Xuyên suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, Việt Nam đã có 3 áng văn chương cũng là ba bản Tuyên ngôn độc lập sắc bén, thể hiện ý chí, quan điểm, tư tưởng của toàn dân. Đó là Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Nam Quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt và cuối cùng là bản tuyên ngôn của Hồ Chủ tịch. Mỗi bản tuyên ngôn đều chứa đựng điểm chung là khẳng định chủ quyền, khai sinh ra đất nước. Nhưng nó cũng mang đậm dấu ấn riêng của mỗi tác giả. Khi phân tích bài Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh, các bạn sẽ nhận rõ được điều đó.
Đây là bản Tuyên ngôn thuộc thế kỷ XX, sau khi Việt Nam đánh đuổi được giặc Pháp, lật đổ được chế độ đô hộ thực dân. Tác phẩm mang sắc thái hùng hồn, với những lý luận, biện chứng chặt chẽ, sắc bén với cả người nghe lẫn người đọc. Tác phẩm không đơn thuần khảng khái sự tự chủ, tự tôn, tự quyết, tự do của đất nước mà còn chất chứa bao tình yêu thương Bác dành cho đồng bào. Bản tuyên ngôn ấy còn là bản án đanh thép lên án chế độ thực dân tàn bào và hàm chứa về những hy sinh mất mát của cả dân tộc.
Chi tiết phân tích bài Tuyên ngôn độc lập
Mở bài
Hồ Chí Minh tên thật là Nguyễn Sinh Cung. Bác được mọi thế hệ người dân đất Việt kính trọng và yêu mến. Nhắc về Bác, người ta không chỉ nhớ đến hình ảnh vị cha già dân tộc. Người có ham muốn tột bậc là đất nước được tự do, dân có cơm ăn áo mặc, được học hành. Chúng ta còn nhớ đến Bác như là một nhà thơ, nhà văn, nhà báo, nhà chính trị vĩ đại, tài ba. Những án văn chương, những bài thơ phú của Bác luôn ngắn gọn mà súc tích, luôn mộc mạc mà hết sức sắc bén, thâm thúy. Mỗi tác phẩm của Bác đều gắn liền với một mốc son nhất định. Nhờ đó, những tác phẩm không chỉ có giá trị văn học to lớn mà còn có giá trị lịch sử lớn lao.
Bản Tuyên ngôn độc lập của được Bác soạn thảo vào ngày 26 tháng 8 năm 1945 tại số nhà 48 Hàng Ngang, Hà Nội. Và đến ngày 2 tháng 9 năm 1945, Bác đã đọc bản tuyên ngôn này tại quảng trường Ba Đình, tuyên bố với toàn thể đồng bào trong và ngoài nước, cũng như toàn thế giới, chính thức thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Thân bài chi tiết phân tích bài Tuyên ngôn độc lập
Nếu như Nguyễn Trãi, Lý Thường Kiệt lựa chọn thơ để viết lời tuyên ngôn thì Hồ Chủ Tịch lại lựa chọn văn xuôi để bày tỏ. Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chủ tịch không chỉ được xem là một trong những áng thiên cổ hùng văn bất hủ được xem là một trong những áng thiên cổ hùng văn của dân tộc mà còn mở ra cho lịch sử đất nước một kỷ nguyên mới. Kỷ nguyên của sự độc lập tự do, dân chủ, bình đẳng và bác ái.
- Luận điểm 1: Cơ sở pháp lý của Tuyên ngôn
Phân tích bài Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chủ tịch, ngay từ những lời đầu tiên ta đã bắt gặp lời trích dẫn trong bản tuyên ngôn của hai cường quốc là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đây cũng chính là hai quốc gia đã tham vọng biến Việt Nam thành thuộc địa của họ. Bác Hồ thật khôn khéo, không ngoan khi trích dẫn lời của hai bản này để làm cơ sở pháp lý cho Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam.
“Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” – Trích trong Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ.
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi” – Trích dẫn trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp.
Việc trích dẫn này nhằm nhấn mạnh rằng, những lí lẽ trên đã được thế giới công nhận và đây là cơ sở pháp lý chính thống, không gì có thể chối cãi và phản biện. Đồng thời, Bác thể hiện thái độ ngăn chặn âm mưu quay lại xâm lược Việt Nam qua việc sử dụng phương pháp “gậy ông đập lưng ông” của hai cường quốc. Chúng ta sử dụng ngay những điều chúng nói để phản bác lại việc làm sai trái của chúng. Thật là một cách vận dụng biện chứng hết sức thâm thúy và vô cùng hiệu quả của tác giả. Không chỉ dùng “gậy ông đập lưng ông”, qua việc trích dẫn, Bác còn muốn nói rằng, dân tộc Việt Nam cũng như Mỹ, Pháp. Sự tự tôn, tự do, tự chủ dân tộc của mỗi quốc gia là ngang hàng nhau, không quốc gia nào khác quốc gia nào. Từ đó, suy rộng ra, con người trên toàn thế giới đều như nhau, không phân biệt màu da, giới tính, chủng tộc… Tất cả đều có quyền sống, quyền tự do và bình đẳng như nhau.
Quả thật, việc trích dẫn này của tác giả vừa giúp Bác không phải nói nhiều mà vẫn có thể gửi gắm biết bao thông điệp ý nghĩa. Thế chúng ta mới càng khâm phục tầm nhìn xa trông rộng của Người.
- Luận điểm 2: Lí luận thực tiễn của Tuyên ngôn
Sau khi tận dụng lời nói của quân giặc làm cơ sở pháp lý, tác giả tiếp tục gửi tới người nghe, người đọc những dẫn chứng xác thực về tội ác của Thực dân Pháp. Bác không che giấu mà vạch trần một bộ lừa dối, lọc lừa của bọn Thực dân. Tác giả khẳng định công cuộc “khai hóa” văn minh của quân xâm lược thực chất là thi hành những chính sách ghê tởm về chính trị, văn hóa xã hội và kinh tế, con người.
Nếu đã là một quốc gia đại diện để bảo hộ chính quyền thì cớ sao quân Pháp lại đương tâm 2 lần đi bán nước Việt cho Phát xít Nhật để khiến cho dân chúng lầm than. Khiến cho nạn đói khủng khiếp năm 1945 xảy ra và cướp đi mạng sống của hơn 2 triệu đồng bào. “Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man, lập ra ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc, chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học, chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu; thi hành chính sách ngu dân; dùng rượu cồn thuốc phiện để làm cho nòi giống ta suy nhược…”. Hồ Chủ tịch đã kể tội quân giặc với những lời lẽ vô cùng đanh thép và hùng hồn. Cách tác giả sử dụng liên tiếp những cụm từ như: “Chúng thi hành…”, “Chúng lập ra…”. “Chúng thẳng tay chém giết…” càng nhấn mạnh thêm tầng tầng lớp lớp tội ác của bọn Thực dân với nhân dân ta. Bác Hồ chỉ ra tỉ mỉ những việc làm máu lạnh của chúng không chỉ thể hiện thái độ căm ghét cái ác của bản thân, sự tàn bảo dã thú của quân giặc mà còn bộc lộ lòng yêu thước dân của tác giả. Mỗi câu mỗi chữ như đều chất nỗi lòng trăn trở, nhức nhối của Bác khi chưa thể mang độc lập về cho nước nhà: “Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước… chúng tắm các cuộc… bể máu”. Những hình ảnh ấy chỉ nghe thôi đã thấy vô cùng đáng sợ, đáng ghê tởm.
Khổ cực là thế, gian lao là vậy, nhưng nhân dân Việt Nam với lịch sử hơn 4000 nghìn năm dựng nước và giữ nước quyết không chịu làm nô lệ. Noi theo gương của bao thế hệ cha ông, 3 lần đánh tan đế quốc Mông Nguyên, đánh đuổi quân Tống, quân Thanh, quân Nam Hán… để mãi luôn giữ yên bờ cỏi: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”, chỉ có 9 từ nhưng Bác đã dựng lại cả một giai đoạn lịch sử đầy biến động và vô cùng oanh liệt của đất nước. Sở dĩ Bác biểu dương tinh thần bất khuất ấy nhằm khích lệ, kích thích tình yêu nước, lòng tự hào tự tôn của nhân dân. Bác khẳng định đó là việc làm tốt đẹp, là hành động đúng của những người dân bảo vệ đất nước mình.
- Luận điểm 3: Những biện pháp nghệ thuật độc đáo
Toàn bộ bản Tuyên ngôn đều toát lên sự đanh thép. Qua từng cấu trúc điệp từ, điệp ngữ, kết hợp với các câu văn ngắn, nhịp điệu dồn dập càng khiến tác phẩm để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người nghe thời điểm đó và người đọc các thế hệ sau này. Những câu từ của Bác nói ra như được chắt lọc từ sâu thẳm tâm can tâm hồn, từ mọi kiến thức thao lược, binh pháp nên vô cùng hợp lý và hiệu quả. Không thừa, không thiếu bất cứ từ ngữ, hình ảnh nào. Bác đúng là bậc thầy về ngôn ngữ.
Kết bài
Càng phân tích bài Tuyên ngôn độc lập chúng ta càng thấy rõ giá trị văn học, hiện thực, pháp lý và lịch sử của nó. Tác phẩm không chỉ khai sinh ra một đất nước trên thế giới mà còn là thiên anh hùng ca của toàn dân tộc. Bản tuyên ngôn còn là áng văn chính luận mẫu mực nhất bởi những lý lẽ và lập luận chặt chẽ, thuyết phục và độc đáo nhất.