Soạn Luyện tập thao tác lập luận phân tích Trang 43-44 Ngữ văn 11 Tập 1
Câu 1(Soạn Luyện tập thao tác lập luận phân tích): Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng không tốt tới kết quả học tập và công tác. Anh chị hãy phân tích hai căn bệnh nói trên.
Gợi ý:
- Phân tích những biểu hiện của thái độ tự ti và tự phụ.
- Phân tích tác hại của tự ti và tự phụ
- Khẳng định một thái độ sống hợp lý.
Trả lời:
(Soạn Luyện tập thao tác lập luận phân tích)
a. Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự ti:
+ Khái niệm: tự ti là tự đánh giá thấp mình, tự cho rằng mình không thể làm được điều gì nên thiếu tự tin. Tự ti hoàn toàn khác với khiêm tốn.
+ Những biểu hiện thái độ tự ti:
- Luôn tự coi mình kém cỏi, không bằng người khác
- Mặc cảm, e dè, không giám phấn đấu, không dám vươn lên
- Không dám tin tưởng vào năng lực, sở trường, sự hiểu biết, kiến thức… của mình.
- Nhút nhát, thường tránh xa những chỗ đông người.
+ Tác hại của thái độ tự ti:
– Khiến bản thân không thể phát triển, không dám đón nhận những cơ hội, thử thách mới cho mình.
– Khiến bản thân sẽ trở thành con người hèn nhát, yếu đuối
– Trong mọi việc, người tự ti sẽ luôn là người thất bại
b. Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự phụ:
+ Khái niệm: tự phụ là thái độ đề cao quá mức bản thân, tự cao tự đại đến mức xem thường người khác. Tự phụ khác với tự hào.
+ Những biểu hiện của thái độ tự phụ:
- Luôn tự coi mình là hơn người, giỏi giang, không ai bằng mình
- Kiêu ngạo, coi thường mọi người, chỉ nghĩ đến bản thân.
- Luôn tự cho mình là đúng ở mọi việc.
- Khi làm được một việc gì đó lớn lao thì thậm chí còn tỏ ra coi thường người khác, cho mình là giỏi giang.
+ Tác hại của tự phụ:
- Không thể hòa đồng cùng bạn bè, đồng nghiệp, không có tinh thần làm việc tập thể cùng đóng góp chung, từ đó sẽ khiến bạn bè xa lánh và coi thường.
- Có cái nhìn sai lệch về năng lực của bản thân
- Chính vì quá đề cao bản thân mà đôi khi rất dễ gặp phải thất bại.
Như vậy, tuy là hai thái độ trái ngược nhau (một bên tự hạ thấp mình, một bên tự đề cao mình) nhưng bản chất của tự ti và tự phụ đều là cách sống xuất phát từ cá nhân, thu về cá nhân, không phải là cách sống hòa hợp với mọi người. Tự ti là thu mình lại sống cho yên thân, tự phụ là đề cao mình để bản thân được nổi bật – cả hai cách sống đó đều dẫn đến chỗ xa lánh tập thể, không phù hợp với nguyên tắc sống của thời đại ngày nay và đều dẫn đến tác hại là bị cô lập, không nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng để tiến bộ.
c. Khẳng định một thái độ sống hợp lý:
Như vậy, mỗi người muốn tiến bộ trong cuộc sống thì phải hòa hợp với mọi người trong một quan hệ bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau, cùng chia sẻ với nhau, học hỏi nhau để cùng tiến bộ. Cần phải biết đánh giá đúng bản thân để phát huy được hết khả năng, điểm mạnh cũng như có thể khắc phục được những điểm yếu.
Câu 2: Phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường trong hai câu thơ sau:
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm ọe quan trường miệng hét loa.
(Trần Tế Xương, Vịnh khoa thi Hương)
Gợi ý:
- Phân tích nghệ thuật sử dụng các từ “lôi thôi, ậm ọe”
- Phân tích biện pháp đảo trật tự từ trong hai câu thơ.
- Phân tích hình ảnh “Vai đeo lọ” của sĩ tử và “miệng thét loa” của quan trường.
- Nêu cảm nhận về cảnh thi cử.
Trả lời:
a. Phân tích ghệ thuật sử dụng từ ngữ qua các từ như “lôi thôi, ậm ọe”
+ Từ “lôi thôi”: gợi hình ảnh nhếnh nhác, luộm thuộm của các sĩ tử
+ Từ “ậm oẹ”: gợi âm thanh lời nói thiếu nghiêm túc, thiếu trang nghiêm của quan trường
Tác giả sử dụng từ láy tượng thanh và tượng hình rất giàu hình tượng và cảm xúc
==> giúp người đọc hình dung cụ thể hơn về hình ảnh sĩ tử, quan trường.
b. Phân tích nghệ thuật đảo trật tự từ trong hai câu thơ:
+ Hình ảnh sĩ tử chẳng hề mang dáng dấp thư sinh. Biện pháp đảo ngữ lôi thôi sĩ tử vừa nhấn mạnh sự luộm thuộm, không gọn gàng, vừa gây ấn tượng khái quát về hình ảnh những sĩ tử khoa thi này. Họ không có tư thế người đi thi, càng không có tư thế người làm chủ trong kì thi. Hình ảnh sĩ tử trong thơ Tú Xương đã phản ánh sự sa sút về “nho phong sĩ khí”, do sự nhốn nháo, ô hợp của hoàn cảnh xã hội đem lại.
+ Hình ảnh quan trường xuất hiện với vẻ ra oai, nạt nộ. Cái oai của quan trường là cái oai cố tạo, cái oai “vờ”. Từ ậm oẹ biểu đạt âm thanh của tiếng nói to nhưng bị can trong cồ họng nên trầm và nghe không rõ, nói lên cái oai không thực chất của quan trường. Cùng với biện pháp đảo ngữ ậm oẹ giọng thét loa của quan trường, có thể thấy được sự huyên náo, lộn xộn của cảnh trường thi này. Quan phải thét vì sĩ tử chẳng ai nghe. Sĩ tử không ai nghe nên quan càng phải cố tỏ cái oai vờ nạt nộ.
==> Làm nổi bật hình dáng, hành động của các sĩ tử và quan trường.
c. Phân tích hình ảnh “Vai đeo lọ” của sĩ tử và “miệng thét loa” của quan trường.
+ Hình ảnh các sĩ tử ăn mặc lôi thôi lếch thếch, thật ăn mặc đã vậy, tác phong cũng thật lạ kì: “vai đeo lọ”. Lọ gì? Lọ mực chăng? (Nói đến sĩ tử có lẽ nào lại là lọ nước?) Từ “đeo” khiến dáng vẻ kẻ sĩ thêm nặng nề, kì cục, “đeo” là đeo vật gì nặng nề ra điều khó nhọc, nay đeo lọ mực thì cái dáng vẻ ấy vừa buồn cười lại vừa thêm bội phần luộm thuộm. Lọ mực nhỏ vậy mà đã “đeo” còn bút giấy không hiểu mang vác, khuân ôm thế nào? Ở đây có thể hiểu thêm một ẩn ý sâu xa của nhà thơ: việc học hành, ôn luyện chữ thánh hiền là một việc quá sức với những kẻ ngu ngốc, kệch cỡm như vậy. Nhưng mang mực đi đâu mà phải “đeo” như vậy?
“Ậm oẹ quan trường miệng thét loa”
+ Nhắc đến quan trường là nhắc đến trường thi. Ta biết rằng việc thi cử trong xã hội xưa là một việc vô cùng quan trọng, cho cả kẻ sĩ, cho cả triều đình, đất nước bởi thi là để chọn ra người hiền tài giúp nước. Bởi vậy, trường thi luôn toát lên vẻ trang trọng, uy nghiêm. Nhưng trường thi này thì khác, đám sĩ tử thì lôi thôi, bệ rạc. Còn đám quan trường coi thi cũng chẳng hơn, “ậm oẹ”, “thét loa”.
Tiếp tục dùng phép đảo ngữ, đưa từ “ậm oẹ” lên trước nhà thơ muôn tạo ấn tượng về những bậc quan chưa thấy người mà đã thấy tiếng. Không phải tiếng tăm, danh vọng chi mà là tiếng quan trường “thét loa” (gọi sĩ tử, thông báo, nhắc nhở, … điều gì đó) bằng thứ tiếng thét “ậm oẹ” – tiếng bị cản từ trong cổ họng nghe không rõ. Chỉ riêng từ “ậm oẹ” đã đủ bán đứng tư cách và phẩm giá vị quan trường. Đó là những kẻ “ăn không nên đọi nói chẳng nên lời” vậy sao có thể cai quản việc nước? Âm thanh “ậm oẹ” còn gợi liên tưởng đến tiếng người câm đang cố gào lên điều gì đó. Chỉ khác là ở đây quan trường không gào mà “thét”, “thét loa”. “Thét” để át đi những âm thanh ồn ã, lộn xộn nhộn nhạo hay “thét” để góp thêm vào sự hỗn loạn vốn có. Cái dáng vẻ ấy nhốn nháo thế nào, nó không có được sự nghiêm túc, chỉn chu, trang nghiêm cần có ở một vị quan.
d. Cảm nhận về cảnh thi cử:
+ Cảnh thi cử mất đi sự thiêng liêng, nghiêm túc vốn có mà trở nên lộn xộn, ầm ĩ như họp chợ phần nào đánh giá một xã hội thối nát, mục rữa.
+ Điều này báo hiệu một sợ ô hợp, láo nháo trong thi cử. Hình ảnh sĩ tử phong nhã thanh cao đã biến đi đâu mất, mà thay vào đó là hình ảnh lôi thôi, luộm thuộm. Điều này càng cho thấy sự ô hợp của xã hội bấy giờ. Hình ảnh quan trường phải mạnh mẽ, bạo dạn, thì nay lại cho thấy sự yếu ớt, khiếp sợ ậm ẹ thét loa. Sĩ tử không thèm nghe quan, quan càng phải thét loa. Sự lộn xộn cảnh trường thi đã làm mất đi tính tôn nghiêm, giá trị của kì thi gợi đến hình ảnh một buổi thi Hương lúc cuối mùa của Nho học, khi ngày tàn của chế độ phong kiến và thời điểm úa tàn của nền độc lập dân tộc trước sự xâm lăng của chủ nghĩa thực dân.