Vợ Nhặt là một trong những bài văn tiêu biểu của tác giả Kim Lân. Tác phẩm tái hiện nạn đói năm 1945 và tình thương con người trong hoàn cảnh khó khăn. Trong đó, hình ảnh bà cụ Tứ được xem là nổi bật nhất. Để giúp các em nắm rõ nội dung chi tiết, chúng tôi đã lập dàn ý phân tích nhân vật bà cụ Tứ để các em hình dung dễ hơn. Mời các em tham khảo ngay dưới đây.
Dàn ý chi tiết
Khái quát về tác giả và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm
Cùng điểm qua một số thông tin về tác giả, tác phẩm Vợ Nhặt để hiểu rõ hơn hoàn cảnh ra đời của bài văn.
Tác giả
- Tác phẩm Vợ Nhặt do Kim Lân sáng tác
- Ông sinh năm 1920, tại quê Bắc Ninh
- Chỉ mới 20 tuổi ông đã bắt đầu đam mê viết truyện ngắn, với nhiều tác phẩm đầu tay nổi tiếng như Đứa Con Người Vợ Lẽ, Vợ Nhặt, Đứa Con Người Cô Đầu, …
- Tất cả các tác phẩm của ông đều miêu tả cảnh cuộc sống thực tế thời bấy giờ. Nông thôn Việt Nam nghèo đói, lam lũ, chạy giặc và tình thương con người
- Ông mất vì căn bệnh hen suyễn khi ông đã 87 tuổi
Tác phẩm Vợ Nhặt
- Tác phẩm Vợ Nhặt miêu tả hoàn cảnh éo le của người dân, số phận rẻ rúng trong nạn đói năm 1945. Vợ được nhặt ở bất cứ đâu, tương tự như thu gom rác hay bất cứ đồ dùng gì.
Các luận điểm cần phân tích
- Chi tiết tình huống khi Tràng nhặt vợ và mang về ra mắt bà cụ Tứ
- Cảm xúc, phản ứng của bà cụ Tứ khi thấy khi con trai có vợ nhặt
- Nỗi lo, xót xa của bà cụ Tứ
- Bà cụ Tứ luôn tin rằng tương lai sẽ tốt đẹp, cuộc sống tốt hơn.
Bài mẫu phân tích chi tiết nhân vật bà cụ Tứ thông qua dàn ý
Mở bài
Nhà văn Kim Lân chỉ có học vấn lên đến tiểu học là đã bôn ba, trải nghiệm đời. Tuy nhiên những tác phẩm của ông đều mang giá trị nội dung sâu sắc. Ông đam mê viết văn chương và có những tác phẩm nổi tiếng khi chỉ mới 20 tuổi. Kim Lân đã sáng tác nên bài văn Vợ Nhặt trong khung cảnh người dân Việt Nam nghèo đói đến từng miếng cơm manh áo. Cùng phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ Nhặt để thấy hình ảnh người phụ nữ giàu tình thương trong nạn đói.
Thân bài
Truyện Vợ Nhặt bắt đầu bằng hình ảnh nhân vật Tràng và nỗi lo nghèo đói của anh. Số lượng người chết vì đói ngày một nhiều, rồi bao lâu sẽ tới lượt gia đình Tràng? Dưới sự cai trị, bóc lột của thực dân Pháp, dân ta bị cướp bóc lương thực, ruộng đất, không biết làm gì để ăn. Đất trồng đều phải “nhổ lúa trồng đay”. Qua miêu tả của Kim Lân, ông thương cảm những con người đói nghèo với số phận bất hạnh. Bài văn cáo buộc tội ác của giặc ngoại xâm và khát vọng tự do, sống tốt, êm ấm hạnh phúc của nhân dân.
Nhân vật bà cụ Tứ xuất hiện với âm thanh “Ngoài ngõ có tiếng người húng hắng ho, một bà lão từ ngoài rặng tre lọng khọng đi vào ngõ. Bà lão vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán gì trong miệng”. Bà đã già, đi lọng khọng, chậm rãi. Mỗi hành động của cụ Tứ đều nhẹ chàng, không thể nào lưu loát, bà “nhấp nháy hai con mắt nhìn Tràng, chậm chạp hỏi” có chuyện gì. Trước tình huống bà thấy trong nhà có người đàn bà khác, thật bất ngờ.
Chỉ khi lập dàn ý phân tích nhân vật bà cụ Tứ, ta mới nắm rõ nội dung, ý nghĩa tác phẩm. Bà cụ Tứ chưa kịp vui mừng khi có con dâu đã thoáng nghĩ trong thời điểm đói nghèo, ai lại chịu theo Tràng về làm vợ? Trong khi, Tràng là một chàng trai được Kim Lân miêu tả là có “hai con mất nhỏ tí, gà gà đắm vào bóng chiều, hai bên quai hàm bạch ra, rung rung làm cho cái bộ mặt thô kệch”, rất xấu xí. Anh còn nghèo đói, lại nhặt được vợ trong thời điểm này. Bà cụ Tứ còn chưa dám tin những gì đang diễn ra trước mắt, trong hoàn cảnh éo le này.
Khi bà cụ Tứ kịp hiểu ra đó là con dâu của mình, gọi bà là U. Tâm trạng của bà khi biết con trai nhặt được vợ là rất lo âu. Bà chợt nhớ đến chồng, “trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt … Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?”. Trong khi thân mình và Tràng còn chưa lo nổi, giờ lại có thêm con dâu. Tuy nhiên, bà cũng thoáng chợt thấy vui, cuối cùng thì con trai cũng đã yên bề gia thất.
Bà cụ Tứ tự thấy đau lòng, khi không có tiền tổ chức đám cưới cho con. Chính vì cái nghèo, cái đói, làm cho bà càng thêm lo âu, chua chát cho số phận mình, cảm thấy thương con hơn. Thông thường, rước con dâu về nhà cần có gì đó để cúng, trình với tổ tiên, nhưng hiện bà không có bất cứ gì. Thậm chí, bà đã bật khóc, nước mắt chảy ra trong vô thức khi con trai chính thức có vợ. Bà cũng thương cho số phận cô gái, con dâu khi không biết làm sao để cùng nhau sống qua nạn đói này.
Lập dàn ý phân tích nhân vật bà cụ Tứ để hiểu được cảm xúc của bà khi con trai có vợ. Nỗi lo của bà cụ Tứ khi gia đình có thêm con dâu, “bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt”. Không biết gia đình 3 người sẽ còn được sống trong bao lâu, khó khăn biết bao nhiêu. Bà chỉ biết một điều duy nhất là tán thành quyết định của con. “Nhà ta nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau”. Bà dùng những lời khuyên chân thành, tình thương mến thương, khuyên con trai và con dâu cùng nhau cố gắng.
Bà cụ Tứ là người từng trải, bà biết cuộc sống này khắc nghiệt như thế nào. Tuy nhiên, ai cũng chỉ sống 1 lần, chỉ cần làm điều mà họ cảm thấy vui, hạnh phúc. Bà luôn tin vào tương lai, chắc chắn sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn. “Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà”, tính toán chuyện làm ăn với con trai. Khi ngồi cùng mâm cơm với con dâu, bà luôn kể những chuyện vui để tạo không khí thoải mái. Giúp Tràng và vợ có thêm động lực, niềm tin sống qua nạn đói này.
Khi có tiếng trống thúc giục đóng thuế, “bà lão không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc”. Bà cụ Tứ không còn gì trong nhà để đóng thuế, nếu không nộp sẽ bị giết hoặc cướp. Bà biết được khó mà sống qua khỏi dịp này. Nước mắt bà rơi trong vô định, chỉ biết nén vào trong. Tác phẩm Vợ Nhặt là nhân chứng cho tội ác thực dân Pháp, chứa giá trị nhân đạo sâu sắc. Tái hiện tình cảnh khốn khó, đói khát, thân phận con người trở nên nghèo hèn. Họ sẵn sàng đi theo một người không quen biết, vợ có thể nhặt ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, họ vẫn vì nhau, thương yêu, sống với nhau bằng tấm lòng nhân hậu.
-
Kết bài
Lập dàn ý phân tích nhân vật bà cụ Tứ để chúng ta nắm rõ được tâm lý nhân vật. Tình huống truyện chân thực, tự nhiên, nhưng đầy hấp dẫn. Tác giả sử dụng nghệ thuật độc thoại, thể hiện cảm xúc, nội tâm nhân vật. Mong rằng những thông tin phân tích trên sẽ giúp các em trang bị đầy đủ kiến thức trong học tập. Tác phẩm với giá trị nội dung sâu sắc, mang lại cảm hứng sáng tạo hơn cho các em học sinh sau khi đọc.
>> Xem thêm: Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân