ĐỀ THI HẾT HỌC KÌ I – NGỮ VĂN 6 – ĐỀ 4
Đề thi hết học kì I . Phần I. Trắc nghiệm (4.0 điểm)
Đọc văn bản sau và chọn phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu hỏi 1 đến 9)
Tre Việt Nam
(trích)
Tre xanh
xanh tự bao giờ
chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh?
Thân gầy guộc, lá mong manh
mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?
ở đâu tre cũng xanh tươi
cho dù đất sỏi đá vôi bạc màu?
Có gì đâu, có gì đâu
mỡ màu ít chất dồn lâu hoá nhiều
rễ siêng không ngại đất nghèo
tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
tre xanh không đứng khuất mình bóng râm…
(Nguyễn Duy – “Thơ Nguyễn Duy” – NXB Giáo dục 1998)
Câu 1. Em hãy đọc kĩ bài thơ và cho biết bài thơ Tre Việt Nam được viết theo thể thơ nào
A. Thể thơ tám chữ
B. Thể thơ lục bát
C. Thể thơ tự do
D. Thể thơ năm chữ
Câu 2. Cách ngắt nhịp như thế nào thể hiện đúng nghĩa của khổ thơ đầu?
A. Tre xanh/
xanh tự/ bao giờ
chuyện ngày/ xưa đã/ có bờ/ tre xanh
B. Tre xanh/
xanh tự bao giờ/
chuyện ngày xưa đã có/ bờ tre xanh?
C. Tre xanh/
xanh tự/ bao giờ
chuyện ngày xưa/ đã có/ bờ tre xanh
D. Tre xanh/
xanh tự bao giờ/
chuyện ngày xưa/ đã có/ bờ/ tre xanh
Câu 3. Đối tượng nào gợi cảm xúc cho nhà thơ
A. Cây đa
B. Cây lúa
C. Hoa sen
D. Cây tre
Câu 4. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong câu thơ?
ở đâu tre cũng xanh tươi
cho dù đất sỏi đá vôi bạc màu?
A. Câu hỏi tu từ
B. So sánh
C. Nhân hoá
D. Liệt kê
Câu 5. Trong khổ thơ thứ ba, những tiếng nào được gieo vần với nhau:
A. Đâu-nhiều- nghèo- cù
B. Đâu – nhiều – cù
D. Đâu – màu – nhiêu
Câu 6. Phẩm chất nào được nhắc đến trong khổ thơ thứ ba?
A. Dũng cảm, gan dạ
B. Siêng năng, cần cù
C. Trách nhiệm
D. Đoàn kết
Câu 7. Câu thơ sau đề cao phẩm chất nào của tre?
Vươn mình trong gió tre đu
cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
A. Lạc quan, yêu đời
B. Giàu đức hi sinh
C. Hiên ngang, bất khuất
D. Có tinh thần tương thân tương ái
Câu 8. Hình ảnh cây tre trong bài thơ này ẩn dụ cho đối tượng nào?
A. Người nông dân Việt Nam
B. Những người lính
C. Giai cấp công nhân
D. Con người Việt Nam
Câu 9. Em hãy tìm bốn từ láy được nhà thơ sử dụng trong đoạn thơ trên. Chọn và giải thích nghĩa của một từ trong bốn từ láy trên.
Câu 10. Em hãy liệt kê hai dẫn chứng về tinh thần vượt khó của con người Việt Nam.
Phần II. Viết (6,0 điểm)
Thuật lại một sự kiện quan trọng mà em đã được dự tại trường học của mình
ĐỀ THI HẾT HỌC KÌ I – NGỮ VĂN 6 – LỜI GIẢI
Phần I. (4,0 điểm)
Trắc nghiệm
(Mỗi phương án chọn đúng, được 0,25đ)
Trả lời câu hỏi
Câu 9 (1,5 điểm)
- Liệt kê 4 từ láy: gầy guộc, mong manh, mỡ màu, kham khổ
(mỗi từ láy lựa chọn là 0,25đ)
- Giải thích đúng nghĩa một từ 0,5đ, giải thích chưa chính xác hoàn toàn: 0,25đ
Câu 10. (0,5đ) Liệt kê hai dẫn chứng về tinh thần vượt khó của người Việt Nam:
Gợi ý:
- Trong thời kì chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ: người Việt Nam vượt qua khó khăn của điều kiện chiến đấu như thiếu thốn vũ khí, kinh tế còn nghèo để chiến thắng những kẻ thù hùng mạnh
- Trong hoàn cảnh chống dịch bệnh Covid – 19: người dân Việt Nam vượt qua khó khăn của đất nước để chiến đấu với dịch bệnh, vừa phòng chống dịch bệnh vừa phát triển kinh tế
(Mỗi dẫn chứng 0,25đ. Học sinh có thể nêu những dẫn chứng cụ thể theo hiểu biết của các em mà hợp lý thì vẫn đạt điểm tối đa)
Phần II. Viết (6,0 điểm)
- Yêu cầu về hình thức: bài văn có độ dài khoảng 2 trang, viết theo thể loại thuyết minh thuật lại một sự kiện
- Yêu cầu nội dung:
Thuật lại một sự kiện ở trường học em từng tham dự
- Sự kiện đó là gì? Xảy ra khi nào? Có những ai tham dự sự kiện?
- Thuật lại diễn biến sự kiện: mở đầu – diễn biến – kết thúc
- Trong sự kiện đó có điều gì ấn tượng đặc biệt với em
- Thái độ, tình cảm của em về sự kiện đó
Bài làm tham khảo:
Lễ khai giảng năm học này là một lễ khai giảng đặc biệt. Em đã nhận được thông báo của cô chủ nhiệm về một lễ khai giảng trực tuyến trong tình hình dịch Covid vẫn phức tạp từ hôm trước. Chưa bao giờ trải qua một lễ khai giảng như thế nên em thấy rất hồi hộp và tò mò.
Buổi sáng ngày 5 tháng 9, em dậy khá sớm. Sau khi vệ sinh cá nhân, ăn sáng xong, mặc quần áo chỉnh tề, em đến ngồi trước máy tính. Theo đường link cô giáo gửi, em vào kênh Youtube của nhà trường. Kênh đang phát trực tiếp những tiết mục văn nghệ chào mừng. Em lẩm nhẩm hát theo những bài hát, múa rất sôi nổi, vui tươi.
(Đề thi hết học kì I Ngữ văn 6)
Đúng 7 giờ 30 phút, một thầy giáo xuất hiện trên bục sân khấu đề nghị tất cả thầy cô và học sinh làm lễ chào cờ.
Một lá cờ đỏ nổi bật trên nền màn hình, nhạc nổi lên. Em đã đứng ngay ngắn, giơ tay lên đầu chào cờ, miệng nhẩm hát theo bài Quốc ca đang vang lên rất hùng tráng.
Lễ chào cờ kết thúc, thầy hiệu trưởng xuất hiện trên sân khấu. Đằng sau thầy là một tấm phông có dòng chữ lớn “Lễ khai giảng năm học 2021-2022”. Thầy cất giọng trầm ấm đọc bài diễn văn Khai giảng năm học mới. Em thấy rất vui vì lần đầu tiên được nhìn thấy thầy hiệu trưởng và nghe thầy nói. Giọng thầy ấm áp, thầy nói về những điều đặc biệt của năm học này và mong muốn thầy trò nhà trường sẽ khắc phục, vượt qua khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học. Tiếng trống đón chào năm học mới vang lên qua chiếc loa của máy tính mà em nghe thấy thật là xúc động.
Sau bài phát biểu của thầy hiệu trưởng, một cô giáo thay mặt cho các thầy cô nhà trường phát biểu những quyết tâm cho năm học mới. Em sung sướng nhận ra người phát biểu chính là cô chủ nhiệm của mình, dù em mới được gặp cô ít buổi qua phòng học trực tuyến. Hôm nay, cô mặc bộ áo dài màu hồng rất đẹp, tóc cô thả dài duyên dáng chứ không buộc gọn gàng như mấy hôm hướng dẫn chúng em.
(Đề thi hết học kì I)
Một bạn học sinh phát biểu tiếp theo sau cô chủ nhiệm của em. Bạn ấy cũng thay mặt toàn thể học sinh trong trường cố gắng khắc phục khó khăn để học tập thật tốt. Bạn còn nói về những câu lạc bộ học tập của học sinh đã được thành lập để sẵn sàng chia sẻ khó khăn với mọi người khi học online.
Buổi Lễ khai giảng kết thúc trong những tiếng hát rộn ràng của đội văn nghệ nhà trường. Em ngồi lại rất lâu trước máy tính và xem đi xem lại buổi tường thuật, tự hứa với mình sẽ cố gắng học tập thật tốt và ước mong dịch bệnh sớm kết thúc để chúng em được sớm đến trường, để được gặp mặt thầy cô và tất cả bạn bè.