Nhắc tới Thạch Lam, người ta không thể không nói tới tác phẩm “Hai đứa trẻ”. Khi mổ xẻ tác phẩm này, độc giả không thể không phân tích cảnh đoàn tàu trong Hai đứa trẻ. Bởi đây là một trong những hình ảnh đã tạo nên sức hấp dẫn và sự độc đáo của câu chuyện.
Chi tiết mở bài phân tích cảnh đoàn tàu trong Hai đứa trẻ
Trong mỗi tác phẩm đều có những nhân vật chính nhân vật phụ, đều có những yếu tố ngoại cảnh làm nên bức tranh toàn diện của câu chuyện. Trong Hai đứa trẻ của nhà văn nổi tiếng Thạch Lam, ngoài những con người nơi phố huyện, thì đoàn tàu là một yếu tố có tầm ảnh hưởng sâu sắc.
Cùng phân tích cảnh đoàn tàu trong Hai đứa trẻ để thấy được sự tài tình trong việc xây dựng cốt truyện của tác giả. Đồng thời hiểu rõ hơn nhịp sống khổ cực cũng như khát vọng sống của người dân nơi phố huyện nghèo nàn.
Chi tiết thân bài phân tích cảnh đoàn tàu trong Hai đứa trẻ
Tác giả Thạch Lam không để đoàn tàu xuất hiện ở ngay đầu tác phẩm. Nhà văn mang ánh sáng của đoàn tàu tới sau khi đã lột tả bức tranh phố huyện u tối, nghèo qua các nhân vật. Có lẽ nhờ thế mà hình ảnh đoàn tàu càng khắc sâu trong tâm trí người đọc: “An và Liên đã buồn ngủ ríu cả mắt. Tuy vậy hai chị em vẫn cố gượng để thức khuya chút nữa, …. Liên và em cố thức là vì cớ khác, vì muốn được nhìn chuyến tàu. Chín giờ có chuyến tàu ở Hà Nội đi qua huyện. Đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya”.
Luận điểm 1: Hình ảnh đoàn tàu đến và đi
- Luận cứ 1: Trước khi đoàn tàu đến
Điều thú vị hơn cả, khi phân tích cảnh đoàn tàu trong Hai đứa trẻ, độc giả sẽ có cơ hội nhìn thấy bức tranh toàn cảnh từ lúc tàu sắp tới, tàu dừng lại cho đến khi tàu đi rất thú vị. Trong Hai đứa trẻ, Thạch Lam báo trước việc đoàn tàu sẽ đến bằng những dấu hiệu như có ánh sáng từ đèn ghi xanh biếc, có tiếng còi của xe lửa vọng từ xa, có tiếng xe rít mạnh vào ghi, tiếng xình xình của động cơ xe lửa, có một làn khói trắng bay lên trời từ đằng xa.
Càng đến gần, hai chị em Liên cũng như người dân phố huyện sẽ nghe thấy âm thanh tiếng của những hành khách ồn ào khe khẽ. Với từng ấy thứ thôi cũng đủ lôi cuốn người đọc chứ nói gì đến hai đứa trẻ đang háo hức mong ngóng những điều mới mẻ. Đó cũng là một phần lí do mà hai chị em Liên phải thức chờ chuyến tàu đêm cho bằng được, mặc dù mắt đã ríu lại.
- Luận cứ 2: Khi đoàn tàu đến
Nếu như cảnh đoàn tàu sắp đến đã hấp dẫn bao nhiêu thì cảnh khi tàu dừng ga lại thú vị bấy nhiêu. “Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng”.
Trong mắt hai chị em, đoàn tàu chạy qua cũng để lại nhiều ý nghĩa. Với người bình thường, đoàn tàu ấy ngày nào chẳng như ngày nào. Thế nhưng với hai chị em Liên, đoàn tàu ấy có những toa tàu sáng trưng, cửa kính sáng lên lấp lánh, đồng và kền lấp lánh… Vì ngày nào cũng chời đợi để được ngắm nhìn nên hai chị em quan sát tỉ mỉ kỹ lưỡng. Sự nhạy cảm của hai đứa trẻ nhận ra sự thay đổi nhỏ trên tàu đó là hôm nay không đông, thưa vắng người và người cũng kém sang hơn. Chỉ qua sự miêu tả chi tiết đó thôi cũng đủ thấy, hai chị em khát khao được một lần theo đoàn tàu ấy về lại Hà Nội như thế nào.
Liên bảo ngày trước khách còn xuống sân ga để mua đồ nhưng càng ngày điều đó càng ít. Người bán ở ga cũng chẳng mở quán. Vì thế đoàn tàu không dừng lại lâu mà vụt tua nhanh chóng. “Rồi chiếc tàu đi vào đêm tối, để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt. Hai chị em còn nhìn theo cái chấm đỏ của chiếc đèn xanh trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre”.
Cảnh đoàn tạu vụt qua như một tia chớp nhưng cũng may thay, nó cũng kpj mang đến cho phố huyện nghèo tăm tối này một nguồn sáng lấp lánh, tỏa khắp.
- Luận cứ 3: Khi tàu đi
Càng phân tích cảnh đoàn tàu trong Hai đứa trẻ càng thấy rõ, tâm hồn con người thực sự có tác động mạnh mẽ tới cảnh vật. Đúng là “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Tâm trạng của hai chị em Liên rất háo hức chờ đón đoàn tàu nên dù nó không như ngày thường thì với hai chị em nó vẫn thật đẹp. Đoàn tàu lao vào đêm, để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường tàu. Hai chị em cứ mãi nhìn theo cái chấm nhỏ trên chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng. Tuy nhiên, lúc đoàn tàu đi cũng là lúc nó để lại cho chị em Liên bao sự hụ hẫng và tiếc nuối. Bởi dù đã cách xa, nhưng hai chị em vẫn luôn mơ về Hà Nội. Nơi có cuộc sống không tù túng, cùng quẫn tẻ nhạt như phố huyện tăm tối này:
“Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình khư kém sáng hơn. Nhưng họ ở Hà Nội về! Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu”.
Luận điểm 2: Ý nghĩa của cảnh tàu đêm
Mặc dù chuyến tàu đêm chỉ xuất hiện chớp nhoáng rồi vụt biến mất nhưng người dân phố huyện, mà đại diện là hai chị em Liên vẫn luôn đợi chờ, mong ngóng. Bởi chuyến tàu đến đã mang tới một luồng sinh khí mới cho con người và mảnh đất nơi đây. Ánh sáng, con người và không gian tàu hoàn toàn trái ngược với sự tĩnh lặng, nhàm chán và đầy u tối của phố huyện. Hình ảnh đoàn tàu vừa là hồi ức về một cuộc sống ấm no, đủ đầy, nhộn nhịp hạnh phúc xưa kia của hai chị em Liên. Nhưng nó cũng chính là ước mơ, khát vọng được đổi đời, về một tương lai tươi sáng của hai chị em Liên và người dân phố huyện.
Qua đây, độc giả càng khâm phục hơn sự tài tình trong cách miêu tả và sự nhạy cảm trong tâm hồn của nhà văn Thạch Lam. Chỉ những người có trái tim nhân với tấm lòng thương cảm những kiếp người nghèo khổ sâu sắc thì tác giả mới viết ra được những áng văn bất hủ này. Đó cũng chính là giá trị nhân văn sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm tới người đọc.
Luận điểm 3: Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoàn tàu
Phân tích cảnh đoàn tàu trong Hai đứa trẻ, ngoài giá trị nhân văn, nó còn mang giá trị nội dung và nghệ thuật văn học độc đáo. Đó là cảnh đoàn tàu đến và đi được lột tả một cách chân thực và sinh động. Nó cũng chính là nút thắt mở tạo nên cao trào của tác phẩm. Nếu đoàn tàu không xuất hiện, Hai đứa trẻ chỉ sẽ như một tấn bi kịch tẻ nhạt về một phố huyện nghèo. Nhưng khi đoàn tàu xuất hiện, đã khiến nội dung tác phẩm trở nên sống động hơn, đa sắc màu và cuốn hút hơn.
Với nghệ thuật hiện thực kết hợp với sự lãng mạn tinh tế, tác giả Thạch Lam đã biến hình ảnh đoàn tàu bình thường thành một biểu tượng sống, mang ý nghĩa thâm sâu.
Kết bài
Phân tích cảnh đoàn tàu trong Hai đứa trẻ một lần nữa, độc giả khẳng định lại óc quan sát tinh tế và sự nhạy cảm hiếm có trong tâm hồn của nhà văn Thạch Lam. Chỉ có ông, người có trái tim luôn biết thương cảm với những phận đời éo le mới có thể xây dựng nên bức tranh phố huyện và đoàn tàu chân thực, nhiều xúc cảm như vậy. Đoàn tàu như một khối sắt khổng lồ thường ngày bỗng trở nên thật có hồn dưới ngòi bút của tác giả. Hình ảnh đoàn tàu không chỉ là quá khứ tươi đẹp mà còn là những ước mơ và khát vọng. Đó còn là niềm tin vào một ngày mai tươi sáng khi người dân phố huyện sẽ không phải cực khổ từ túng nghèo nàn. Đó cũng chính là ánh sáng của cách mạng, con đường đi tới xã hội mới của người dân Việt Nam.