I –  TÁC GIẢ – TÁC PHẨM

Tác giả

Là nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ (1948 – 1988). Ông sinh ra ở Hạ Hòa, Phú Thọ. Ông từng tham gia kháng chiến chống Mĩ. Ông bắt đầu sáng tác thơ khoảng những năm 60. Sau đó, ông chuyển hẳn sang lĩnh vực sân khái với 50 kịch bản độc đáo, được dựng thành kịch diễn.

Độc giả và khán giả biết đến ông với ngòi bút kịch nhạy bén, sắc sảo. Qua những tác phẩm của mình, ông đã nêu lên hàng loạt vật đền mang tính thời sự nóng hổi, gây bức xúc, đáp ứng được những mong mỏi của đông đảo khán giả trong thời kì xã hội bước giai đoạn chuyển biến mạnh mẽ.

Tác phẩm

– Tôi và chúng ta là tác phẩm có nội dung phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt để thay đổi phương thức tổ chức, hoạt động, lề lối sản xuất của xí nghiệp Thắng Lợi. Đoạn trích thuộc cảnh ba của vở kịch. Cảnh trong văn diễn tả cuộc xung đột trực tiếp đầu tiên giữa những người khát khao đổi mới với những thành phần bảo thủ. Họ đã công khai bộc lộ quan điểm.

– Bố cục đoạn trích được chia thành 3 phần:

+ Phần 1: từ đầu… cho đến “tăng lên ít nhất gấp năm lần”: có nội dung chính là  Giám đốc Hoàng Việt cùng Lê Sơn trực tiếp triển khai các kế hoạch kinh doanh mới.

+ Phần 2: từ tiếp theo …  cho đến “các đồng chí giải tán: nội dung nói về việc những kế hoạch đó, vấp phải sự phản đối của phó giám đốc Nguyễn Chính và trưởng phòng Hoàng Việt.

+ Phần 3 là phần còn lại: nêu lên phản ứng của mọi người khi kế hoạch mới được quyết định thi hành.

toi va chung ta

II – ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

Câu 1: Đọc kĩ các chú thích để hiểu nội dung, chủ đề vở kịch, hiểu vị trí của các nhân vật?

Gợi ý trả lời:

  • Qua phần chú thích, các bạn có thể hiểu nội dung và chủ đề vở kịch là nói về cuộc đấu tranh giữa phái khát khao đổi mới và phái bảo thủ trong xí nghiệp Thắng Lợi.
  • Bên bảo thủ gồm các nhân vật như Nguyễn Chính (Phó Giám đốc), Trương (Quản đốc phân xưởng); Trần Khắc (đại diện Ban Thanh tra của Bộ). Bên khát khao đổi mới và dám nghĩ, dám làm là Hoàng Việt (Giám đốc xí nghiệp); Thanh (kíp trưởng phân xưởng 1); Lê Sơn (kĩ sư) và đa số anh chị em công nhân.

Câu 2: Từ phần chú thích và đoạn trích Tôi và chúng ta, em hiểu mâu thuẫn cơ bản mà vở kịch Tôi và chúng ta thể hiện là gì? Ý nghĩ của nó đối với thực tiễn phát triển của xã hội ta thời kì ấy như thế nào?

Gợi ý trả lời:

  • Từ phần chú thích và đoạn trích Tôi và chúng ta, em hiểu mâu thuẫn cơ bản mà vở kịch Tôi và chúng ta thể hiện là gì?

Từ phần chú thích và đoạn trích, chúng ta có thể thấy mâu thuẫn cơ bản mà vở kịch Tôi và chúng ta thể hiện là xung đột giữa một bên tư tưởng tiến bộ và một bên là tư tưởng bảo thủ, cổ hủ. Cụ thể đó là không thể nào tạo ra hiệu quả sản xuất bằng thứ chủ nghĩa tập trung. Bởi vì cái chung, cái chúng ta được tạo lập từ những cái tôi cụ thể, cá thể.

Do vậy, cuộc sống, nguồn lợi của mỗi cá nhân cần được chú trọng, quan tâm một cách thiết thực, chú tâm nhất. Vì thế, xí nghiệp không thể giữ quy chế, nguyên tắc cũ lạc hậu, lỗi thời mà cần thay đổi phương thức hoạt động, tổ chức để phát triển sản xuất. “Lê Sơn: Tôi đã tính toán kĩ, thực ra mức sản xuất của xí nghiệp ta có thể tăng hơn hiện nay… gấp năm lần”. Hoàng Việt – Còn nếu mở rộng mặt hàng về nguồn tiêu thụ, trang bị thêm những loại máy mới, xí nghiệp ta cần có bao nhiêu công nhân nữa?

Lê Sơn: Rất nhiều, khoảng từ ba tới năm trăm công nhân nữa?

Hoàng Việt: Sao lâu nay ta chỉ giới hạn trong con số trên dưới hai trăm công nhân, đồng chí Trưởng phòng tổ chức lao động?

Trưởng phòng tổ chức lao động: Chỉ tiêu biên chế trên cho chúng ta chỉ có thế. Một số lượng biên chế và quỹ lương vừa mức với kế hoạch sản xuất của xí nghiệp”

  • Ý nghĩ của nó đối với thực tiễn phát triển của xã hội ta thời kì ấy như thế nào?

Vấn đề mâu thuẫn trong vở kịch đặt ra lúc bấy giờ có ý nghĩa vô cùng to lớn với thực tiễn phát triển của xã hội của nước ta lúc bấy giờ. Nó phản ánh trung thực và trực tiếp tới sự đi lên của đất nước trong thời kỳ đổi mới.

Câu 3: Muốn thể hiện sự phát triển của xung đột kịch, tác giả cần tạo được tình huống. Trong cảnh ba này, tình huống đó là gì? Mâu thuẫn cơ bản của tác phẩm đến đây bộc lộ như thế nào?

Gợi ý trả lời:

  • Trong cảnh ba này, tình huống đó là gì?

Trong cảnh ba này, tình huống thể hiện sự phát triển của xung đột kịch, tác giả đã tạo ra đó là: Giám đốc Hoàng Việt quyết định mở rộng sản xuất và đưa ra phương án, kế hoạch sản xuất, làm ăn mới. Lời công bố đó đã gây bất ngờ với nhiều người như Phó giám đốc và Quản đốc phân xưởng. Cùng với đó là phản ứng gay gắt của Trưởng phòng Tổ chức lao động, Trưởng phòng Tài vụ khi những kế hoạch phương án đó liên quan đến vấn đề biên chế, quỹ lương của xí nghiệp cũng như phản ứng bất bình của Quản đốc phân xưởng Trương khi kế hoạch đó liên quan tới hiệu quả tổ chức. Đặc biệt là khi Giám đốc Việt khẳng định không cần vị trí của Quản đốc.

  • Mâu thuẫn cơ bản của tác phẩm đến đây bộc lộ như thế nào?

Những mâu thuẫn cơ bản của tác phẩm đến đây bộc lộ rất quyết liệt và gay gắt giữa hai tuyến nhân vật. Một bên là những người bảo thủ, sợ sự thay đổi. Một bên là những người dám nghĩ dám làm, dám thử thách đổi mới để đạt hiệu quả cao hơn. Những xung đột đó chứng tỏ tình trạng ngưng trệ trong sản xuất theo phương thức cũ và đã tới lúc cần phải giải quyết bằng những biện pháp mạnh dạn, cương quyết.

Câu 5: Qua đoạn trích, em hiểu như thế nào về tính cách của Giám đốc Hoàng Việt, kĩ sư Lê Sơn, Phó giám đốc Nguyễn Chính, Quản đốc phân xưởng Trương?

Gợi ý câu trả lời:

Qua đoạn trích, chúng ta có thể thấy rõ tính cách của các nhân vật:

Giám đốc Hoàng Việt: thể hiện là một người lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm cao.Ông là người năng động, dám nghĩ dám làm vì sự nghiệp phát triển của xí nghiệp. Giám đốc rất thẳng thắn, trung thực và tin vào chân lí. Đặc biệt ông rất quan tâm và chú trọng tới quyền lợi của công nhân. Thể hiện qua những lời nói như: “Các đồng chí, từ nay chúng ta sẽ chủ động đặt ra kế hoạch của  chính chúng ta.”; “Tôi chịu trách nhiệm”; “Với số lương tối thiểu ấy người công nhân mới có thể sống mà không chết đói, không làm bậy. Muốn tăng sản xuất, phải đầu tư. Khâu đầu tư trước tiên là con người. Đến cái máy cũng phải có đủ nhiên liệu nó mới làm việc được. Và phải làm ra trò! Cải dở lâu này của kẻ dốt nát đều hưởng chung một mức quyền lợi, thậm chí có những kẻ không làm gì cả, chỉ ngồi phán thôi, lại được vì nể hơn những người đã vất vả cống hiến. Xã hội chủ nghĩa gì mà lại lạ thế? Không, từ nay ai càng làm được nhiều sản phẩm sẽ phải được hưởng lương càng cao, ai làm tồi sẽ bị phạt bằng tiên, đó sẽ nguyên tắc của xí nghiệp chúng ta”.

Kĩ sư Lê Sơn: thể hiện là người có năng lực và trình độ chuyên môn, có sự gắn bó nhiều năm với xí nghiệp Thắng Lợi. Vì vậy, kĩ sư biết rõ cuộc đấu tranh đổi mới này rát khó khăn nhưng kĩ sư vẫn cùng Hoàng Việt cải tiến toàn diện hoạt động đơn vị xí nghiệp. Cụ thể qua những lời nói, hành động như: “ Anh vội vã quá! Anh đã đánh giá thấp đồng chí Phó giám đốc của chúng ta! Con người ấy đã từng đánh đổ bốn đời Giám đốc. Hắn thuộc loại người nếu bắt tay mình, mình phải xem lại tay còn đủ năm ngón không?”;  “Tôi à? Cũng run đấy! Tôi nhát! Nếu người ta dọa thiêu tôi trên giàn lửa thì tôi cũng đành phải nói là trái đất không quay. Anh nhất quyết kéo tôi vào cuộc à?”; “Tôi hứa với anh: tôi không bỏ chạy đâu!”

Phó giám đốc Nguyễn Chính: đại diện cho những người có tính cách tiêu biểu bảo thủ và máy móc. Đặc biệt, hán còn là người rất gian manh, nhiều mách khóe và luôn vin vào cơ chế, nguyên tắc cũ để chống lại sự đổi mới. Hắn còn được biết đến là kẻ xảo trá, luôn sống luồn cúi và chuyên nịnh hót để được lợi. Thể hiện qua lời nói, hành động: “Đã cũ kĩ lạc hậu! Không đâu! Cái cơ chế mà đồng chí mạt sát ấy tồn tại bền vững mấy chục năm nay. Nhờ nó mà chúng ta có hôm nay, có chủ nghĩa xã hội như ngày hôm nay, hạt gạo đồng chí ăn, cái áo đồng chí mặc và cả chính con người đồng chí nữa đã được rèn luyện và trưởng thành trong cơ chế ấy. Đừng vội vã phủ nhận”;  “Anh vội vã quá! Anh đã đánh giá thấp đồng chí Phó giám đốc của chúng ta! Con người ấy đã từng đánh đổ bốn đời Giám đốc. Hắn thuộc loại người nếu bắt tay mình, mình phải xem lại tay còn đủ năm ngón không?

Giám đốc phân xưởng Trương: là người làm việc và suy nghĩ khôn cằn, như cái máy, không có tình người. Thế nhưng lại thích tỏ ra quyền uy, hách dịch với anh chị em công nhân. “Trông coi, quản lí, đốc thúc các tổ thợ, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, báo cáo lên Giám đốc rồi thì…”;

Câu 5: Em có cảm nhận gì về xu thế phát triển và kết thúc của xung đột của kịch?

Gợi ý trả lời:

Qua đoạn trích, chúng ta phần nào cảm nhận xu thế phát triển của xung đột sẽ ngày càng trở nên gay cấn, quyết liệt. Bởi đây là tình huống xung đột có tính thời sự rất nóng thực tiễn trong đời sống hiện tại lúc bấy giờ. Bởi các quan niệm, tư tưởng mới mẻ luôn vấp phải những trở ngại bảo thủ, cổ hủ. Tuy nhiên, kết thúc của xung đột sẽ là phái khát khao đổi mới và dám nghĩ dám làm. Bởi cách làm, cách nghĩ của Giám đốc Hoàng Việt và kĩ sư Lê Sơn là phù hợp với xu thế của sự phát triển đi lên của xã hội. Và đặc biệt, họ được sự ủng hộ của đông đảo anh chị em công nhân trong xí nghiệp.

III- LUYỆN TẬP

Câu hỏi: Tóm tắt sự phát triển của mâu thuẫn kịch trong đoạnh trích trên?

Gợi ý trả lời:

Sau một năm về nhận chức Giám đốc xí nghiệp Thắng Lợi, với sự nhiết huyết và tận tâm của mình, Giám đốc Hoàng Việt đã đi đến quyết định củng cố xí nghiệp và thực thi phương án làm ăn mới. Giám đốc Hoàng Việt, đã cương quyết không tiếp tục tuân thủ theo những lối đi cũ. Giám đóc dứt khoát phá bỏ các nguyên tắc lạc hậu, cũ kĩ trước đây đã kìm hãm sự phát triển của xí nghiệp. Tuy nhiên, những ý kiến của Giám đốc về việc sẽ mở rộng sản xuất và các phương án làm ăn mới của xí nghiệp đã váp phải sự không đồng thuận của những người theo phái bảo thủ trong xí nghiệp. Đó là những người đang là cộng sự giữ nhiều chức vụ cao trong xí nghiệp. Và từ đây, những mâu thuẫn của giữa hai bên đã tạo nên xung đột kịch tính khiến cho cảnh diễn trong vở kịch trở nên vô cùng hấp dẫn.