Phân tích Độc tiểu thanh ký chi tiết
1. Mở bài
Nguyễn Du được xếp vào hàng ngũ những cây bút lớn nhất của văn học Việt Nam. Những tác phẩm của ông không chỉ được đưa vào sách giáo khoa để giảng dạy ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông mà nó còn được đông đảo độc giả từ nhiều lứa tuổi khác nhau yêu thích. Trong những tác phẩm nổi tiếng ấy phải kể đến Độc Tiểu Thanh Ký – Phân tích độc tiểu thanh kí để thấy đây là tác phẩm mang âm hưởng màu sắc thi ca của Nguyễn Du và nói đến được nỗi lòng của tác giả thời bấy giờ. Tác phẩm thể hiện niềm cảm thông sâu sắc với thân phận con người ở chế độ phong kiến. Đồng thời nó cũng là tâm tư dãi bày của Nguyễn Du về chính bản thân mình.
2. Thân bài – Phân tích độc tiểu thanh kí
Độc tiểu thanh ký là bài thơ nói về một người con gái đẹp tài giỏi nhưng lại truân chuyên. Đây là hình ảnh người con gái có thật sống trước Nguyễn Du 300 năm trước ở đời Minh (Trung Quốc). Nàng đẹp, tài giỏi nhưng số phận trớ trêu lại để nàng làm lẽ và chịu sự ghen ghét hành hạ của người vợ cả. Nàng đã làm rất nhiều tập thơ nhưng bị vợ cả ghét và đốt gần hết, chỉ còn lại mọt số bài thơ. Cuộc đời Tiểu Thanh khiến cho Nguyễn Du thương cảm cũng giống như chính cuộc đời của mình.
Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.
Phân tích độc tiểu thanh kí để thấy ý nghĩa của hai câu thơ trên là: Tây hồ cảnh đẹp hóa gò hoang/ thổn thức bên song mảnh giấy tàn. Chỉ hai câu thơ đầu thôi cũng nhận thấy nỗi chua xót, buồn đớn đau, cô đơn tủi nhục thế nào của nàng Tiểu Thanh. Có câu: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” quả không sai. Tây Hồ là một trong những cảnh đẹp, lãng tình nổi tiếng Trung Hoa, nhưng giờ đây trong mắt nàng Tiểu Thanh nó cũng chỉ là gò hoang, là nơi buồn sầu u uất ghìm bước chân và tâm hồn nàng.
Cách diễn tả vừa thực vừa hư này của Nguyễn Du quả thật đã khiến cho tâm tư của nàng Tiểu Thanh càng được thể hiện rõ hơn.
Tâm trạng buồn xé lòng của Tiểu Thanh còn được Nguyễn Du khắc họa ở câu thơ: “Độc điếu song tiền nhất chỉ thư”. Trong không gian điều tàn ấy, con người lại chỉ có một mình. Đã cô đơn giờ đây lại càng cô đơn hơn. Nỗi cô đơn như bao phủ không gian, bao phủ người con gái tài năng mà bạc phận.
Tiểu Thanh của 300 năm trước cô đơn vì cuộc đời có khác gì Nguyễn Du của 300 năm sau đau đáu cô đơn vì thời cuộc. Nỗi lòng của Tiểu Thanh cũng giống như nỗi lòng của Nguyễn Du. Phải chăng vì vậy mà từng câu thơ dù viết về người con gái 300 năm trước nhưng nó lại sâu sắc, đồng cảm đến vậy.
Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh luỵ phần dư.
Sang khổ thơ thứ 2, đây là hai câu thực làm sáng tỏ nỗi buồn thương ngậm ngùi của hai câu đề. Hai câu có ý nghĩa: “Son phấn có thần chôn vẫn hận/ Văn chương không mệnh đốt còn vương’. Một sự liên hệ tài tình, chính xác để diễn tả sự đau đớn của tinh thần Tiểu Thanh gửi gắm vào từng dòng thơ. Son phấn chính là vật bất ly thân của người phụ nữ thời xưa. Nhưng khi ghép vào câu thơ này, son phấn khiến chúng ta liên tưởng đến bi kịch của nàng Tiểu Thanh, giờ đây cuộc đời nàng chỉ còn biết làm bạn với son phấn, văn chương để nguôi nỗi bất hạn.
Mượn vật để tả người có lẽ chỉ có Nguyễn Du mới khiến câu văn sinh động, hay tài tình như vậy. Sự giày vò của người đời không chỉ lên người Tiểu Thanh mà ngay cả son phấn, văn chương cũng chịu cùng cảnh ngộ với chủ nhân. “Son phấn bẽ bàng, văn chương đốt dở” – quá đau đớn, quá tàn nhẫn vô nhân tính của những con người trước sự tài hoa. “Hồng nhan bạc mệnh” quả không sai. Tiểu Thanh chính là hồng nhan, là tài hoa nhưng phải chịu đầu hàng trước số phận vì xã hội phong kiến, vì quan niệm “tài mệnh tương đố” của nho gia.
Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kỳ oan ngã tự cư.
Tiếp sang hai câu lunaj chúng ta càng hiểu rõ hơn xã hội phong kiến, con người trong xã hội ấy. Cổ kim hận sự thiên nan vấn/ Phong vận kỳ oan ngã tự cư– nghĩa là: Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi/ Cái án phong lưu khách tự mang”.
Nỗi oan của Tiểu Thanh vậy là mình Tiểu Thanh phải gánh. Nỗi oan của nàng, kết cục của nàng phải chăng là kết cục của tài tử “cổ chí kim”? Biết bao nhiêu người tài hoa như Khuất Nguyên, Đỗ Phủ cũng đều bạc mệnh. Vậy thì chỉ biết hỏi trời? Nhưng liệu trời xanh có thấu, hay lại phải đợi thêm 300 năm sau mới có người thấu hiểu.
Chỉ hai câu thơ đã khiến ta có thể hình dung ra một xã hội phong kiến bất công, bất nhã thế nào. Ta cũng thấy rằng có biết bao nỗi oan khuất mà “hỏi thấu trời xanh” cũng không tìm ra câu trả lời. Đây cũng là hai câu thơ thể hiện sự bế tắc của Nguyễn Du trước xã hội, trước cuộc đời.
Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
Hai câu thơ cuối, nhà thơ khóc cho nàng Tiểu Thanh và cũng khóc cho chính bản thân mình. Nguyễn Du khóc cho nàng Tiểu Thanh 300 năm trước là chân thành, là sâu sắc là đồng điệu. Nhìn vào cuộc đời của nàng Tiểu Thanh Nguyễn Du lại nghĩ đến mình của 300 năm sau. Những nỗi nghi ngờ, oan ức khó giãi bày liệu ai thấu hiểu. Tiểu Thanh còn có Nguyễn Du 300 sau đồng điệu, cảm thông sâu sắc. Vậy liệu 300 năm sau có tri kỉ nào hiểu và đồng điệu, khóc thương cho Nguyễn Du?
Câu thơ kết chính là tâm trạng bi phẫn của nhà thơ trước cuộc đời. Nhà thơ không cần lưu danh thiên cổ mà chỉ cần tìm được tri kỉ hiện tại mà thôi. Những giọt nước mắt đau thương bế tắc trước cuộc đời, trước thời cuộc. Một xã hộ bất công, rẻ rúng người tài. Tâm trạng của nhà thơ đúc kết trong hai câu thơ cuối, giọt lệ có bóng hình Nguyễn Du cô đơn, khiến người đọc phải se lòng trước cuộc đời Nguyễn Du và cuộc đời của hàng trăm người tài hoa bạc mệnh khác. Một xã hội thật tàn nhẫn, bất công. Qua câu kết cũng khiến chúng ta hình dung được sự bất công đó như thế nào.
Nhưng, đến nay, Nguyễn Du không hề cô đơn vì chúng ta ai cũng biết đến người và ai cũng thương xót cho cuộc đời tài hoa bạc mệnh của nhà thơ. Nguyễn Du đã trở thành một đại thi hào để lại cho đời những tác phẩm đồ sộ, ý nghĩa và sâu sắc, lột tả đúng bản chất xã hội phong kiến.
3. Kết bài
“Độc Tiểu Thanh Ký” đã kết thúc nhưng vẫn đọng lại cho chúng ta nỗi cảm thông sâu sắc đến nàng Tiểu Thanh và nhà thơ vĩ đại Nguyễn Du. Bài thơ viết về một cuộc đời nhưng lại chính là hai cuộc đời, hai thế hệ khác nhau nhưng lại cùng chung số phận. Bài thơ không chỉ nói lên nỗi lòng tác giả dành cho nàng Tiểu Thanh mà còn nói lên nỗi lòng của mình. Đồng thời cũng nói lên sư tàn nhẫn của xã hội ,đẩy con người vào bước đường cùng, chà đạp họ không thương tiếc.