Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam. Là một nhà chính trị tài ba nhưng cũng là một nhà thơ lớn của dân tộc, Bác đã để lại khối lượng không nhỏ các tác phẩm giá trị cho nền văn học nước nhà. Một trong số đó có bài thơ “Tức cảnh Pác Pó”. Phân tích Tức cảnh Pác Bó để thấy tin thần lạc quan, ung dung của Bác trước hoàn cảnh khó khăn cũng là chân dung của người chiến sĩ cộng sản Việt Nam. 

Phân tích chi tiết Tức cảnh Pác Bó

Tức cảnh Pác Bó, tác phẩm được Bác Hồ sáng tác vào năm 1941 tại Cao Bằng. Đây là bài thơ ra đời sau ba mươi năm hoạt động cách mạng của Người ở nước ngoài. Bác trở về Việt Nam để lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến cứu nước. Khi đó, người sống và làm việc trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn tại hang Pác Bó. 

Tức cảnh Pác Bó được Bác sáng tác tại hang Pác Bó, Cao Bằng
Tức cảnh Pác Bó được Bác sáng tác tại hang Pác Bó, Cao Bằng

Hai câu thơ đầu, Bác miêu tả cuộc sống thiếu thốn, gian khổ ở trong hang nhưng lại bằng một giọng văn lạc quan, ung dung, tin thần làm việc hứng khởi hăng say. Vì Bắc được làm việc trên chính quê hương mình và đang thực hiện một sứ mệnh cao cả là lãnh đạo nhân dân đứng lên giải phóng dân tộc, giành lại độc lập, tự do: 

“Sáng ra bờ suối tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”

Tuy chỉ gói gọn trong hai câu thơ 14 chữ nhưng nhà thơ đã miêu tả được toàn bộ không gian và thời gian ở hang Pác Bó một cách chân thực và sinh động. Nơi ở của Bác là trong hang núi, buổi sáng ra bờ suối để làm việc, thức ăn chính là rau măng và cháo bẹ. Qua đó ta hình dung được một cuộc sống sinh hoạt nề nếp, gọn gàng, đúng giờ giấc. Cách kết hợp các từ đối lập sáng – tối, ra – vào, ra suối – vào hang cho mọi hoạt động đều trở thành thói quen trong hoàn cảnh sống đầy đặc biệt của Hồ Chí Minh. 

Bác dịch sử Đảng trên một bàn đá chông chênh nhưng với phong thái lạc quan, ung dung
Bác dịch sử Đảng trên một bàn đá chông chênh nhưng với phong thái lạc quan, ung dung

Thức ăn hằng ngày tuy đạm bạc với rau và cháo nhưng là những thức ăn có sẵn của thiên nhiên, do núi rừng ban tặng. Nhưng qua 2 câu thơ có thể thấy Bác vô cùng thoải mái với cuộc sống này, không hề cảm thấy khắc khổ, phong thái ung dung được thể hiện qua cụm từ  “vẫn sẵn sàng”. Giữa một bên là sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, một bên là tin thần lạc quan, thanh thản. Bác đã chọn sống lạc quan trước hoàn cảnh.

Phân tích Tức cảnh Pác Bó để thấy ở đấy một niềm vui chân thành, giản dị của Bác. Sự bằng lòng, vui sướng và thích thú với cuộc sống ở hang Pác Bó. Một cuộc sống hài hòa với thiên nhiên, dựa vào thiên nhiên mà sống. Vì thế, không chỉ có tác phẩm này, hầu hết các tác phẩm khác của Bác, thiên nhiên trở thành một người bạn “tri kỷ” gắn bó mật thiết như:

“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày…”(Cảnh rừng Việt Bắc)

Hay:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa…”(Cảnh khuya)

Ở Bác toát lên phong thái của một thi sĩ với tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, không quan tâm đến vật chất, như cuộc sống của các vị hiền nhân thời trước.

“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

Rượu đến cội cây ta sẽ uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao” (Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Tuy nhiên, không phải như các bậc hiền nhân tìm đến thiên nhiên, núi non để tránh những xô bồ, ồn ào của xã hội bên ngoài, trốn tránh sự đời. Bác cho dù sống với thiên nhiên, hòa mình với vũ trụ nhưng lại đang thực hiện sứ mệnh của một người cộng sản, một người chiến sĩ yêu nước, lãnh đạo nhân dân thực hiện cách mạng:

“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang”.

Không chỉ thức ăn đạm bạc, phân tích Tức cảnh Pác Bó ta thấy không gian sống và làm việc của người cũng vô cùng giản dị. “Bàn đá chông chênh” bàn đá không chỉ là bàn làm việc mà còn là sự chông chênh của lòng người. Một vật đơn sơ, bình thường như phiến đá những đang hỗ trợ một con người thực hiện một công việc đặc biệt : “dịch sử Đảng”. 

Việc gieo ba thanh trắc cùng một lúc ở “dịch sử Đảng” tạo nên một sự chắc khỏe cho câu thơ, đồng thời qua đó ta cảm nhận được một tâm hồn mạnh mẽ, bản lĩnh vững vàng, chắc chắn của Bác với đại sự. 

Hang Pác Bó, nơi Bác sống hòa mình cùng thiên nhiên, núi rừng
Hang Pác Bó, nơi Bác sống hòa mình cùng thiên nhiên, núi rừng

Vì vậy, chiếc bàn tuy được bác miêu tả là chông chênh nhưng lại dùng để chỉ những “tấm lòng vững như bàn thạch của người cách mạng đã nhìn đá ra bàn…” (Chế Lan Viên). Câu thơ cho ta hình dung về hình tượng các chiến sĩ cách mạng với phong thái uy nghi, hùng dũng giữa núi rừng thiên nhiên. Bác như một ông tiên đang đọc sách giữa thiên nhiên yên tĩnh với một phong thái đỉnh đạc, ung dung. 

Khép lại bài thơ, là lời khẳng định của Bác “Cuộc đời cách mạng thật là sang” nhẹ nhàng, thẳng thắn và đầy sự lạc quan. Cho dù ta biết rằng, đã làm cách mạng, là chắc chắn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, vất vả, hiểm nguy. Nhưng Bác lại thấy làm cách mạng rất “sang”. Vì Bắc đang được sống với thiên nhiên của chính quê hương mình. Quê hương mà bác dành cả đời để đấu tranh cách mạng cho độc lập, tự do, cứu nước, cứu dân, đem lại hạnh phúc, hòa bình cho dân tộc. 

Kết bài

Sự kết hợp giữa thể thơ tứ tuyệt, tinh thần hiện đại pha chút cổ đinh, giọng văn vui tươi, dễ hiểu cùng những hình ảnh đời thường giản dị, mộc mạc của Bác đã tạo nên một tác phẩm Tức cảnh Pác Bó thành công. Qua phân tích tức cảnh Pác Bó, ta thấy được phong thái ung dung, tin thần lạc quan, bản lĩnh phi thường, cứng cỏi, vượt lên mọi gian khổ, khó khăn, một trái tim nhân hậu, giàu lòng yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc ở chủ tịch Hồ Chí Minh.