngô. Nhưng kỳ lạ thay, tuy đã lên ba tuổi nhưng cậu không biết đi cũng không biết nói cười.

Lúc này, giặc Ân xuất hiện ở bờ cõi nước ta. Cậu bé bỗng cất tiếng nói đầu tiên, đó là xin đi đánh giặc. Thế rồi cậu lớn bổng lên. Cơm ăn mãi không no, áo vừa may xong đã không còn vừa vặn. Bà con làng xóm phải góp gạo nuôi cậu. Khi giặc đến, cậu bé vươn vai một cái đã trở thành tráng sĩ. Cậu mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt và cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Khi roi sắt gãy, Gióng nhổ những bụi tre bên đường và đánh tan quân giặc.

phan-tich-truyen-thanh-giong

Bài mẫu phân tích

Mở bài

Truyền thuyết Thánh Gióng là truyền thuyết được xem là tác phẩm hay nhất về chủ đề yêu nước của dân tộc ta. Tình yêu nước được nảy nở từ xa xưa, nhờ đó nhân dân ta đã chiến thắng bao nhiêu kẻ thù xam lăng. Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu cho nhân dân, là hình tượng của người anh hùng đánh giặc giữ nước trong lịch sử dân tộc. Sau này, hình ảnh người anh hùng xuất hiện nhiều hơn ngay trong chính bối cảnh các triều đại lịch sử mà không còn là truyền thuyết. Nhưng Phân tích truyện thánh gióng chi tiết sẽ thấy, chính hình tượng Thánh Gióng đã bắt đầu cho truyền thống yêu nước lâu đời của dân tộc ta.

Thân bài

  • Luận điểm 1: Sự ra đời của Thánh Gióng

Khi Phân tích truyện thánh gióng điểm đầu tiên cần lưu ý là cách mà Thánh Gióng ra đời. Không chỉ truyền tải tư tưởng, tình cảm về lòng yêu nước, truyền thuyết Thánh Gióng còn thể hiện sự sáng tạo và liên tưởng phù hợp của nhân dân ta trong sáng tác các câu chuyện dân gian gửi gắm niềm tin và ước mơ.

Thánh Gióng ra đời theo cái cách rất kỳ lạ. Đó là mẹ Gióng có thai là do ướm chân vào vết bàn chân khổng lồ trên đồng. Bà mang thai trong mười hai tháng mà không phải chín tháng mười ngày như mọi phụ nữ khác. Thế rồi khi lên ba, cậu bé không biết nói, không biết cười và cũng không biết đi. Sự ra đời của Thánh Gióng xuất phát từ quan niệm xa xưa của nhân dân, là anh hùng phi thường, có tài như thánh thần là người mà Trời sai xuống để giúp đỡ dân làng, bởi vậy các tác giả dân gian đã tưởng tượng ra cách ra đời kì lạ của Gióng.

  • Luận điểm 2: Thánh Gióng nói lời đầu tiên là lời yêu nước và sự lớn lên kì lạ

Gióng đã ra đời theo một cách kì lạ, vì vậy dù ba tuổi không nói cười không có nghĩa Gióng là đứa trẻ bất hạnh tật nguyền. Chi tiết này mang ý nghĩa nhiều hơn thế. Bởi suốt ba năm chưa từng phát ra tiếng nói, nhưng lời đầu tiên của Gióng là sự thể hiện lòng yêu nước, tinh thần chống giặc, giữ gìn quê hương.

Mặc dù còn nằm ngửa đã đòi áo giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt để đánh giặc. Và khi chờ đợi giặc tới, Gióng đã lớn nhanh như thổi. “Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ”. Nhưng dù là những chi tiết tưởng tượng, hình tượng Thánh Gióng vẫn gần gũi với nhân dân, khi Gióng được nuôi dưỡng bằng cơm góp lại từ dân làng. Điều này nhằm nói rằng, Gióng cũng sống bằng cơm, thứ nuôi sống con người, và Gióng là con em của nhân dân.

Việc Gióng lớn nhanh, lớn phi thường bởi giặc đã ở bờ cõi, đất nước sắp bị xâm lăng. Lúc này, việc cấp bách hơn cả là cứu nước, vì vậy Gióng phải lớn thật nhanh chóng. Và việc Gióng lớn lên nhờ sự gom góp nuôi dưỡng của cả dân làng chính là sự gửi gắm về sức mạnh cộng động. Hình tượng Thánh Gióng trở thành đại diện cho sức mạnh của toàn dân.

Việc cứu nước là rất hệ trọng và cấp bách nên càng thôi thúc Gióng phải lớn thật nhanh. Mà Gióng lớn không chỉ do sự nỗ lực của mình mà còn nhờ sự chăm bẵm của toàn dân. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh của cộng đồng. Gióng tượng trưng cho sức mạnh của toàn dân.

  • Luận điểm 3: Đánh thắng giặc Ân, Gióng bay về trời

Giặc đã đến và khi sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt cho Gióng, cậu bé đến 3 tuổi vẫn còn nằm ngửa bỗng “vùng dậy, vươn vai một cái bồng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt”.

Dân gian kể rằng, trong trận đánh với trăm ngàn quân giặc, ngựa của Gióng phun ra lửa thiêu cháy giặc, roi sắt của Gióng thì làm quân giặc chết như ngả rạ. Tất cả dân làng theo Gióng đi đánh giặc, từ già trẻ, từ đàn ông đàn đến đàn bà. Roi sắt gãy, Gióng nhổ trẻ bên đường làm gậy. Và hình ảnh cây tre thân thuộc của nhân dân ta lúc này giúp con người bảo vệ đất nước. Bởi vậy, Gióng cùng nhân dân đã thắng kẻ xâm lăng không chỉ bằng sức mạnh kì diệu của ngựa sắt, roi sắt mà bằng những gì gần gũi mà quê hương ban cho.

Khi giặc đã tan, Gióng đến chân núi sóc và trút bỏ bộ áo giáp sắt, sau đó “cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời”, biến mất. Chi tiết kết thúc này của câu chuyện là sự hợp lý hóa cho sự ra đời kì lạ của Gióng. Bởi Gióng là bậc thánh thần, nên khi đã giúp được nhân dân, cứu được người, Gióng phải bay về trời là lẽ đương nhiên.

Vua Hùng phong Gióng là “Phù Đổng Thiên Vương” với ý nghĩa rằng, Gióng là người nhà Trời. Và đó cũng là những sáng tạo, cách gửi gắm ý nghĩa, tư tưởng vào hình tượng nghệ thuật Thánh Gióng.

Ngày nay, ở Sóc Sơn (huyện ngoại thành Hà Nội) vẫn còn đền thờ Thánh Gióng. Hằng năm, ngày Hội Gióng đều diễn ra như là sự tưởng nhớ công ơn của nhân dân đối với Thánh Gióng. Ở đó, nhân dân biểu diễn mô phỏng cho cách đánh giặc, cho chiến công của Gióng cùng nhân dân xưa kia. Và nhân dân tin rằng, những bụi tre Gióng nhổ bên đường, những vất chân ngựa đã lún thành ao hồ là có thật. Điều này là minh chứng cho lòng yêu nước của nhân dân ta đã có từ ngàn xưa.

Kết luận

Thánh Gióng là một truyền thuyết lịch sử và nhân vật Thánh Gióng thực tế không phải là một anh hùng bằng xương bằng thịt. Phân tích truyện thánh gióng dễ thấy, Thánh Gióng là hình tượng nghệ thuật nhân dân đã sáng tạo tưởng tượng ra. Hình ảnh này truyền tải truyền thống vừa dựng nước vừa đấu tranh chống kẻ xâm lăng, giữ nước có từ thời các vua Hùng.

Truyền thuyết Thánh Gióng cũng là sự thể hiện ước mơ của nhân dân về một anh hùng có sức mạnh phi thường có thể chống trả mọi kẻ thù xâm lược. Đồng thời, tác phẩm này cũng truyền tải thông điệp về tỉnh cảm trân quý và biết ơn những con người anh hùng dũng cảm đã có công với dân với nước. Đặc biệt, đáng tự hào hơn, khi đến nay truyền thuyết Thánh Gióng vẫn là tác phẩm tiêu biểu để giáo dục các thế hệ về lòng yêu nước, về tinh thần chiến đấu bảo vệ đất nước.

>> Xem thêm: Phân Tích Tình Huống Truyện Chữ Người Tử Tù Của Nguyễn Tuân