Hoàn cảnh ra đời bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”

Trên đường từ Hà Nội vào kinh đô Huế để thi hội và hành trình này của Cao Bá Quát đi qua các tỉnh miền trung nhiều cát trắng khu vực Quảng Bình, Quảng Trị. Chính hình ảnh bãi cát dài, sóng biển và núi cao đã gợi cảm cho Cao Bá Quát sáng tác bài thơ này. Bài thơ được viết theo thể ca hành – một thể thơ cổ của Trung Quốc được giới thi ca Việt Nam tiếp thu.

Cao Bá Quát đi thi Hội. Trên đường vào kinh đô Huế, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng (Quảng Bình, Quảng Trị) (hình ảnh bãi cát dài, sóng biển, núi là những hình ảnh có thực gợi cảm hứng cho nhà thơ sáng tác bài thơ này).

Phân tích tác phẩm “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” chi tiết

Toàn bộ bài thơ “Bài ca ngắn trên bãi cát” là những tâm trạng khác nhau của người viết trên con đường theo đuổi lý tưởng đổi thay tiến bộ:

Bãi cát lại bãi cát dài,

Đi một bước như lùi một bước

phan-tich-bai-ca-ngan-di-tren-bai-cat

“Bãi cát” là một trong những hình ảnh trung tâm của bài thơ, ngay trong câu đầu tiên đã được nhắc đến hai lần. Và bài cát được Cao Bá Quát tả thực nhằm liên tưởng đến đoạn đường dài thăm thẳm và vô cùng khó khăn.

Bởi như chính chúng ta từng trải nghiệm, việc đi trên cát thường rất khó, như tác giả miêu tả: “Đi một bước như lùi một bước”. Vì khi chân bước trên cát sẽ bị trượt lại phía sau. Và trên bãi cát tác giả miêu tả là một không gian rộng lớn, một con đường dài tít tắp, rất khó để xác định được phương hướng. Con đường ấy vừa là con đường được tả thực, vừa là con đường đi tìm chân lí, đi tìm ý nghĩa cuộc đời của con người mà ở đây là tác giả. Để đến đích, con người phải vượt qua nhiều khó khăn, thử thách.

Trên bãi cát rộng lớn tác giả miêu tả, có hình ảnh người “lữ khách” đi trên bãi cát. Một con người nhỏ bé, cô độc đang đi giữa một không gian bãi cát bao. Một cuộc đi khó khăn như cứ đi mãi mà chẳng thấy tiên thêm, chỉ thấy “đi một bước như lùi một bước”. Hai câu thơ sau cho người đọc thấy sự bất mãn của lữ khách hay chính tác giả trên con đường theo đuổi công danh:

Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,

Lữ khách trên đường nước mắt rơi.

Nhưng dù khổ cực, dù có phần ai oán trong lòng, nhưng con đường công danh chưa tới đích nên tác giả không đành lòng làm kẻ “ngủ quên”. Như ông từng viết, “Đã làm trai ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông”, bởi vậy ông tự nhủ:

Không học được tiên ông phép ngủ,

Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!

Xưa nay, phường danh lợi,

Tất cả trên dường đời.

Đầu gió hơi men thơm quán rượu,

Người say vô số, tỉnh bao người?

Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát ta cũng thấy rằng, “danh lợi” là thứ men say của quán rượu, chẳng mấy kẻ chạy thoát được cám dỗ. Và danh lợi cũng như rượu, là thứ có thể dễ dàng làm thay đổi lòng người: “Người say vô số, tỉnh bao người?”.

Buồn thay, dù phê phán hay khinh bỉ phường danh lợi, nhưng Cao Bá Quát cũng nhận ra mình cô độc trên con đường mộng công danh, mộng trai chí lớn thay đổi xã hội. Dường như con đường mà những người quân tử như ông dấn thân vào không được ai ủng hộ, quan tâm, mọi nỗ lực đi đến đích đều vô ích. Chính nhận thức và nỗi xúc động này trỗi dậy đã đưa ông trở về hiện thực:

Người đi trên cát bỗng nhiên dừng lại.

Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!

Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,

Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?

Hãy nghe ta hút khúc “đường cùng”,

Phía bắc núi Bắc, núi muốn trùng,

Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.

Anh đứng làm chi trên bãi cát?

Có điều, khi bừng tỉnh ông vẫn thấy tương lai mờ mịt, không biết phải “tính sao đây?”. Lúc này, người lữ khách đứng trên bãi cát nhưng không biết đi theo hướng nào, không biết đâu là hướng đi đúng để đến cái đích của công danh. Ông đấu tranh giữa việc đi và dừng lại. Rằng nếu đi tiếp có thể ông cũng chỉ là kẻ ham lợi danh mà chính ông từng khinh miệt. Nhưng nếu dừng lại, ông không biết mình sẽ theo đuổi điều gì, sẽ đi đâu.

Nỗi băn khoăn này có lẽ cũng là sự tự vấn của nhiều bậc người tài như Cao Bá Quát trong xã hội phong kiến mong muốn đổi mới xã hội. Dù rằng là người bản lĩnh, nhưng việc độc hành trên một hành trình lớn không phải là điều dễ dàng. Mộng lớn của người lữ khách giờ là một câu hỏi lớn, đi tiếp hay dừng lại? Đoạn thơ cuối cho thấy nỗi bế tắc của người viết và nỗi tuyệt vọng đang trùm lên không gian bãi cát dài. Người đi chỉ biết hát khúc “đường cùng” giữa trời đất.

Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát dễ thấy rằng, cái độc đáo của “Bài ca ngắn đi trên bài cát” nằm ở việc bài thơ được viết dưới nhiều góc nhìn. Có khi người viết là khách thể, lúc lại là một người đối thoại và thậm chí chủ thể của bài thơ còn được tác giả ẩn đi. Mục đích của sự đa dạng góc nhìn này nhằm cho thấy những thái độ, tâm trạng khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau của người lữ khách trên hành trình theo đuổi lý tưởng. Niềm băn khoăn, tự vấn còn cho thấy niềm khát khao đổi mới của Cao Bá Quát.

>> Xem thêm: Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến chính xác, đầy đủ nhất