Soạn Trả bài kiểm tra về thơ và truyện hiện đại Trang 234 Ngữ văn 9 Tập 1
Câu 1(Soạn Trả bài kiểm tra về thơ và truyện hiện đại): Đọc kĩ lại đề bài, bài làm của mình, nhận xét của giáo viên. Đối chiếu với các yêu cầu về hình thức và nội dung của bài kiểm tra mà thầy cô giáo đã nêu, nhận ra những điểm đã đáp ứng được và những điểm còn thiếu sót trong bài.
Trả lời:
Các em học sinh tự đọc kĩ lại đề bài, bài làm của mình và nhận xét của giáo viên, đối chiếu với các yêu cầu và hình thức nội dung của bài kiểm tra mà thầy cô yêu cầu. Nhận ra và tự đánh giá được những điểm đã đáp ứng được và những diểm còn thiếu sót trong bài làm của bản thân.
* Những điểm bài làm của bản thân đã đáp ứng được:
+ Về nội dung:
– Liệt kê được đầy đủ các tác giả, tác phẩm, năm sáng tác của từng tác phẩm truyện hiện đại và thơ đã được học.
– Nắm vững nội dung chính và nghệ thuật tác gỉa sử dụng trong từng tác phẩm truyện hiện đại và thơ.
– Tóm tắt được cốt truyện, nêu được tình huống truyện, và chủ đề của từng tác phẩm truyện hiện đại.
– Phân tích được những nét nổi bật trong tính cách của từng nhân vật và nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của tác giả.
– Nêu được cảm nhận/ cảm nghĩ của bản thân về vẻ đẹp trong tâm hồn trong cách sống và trong suy nghĩ của từng nhân vật thông qua mỗi tác phẩm.
– Phân tích được bút pháp xây dựng hình ảnh và những hình ảnh biểu tượng mà tác giả sử dụng trong các tác phẩm từ đó nắm được thông điệp sâu sắc mà tác giả muốn truyền tải qua những hình ảnh.
+ Về hình thức:
– Có kỹ năng trình bày bài viết sạch đẹp, đúng quy cách.
– Đảm bảo đúng chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt và cách trình bày cần sạch sẽ, gọn gàng.
* Những điểm bài làm của bản thân vẫn còn thiếu sót:
+ Về nội dung:
– Nội dung triển khai đôi khi còn chưa rõ ràng, mạch lạc, lan man chưa sáng tỏ vấn đề.
+ Về hình thức:
– Các đoạn văn được phân bố chưa hợp lý vẫn còn đoạn văn không quá dài, hoặc quá ngắn.
– Vẫn còn sai lỗi chính tả, tẩy xóa lem nhem.
Câu 2: Sửa chữa (bằng bút chì) những lỗi sai kiến thức trong phần kiểm tra trắc nghiệm, hoặc những câu hỏi kiểm tra kiến thức đơn giản.
Trả lời:
+ Các em học sinh tự đối chiếu với kết quả/ lời giải để khoanh tròn lại (bằng bút chì) những câu đáp án đúng trong phần trắc nghiệm và ghi bổ sung nội dung bản thân còn thiếu trong các câu trả lời phần kiểm tra kiến thức đơn giản.
+ Chú ý sửa các lỗi trong bài viết về phần câu cú, chính tả, cùng nội dung kiến thức mà bài đề ra.
Câu 3: Xem lại các văn bản tác phẩm được đề cập tới trong đề tập làm văn, đối chiếu với yêu cầu của đề, làm lại dàn ý chi tiết cho bài.
Trả lời:
Đề bài: Cảm nghĩ của em về nhân vật bé Thu và tình cha con trong chiến tranh ở truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
* Dàn ý chi tiết:
+ Mở bài:
Giới thiệu về truyện ngắn Chiếc lược ngà và nhân vật bé Thu
– Chiếc lược ngà là truyện ngắn xúc động về tình cảm gia đình trong chiếc tranh.
– Qua nhân vật bé Thu, tình cảm cha con được tái hiện chân thực, xúc động.
+ Thân bài
-Tình huống truyện:
– Sau 8 năm xa cách, ông Sáu trở về thăm gia đình, quê hương.
– Ông Sáu háo hức, mong chờ gặp con gái nhỏ nhưng bé Thu không chịu nhận cha
– Ngày bé Thu hiểu mọi việc và nhận cha cũng là ngày ông Sáu phải lên đường.
– Tính cách nhân vật bé Thu:
– Bướng bỉnh, không chịu nhận ông Sáu là ba thông qua các hành động và cảm xúc:
– Bất ngờ, sợ hãi khi được ông Sáu ôm vào lòng và gọi con
– Xa lánh, từ chối mọi hành động quan tâm của ông Sáu
– Không chịu gọi ông Sáu là ba, nói trổng khi muốn nhờ ông Sáu giúp đỡ.
– Hất tung cái trứng được ông Sáu gắp vào bát trong bữa ăn
– Giận dỗi bỏ sang bà ngoại khi bị ông Sáu đánh
=> Bé Thu rất bướng bỉnh, cự tuyệt quyết những hành động quan tâm của ông Sáu
– Tình thương ba sâu sắc của bé Thu:
– Bé Thu không chịu nhận ba vì trong bức ảnh chụp với má, ba không có vết thẹo trên mặt
– Khi được bà giải thích, Thu hiểu ra tất cả à thấy hối hận và có lỗi vô cùng
– Cất tiếng gọi ba khi ông Sáu chuẩn bị lên đường, hôn lên vết sẹo dàu trên má ba.
– Không muốn ông Sáu rời đi
=> Tình thương cha sâu sắc, khi đã hiểu rõ nguyên do.
+ Kết bài
Nêu suy nghĩ của em về nhân vật bé Thu:
– Tình thương cha sâu sắc, tha thiết
– Những chuyển biến trong suy nghĩ và hành động của bé Thu làm cho câu chuyện về tình cảm cha con thêm xúc động, hấp dẫn.
Câu 4. Sửa chữa hoặc viết đoạn văn trong bài tập làm văn theo dàn ý đã lập sẵn.
Trả lời:
- Viết đoạn văn trong bài tập làm văn theo dàn ý đã lập sẵn ở câu 3:
+ Mở bài:
Tình cảm gia đình là một đề tài quan trọng của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Khai thác mảng đề tài này, Nguyễn Quang Sáng đã có một số tác phẩm đặc sắc như “Chiếc lược ngà”, “Bông cẩm thạch”,..Trong đó, “Chiếc lược ngà” tạo được nhiều ấn tượng hơn cả. Một trong những yếu tố làm nên thành công của tác phẩm là nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật chính – nhân vật bé Thu – một cô bé cá tính, đáng yêu và có tình yêu ba tha thiết.
“Chiếc lược ngà” ra đời năm 1966 rồi được đưa vào tập truyện cùng tên (Chiếc lược ngà) của Nguyễn Quang Sáng. Câu chuyện được xây dựng trên một tình huống hiểu lầm tạo nhiều bất ngờ cảm động: Anh Sáu đi kháng chiến chống Pháp từ khi đứa con duy nhất của anh chưa đầy một tuổi. Từ đó hai ba con chưa hề gặp lại nhau, cho đến khi kháng chiến kết thúc, anh trở vể, đứa con gái tám tuổi không chịu nhận ba. Trong ba ngày ở nhà, bằng đủ mọi cách mà con bé vẫn không chịu gọi lấy một tiếng ba.
Đến lúc phải ra đi nhận nhiệm vụ mới, bé Thu mới gọi anh bằng ba. Thật bất ngờ. Thì ra, nó không chịu nhận ba là vì vết thẹo trên má đã khiến anh không còn giống như trong bức ảnh chụp ngày cưới. Con bé chỉ gọi ba khi bà ngoại giải thích cho nó rõ điều này. Giây phút anh nghe được tiếng gọi mà anh chờ đợi đã bao năm ấy cũng là lúc cha con xa nhau. Anh Sáu hứa sẽ mang về tặng con một cây lược. Những ngày chiến đấu trong rừng, anh Sáu cặm cụi làm chiếc lược bằng ngà cho con gái. Chiếc lược đã làm xong nhưng chưa kịp trao cho con gái thì anh hi sinh.