Văn mẫu Phân tích 18 câu thơ đầu bài trao duyên
Mở bài
Nguyễn Du tự là Tố Như, ông sinh trưởng trong một gia đình quý tộc thời lê – Trịnh. Thuở nhỏ ông sống trong nhung lụa nhưng gia cảnh cũng có phần sa sút. Đã có thời gian ông phải về Tiền hải quê vợ để sống, sau này nếm đủ mùi tàn khổ của cuộc đời. Hoàn cảnh là thế nhưng ông lại cực kỳ uyên bác, tài hoa. Ông được mệnh danh là đại thi hào dân tộc với rất nhiều tác phẩm để lại cho đời. Một trong những tác phẩm nổi tiếng lưu truyền sử sách chính là Truyện Kiều nói về biến cố của cuộc đời cô kiều. Trong đó, phải kể đến đoạn trích Trao Duyên, ở 18 câu thơ đầu là lời cậy nhờ của Thúy Kiều đến Thúy Vân thay mình kết duyên cùng Kim Trọng. Đoạn trích đã để lại nhiều xúc động trong lòng độc giả về nàng Kiều nặng tình nghĩa.
Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim ,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Chiếc thoa với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung.
Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên!
Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.
Thân bài
Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Gia quyến gặp biến cố, để chuộc cha, Kiều đành phải bán thân lấy tiền chuộc cha. Tuy nhiên, nàng vẫn còn đau đáu mối tình dành cho Kim Trọng. Chính vì vậy, nàng muốn se duyên Thúy Vân với Kim Trọng để phần nào an tâm khi ra đi. Khi nhờ cậy Thúy Vân, Thúy Kiều xuống nước và cầu xin em hãy đồng ý với nguyện vọng của mình. Theo đó, động từ “Cậy” đồng nghĩa với nhờ nhưng cũng bao hàm gửi gắm, mong đợi và tin tưởng về sự giúp đỡ của Thúy Vân. Đây là động từ mạnh, cho thấy sự nhún nhường, sự mong mỏi và chân thành của Thúy Kiều khi se duyên cho em. Đặc biệt, khi vế sau là: “Chịu lời”, cho thấy Thúy Kiều đang đưa Thúy Vân vào thế phải chấp nhận, không thể từ chối và mang sắc thái nài nỉ, ép người nhờ cậy. Như vậy, tính chất câu chuyện trở nên rất quan trọng và thực sự đối với Thúy Kiều mà nói đây là việc quan trọng nên cô mới tin tưởng, ép Thúy Vân phải nhận.
Phân tích 18 câu thơ đầu bài trao duyên – Đặc biệt, câu thơ sau Thúy Kiều nói: “Ngồi lên cho chị lạy rồi, sẽ thưa”. Chúng ta có thể hình dung ra bức tranh Thúy Kiều đang quỳ gối để cầu xin thúy Vân. Thường con người ta chỉ quỳ trước trời đất và cha mẹ, còn kẻ sĩ không bao giờ quỳ gối dưới chân ai. Vậy mà Thúy Kiều gạt bỏ mọi liêm sỉ, sẵn sàng xuống nước, quỳ xuống để thưa chuyện với Thúy Vân. Vế sau: “sẽ thưa” cho thấy hành động lạy thưa là hành động của kẻ bề dưới với bề trên, nhưng đây lại là Thúy Kiều với Thúy Vân. Có nghĩa là Kiều hoàn toạn hạ mình để xin Vân đồng ý cho hôn sự này. Đây là hành động bất thường nhưng trong hoàn cảnh này tì nó lại phù hợp, hành động của Kiều là lạy đức tính hi sinh cao cả của Thúy Vân. Kiều mong Thúy Vân hãy rủ lòng thương, sự hi sinh của mình mà đồng ý. Dường như với cách xin thưa này của Thúy Kiều đã đưa Thúy Vân vào thế phải nhận. Có như vậy, Thúy Kiều mới tiếp tục dãi bày tâm sự:
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Thúy Kiều lạy thưa Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng, và khi biết rằng Thúy Vân đã nhận lời, nàng dãi bày tình cảnh của mình. Đó là câu chuyện tình yêu trong sáng, sâu đậm, tiếng sét ái tình mới gặp mà ngỡ đã biết nhau trăm năm. Mối tình đang đẹp là thế vậy mà đành dang dỡ : “đứt gánh tương tư”. Vì nàng Kiều phải đứng giữa bên tình – bên hiếu để lựa chọn, nàng đã chọn bên hiếu đành lỡ hẹn với chàng Kim. Nhưng nàng vẫn không thể yên tâm đành phải nhờ Thúy Vân tiếp tục mối duyên này.
Câu thơ sau với động từ “mặc” cho thhaays sự ủy thác, phó mặc của Kiều cho Vân, Kiều đã giao toàn bộ trọng trách cho em và muốn Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọn. Đây có thể nói là lời thuyết phục khôn khéo của Kiều để dấy lên tình thương và trách nhiệm của người em gái đối với Kim Trọng. Có lẽ Thúy Kiều rất hiểu Thúy Vân, Thúy Vân cũng là người con gái vẹn sắc vẹn tài và có lòng hi sinh cao cả. Cho nên thấy chị trong tình cảnh bán thân nàng cũng sẽ không nỡ từ chối lời đề nghị của chị.
Kể từ khi gặp chàng Kim ,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?
Phân tích 18 câu thơ đầu bài trao duyên – Cả 4 câu thơ trên đều đang diễn tả tâm trạng của Kiều về chuyện tình của mình. Khi gặp Kim trọng lần đầu, cả hai như đã quen nhau từ lâu, đã có những lời hẹn ước, thề thốt và bên nhau uống say mật ngọt tình yêu. Tình yêu đang nồng nàn, êm ấm, hạnh phúc vậy mà “sóng gió bất kỳ” khiến cho Kiều chao đảo, bị đẩy vào thế tiến thoái nưỡng nan, một là chọn bên tình , hai là chọn bên hiếu. Và nàng đã quyết định chọn chữ hiếu và đành chấm dứt mối tình Kim – Kiều. Qua đây cho thấy nỗi xót xa của kiều về tình yêu, về người thương, mối tình trong sáng đẹp đẽ. Cách nói của Kiều cũng khiến cho Thúy vân xúc động, nhờ vậy mới thuyết phục được Thúy Vân nhận lời.
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Thậm chí, để thuyết phục được Thúy Vân, Thúy Kiều còn mang cái chết ra để thuyết phục em. Nàng đã nghĩ ngay đến cảnh cuộc đời cô quạnh, cái chết cận kề. Dù cho nàng chết nhưng nàng vẫn mong Thúy Vân và Kim Trọng bên nhau, như vậy thì dù ở nơi chín suối, nàng sẽ mãn nguyện và hạnh phúc.
Nàng đã viện đến cái chết để Thúy Vân cảm kích mà nhận lời. Có lẽ nàng quá thông minh, sắc sảo, nắm được điểm yếu của Thúy Vân đó là tình máu mủ ruột rà, đó là tuổi trẻ còn dài nên Thúy Vân nhất định khó có thể từ chối lời thỉnh cầu của Kiều.
Chiếc thoa với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung.
Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên!
Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.
Phân tích 18 câu thơ đầu bài trao duyên – Sau khi Thúy Vân đã nhận lời Thúy Kiều về mối duyện tình với Kim Trọng. Thúy Kiều bắt đầu đưa những kỉ vật của cả hai cho thúy vân. Kỷ vật chính là chiếc vành, bức tờ mây. Đây đều là những kỉ vật đơn sơ mà thiêng liêng, nhân chứng cho tình yêu lứa đôi và là quá khứ hạnh phúc. Tuy nhiên, trong lời trao kỉ vật “Duyên này thì giữ, vật này của chung” cho thấy sự nuối tiếc của Thúy Kiều, nàng vẫn mong mỏi Thúy Vân hiểu được Kim là của chung, đó là của Kiều và của Vân. Như vậy dù nàng Kiều toàn tâm toàn ý se duyên cho em, nhưng thực ra trong lòng rất xót xa và đau đớn. Vì có ai lỡ để người mình yêu lại đi cưới người con gái khác không phải mình!?
Đây chính là sự giẳng xé trong tâm trạng của Kiều. Kều có thể gửi gắm mối duyên dang dở cho Thúy Vân nhưng nàng không thể xóa đi được hình ảnh Kim Trọng vf không thể trao hết tình yêu mặn nồng xưa của Kiều và Trọng. Như vậy, lời thơ có phần day dứt, chua xót. Khi đưa ra kỷ vật cũ hình ảnh năm tháng hạnh phúc lại hiện về khiến Thúy Kiều như lạc giọng, đau đớn, trao kỉ vật mà tâm xót xa, trái tim như ai bóp nghẹt. Có lẽ phải mạnh mẽ lắm Kiều mới có thể làm được điều này. Và thực tế, ngoài mạnh mẽ thì Kiều biết phải làm gì đây.
Chỉ 18 câu thơ đầu trong trích đoạn Trao Duyên, bạn đọc phần nào hiểu được tâm trạng, nỗi khổ tâm giằng xé của Kiều khi phải trao đi mối tình sâu đậm cho em gái. Đồng thời cũng thấy nàng là một con người sống tình cảm, hiếu nghĩa và nặng tình. Qua những lời và hành động nàng nói với Thúy Vân càng khẳng định nàng là người con gái vẹn sắc, vẹn toàn, thông minh, sắc sảo với lý luận sắc bén để thuyết phục em. Chỉ bằng thủ pháp nghệ thuật sử dụng từ ngữ tinh tế, thành ngữ dân gian, ẩn dụ, liệt kê và giọng điệu nhẹ nhàng, da diết… trích đoạn đã mang đến cho người đọc những cảm xúc khác nhau và càng thương yêu cô Kiều hơn.
Kết bài
Nguyễn Du quả thực rất xứng đáng với danh xưng Đại Thi Hào Dân Tộc khi ông không chỉ là bậc tài hoa trong thơ ca mà tấm lòng của ông thương xót cho thân phận phụ nữ xã hội xưa càng được trân trọng. Mấy ai có thể hiểu và cảm thương cho số phận những người phụ nữ chân yếu tay mềm, hồng nhan bạc mệnh… Những tâm trạng đớn đau của Kiều cũng là tâm trạng của tác giả, xót thương cho nhân vật của mình nói riêng và phụ nữ nói chung. Cuộc đời của Kiều chính là hình ảnh đại diện cho “Hồng nhan bạc mệnh”, dù có tài có sắc thì cũng không tự quyết định cuộc đời mình. 18 câu thơ trong đoạn trích trên cũng là tiếng chuông cảnh báo sự thối nát của xã hội trọng nam khinh nữ và thân phận thấp hèn của người phụ nữ, bị chèn ép, hi sinh và không có tiếng nói, lựa chọn cho cuộc đời.
>> Xem thêm: Dàn ý phân tích trao duyên – Trích đoạn Truyện Kiều chi tiết, hay xuất sắc