Văn mẫu phân tích bài thơ đập đá ở côn lôn
Mở bài Phân tích bài thơ đập đá ở côn lôn
Bài thơ Đập Đá ở Côn Lôn là tác phẩm được sáng tác bởi nhà thơ, nhà cách mạng lớn dân tộc – Nguyễn Châu Trinh. Ông là tác giả của rất nhiều tác phẩm thơ văn nổi tiếng trong những năm đầu thế kỉ XX đồng thời cũng là người hoạt động cách mạng năng nổ và là nhà yêu nước da diết, hi sinh vì dân tộc. Bài thơ Đập Đá Ở Côn Lôn được ông sáng tác trong hoàn cảnh vô cùng éo le, khắc nghiệt, đó là khi bị đày ra côn đảo và trở thành tù chung thân khi đất nước bị Thực Dân Pháp xâm chiếm. Bài thơ thể hiện khí phách hiên ngang, đầu đội trời, chân đạp đất của người chiến sĩ cách mạng, không ngại gian khó trước hoàn cảnh tù đày.
Chi tiết bài thơ:
“Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con”
Thân bài Phân tích bài thơ đập đá ở côn lôn
Phân tích bài thơ đập đá ở côn lôn – Ngay ở phần nhan đề, chúng ta đã cảm nhận được hoàn cảnh vô cùng cùng cực, công việc vô cùng áp lực, vất vả và gợi ra cảnh lao động khổ sai của nhà thơ cũng như các chiến sĩ yêu nước đang bị thực đọa đày tại nhà tù Côn Đảo. Nhà thơ và rất nhiều chiến sĩ cách mạng yêu nước khác đã bị bắt đày ra Côn Đảo và trở thành tù nhân trung thân khi biểu tình, chống sưu cao thuế nặng nổ ra ở Trung Kỳ. Nhưng trong hoàn cảnh éo le này, Tác giả vẫn không hề nao núng tinh thần, mượn công việc để nói lên ý chí sắt đá của mình:
“Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Trong lịch sử, nhà tù Côn Đảo nằm ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được ví như Trường học cộng sản., là nơi rèn luyện ý chí chiến đấu của những người cộng sản. Tại đây, tù nhân đều là những người yêu nước, tinh thần chiến đấu chống giặc hàng đầu, ý chí quyết chiến và không chịu lùi bước. Nhà tù Côn Đảo được biết đến với rất nhiều phòng giam, xà lim và phòng giam biệt lập để đày đọa, đánh đập, tra tấn những người lính cộng sản. Đã đến đây thì xác định đường chết nhưng dù chết cũng quyết không bao giờ lùi bước, không khuất phục trước giặc và luôn ngẩng cao đầu. Chính vì vậy, khi bắt phải đập đá ở Côn Lôn, Nguyễn Châu Chinh mượn hình ảnh công việc để nói lên ý chí sắt đá của mình, việc “đứng giữa đất côn lôn” bị tù đày khổ sai chỉ là một thách thức nặng nề, nhưng không hề nao núng được tinh thần, và những người chiến sĩ có thể “lừng lẫy làm cho lở núi non”.
Công việc đập đá là công việc vô cùng vất vả, giữa cái nắng oi ả, cơ thể các chiến sĩ đều gầy gòm, thiếu ăn và bị tra tấn, vậy mà phải dùng búa đập đá, đập không được sẽ bị thực dân Pháp đánh đập tại nơi. Tuy nhiên, các chiến sĩ của chúng ta vẫn iên ngang đập đá và mang tâm thế làm lở núi non. Cả hai câu thơ đều cho thấy ý chí kiên cường không chịu khuất phục trước kẻ thù.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn”
Phân tích bài thơ đập đá ở côn lôn – Đặc biệt, tác giả sử dụng các động từ mạnh như “đánh tan”, đập bể” cho thấy sức mạnh phi thường của những người chiến sĩ cách mạng. Đồng thời nói lên ý chí quyết tâm phá tan chốn ngục tù, lật đổ ách đô hộ thống trị thực dân tàn bạo. Hai câu thơ thể hiện ý chí sức mạnh bằng hành động, hào khí vô cùng lớn. Bất kể khó khăn, trong thực tại là đập bể đá, trong tư tưởng là lật đổ kẻ thù. Câu thơ mang hàm nghĩa sâu sắc nói lên ý chí của người chiến sĩ.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son”
Trong hai câu thơ tiếp theo nói lên hình ảnh người chiến sĩ cách mạng với khí phách hiên ngang. Thời gian đối với họ không còn ý nghĩa, thời gian cũng đã tôi luyện cho họ trở nên quá cứng cỏi và sành sỏi. Mưa nắng dãi dầu khiến cho trái tim càng sắt đá, càng kiên trung. Đây là hai câu thơ đối lập nhau. Lấy thời gian và mưa nắng để đối với thân thể và trái tim người công sản. Điều này cũng cho thấy Nguyễn Châu Trinh đã ở đây một thời gian dài và trái tim, thân thể ông vô cùng sắt đá, chịu tra tấn, cực hình nhưng không nao núng tinh thần, nó chỉ tôi luyện cho ông trở nên mạnh mẽ, cứng rắn mà thôi. Thân thể và tâm thế của ông chẳng khác gì: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, càng khó khăn lại càng khẳng định bản lĩnh của mình.
“Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con”
Hai câu kết nói đến bản lĩnh phi thường của người chiến sĩ cộng sản. Tất cả những chiến sĩ đang bị tù đày ở đây đều là những người mang trong mình ý chí phi thường và chí lớn, giải phóng dân tộc nhưng họ lại đều không thể hoàn thành tâm nguyện và bị bắt giam tại đây, trở thành tù chung thân. Tuy nhiên, họ vẫn vô cùng hiên ngang, coi chuyện tù đày chỉ là việc cỏn con, một việc quá bé không đáng bận tâm. Đọc câu thơ cuối chúng ta càng nể và kính trọng những người chiến sĩ cách mạng, đứng cận kề giữa cái chết, thường xuyên bị tra tấn về thể xác, sống không khác gì chết mà họ vẫn hiên ngang, ngạo nghễ với đời. Có lẽ nếu không có những người anh hùng, những người chiến sĩ cộng sản sẵn sàng hi sinh để giải phóng dân tộc thì đã không có một Việt Nam hòa bình ngày hôm nay.
Nhà thơ Nguyễn Châu Trinh không chỉ giúp cho độc giả có cái nhìn rõ hơn về cuộc sống tù đày nơi Côn Đảo mà còn khiến cho thế hệ mai sau ngả mũi nghiêng mình trước những hi sinh của các anh. Các anh đã hi sinh tình riêng, hi sinh cả bản thân vì cái chung (đất nước), một lòng son sát với dân tộc, bất khuất hiên ngang trước kẻ thù.
Nhìn lại toàn bộ bài thơ, chúng ta đều thấy khí phách hiên ngang của người chiến sĩ. Dù cho công việc khổ sai, dãi nắng dầm mưa, nhưng không hề có một lời kêu than, oán thán, tất cả chỉ hiện lên tinh thần mạnh mẽ, ý chí kiên cường và giữ vừng lòng son với dân tộc, một lòng yêu nước. Bài thơ khiến chúng ta cảm phục những người chiến sĩ các mạng biết bao!
Kết bài
Bằng bút pháp nghệ thuật viết thơ theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, tác giả đã vẽ lên một bức tranh lao động khổ sai tại nhà tù Côn Đảo, qua đó thể hiện ý chí kiên cường, mạnh mẽ của những người chiến sĩ. Tất cả những công việc khổ sai chỉ tôi luyện nên một người công sản rắn rỏi, mạnh mẽ mà thôi. Với thế hệ tương lai, mầm non của đất nước, em càng khâm phục các anh, các chú và tự nhủ mình càng phải nỗ lực học tập để xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh không phụ lòng mong mỏi và sự hi sinh của những người đi trước.
>> Xem thêm: Phân tích bài thơ đi đường – Văn mẫu lớp 8 chính xác