Khi con tu hú được ra đời khi nhà thơ Tố Hữu mới bị giam cầm trong nhà lao Thừa Phủ.

I – ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

Nguồn ảnh Internet

Câu 1. Nên hiểu nhan đề bài thơ như thế nào? Hãy viết 1 câu văn có 4 chữ đầu là “Khi con tu hú” để tóm tắt nội dung bài thơ. Vì sao tiếng tu hú kêu lại tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ như vậy?

Trả lời:

– Có thể hiểu nhan đề bài thơ là trạng ngữ chỉ thời gian

Hãy viết 1 câu văn có 4 chữ đầu là “Khi con tu hú” để tóm tắt nội dung bài thơ

Khi con tú hú là một bài thơ gợi tả khát vọng tự do của nhà thơ. Tiếng tu hú kêu đánh dấu bước chuyển mình của mùa hè với lúa chiêm, ngô chín vàng, trời xanh, cánh diều và tiếng ve ngân. Âm thanh của tiếng chim như thúc giục khát vọng tự do, tình yêu cuộc sống cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong ngục tù.

Vì sao tiếng tu hú kêu lại tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ như vậy?

– Tiếng chim tu hú tác động trực tiếp đến nhà thơ vì đó là tín hiệu của tự do, của mùa hè và khát vọng giải thoát thân thể. Chính tiếng chim tu hú đã tác động mạnh mẽ đến tâm tư tình cảm sâu đậm của nhà thơ.

Câu 2. Nhận xét về cảnh mùa hè được miêu tả trong 6 câu thơ đầu. Những chi tiết nào khiến em có những nhận xét đó?

Trả lời:

Mùa hè trong 6 câu thơ đầu được tác giả miêu tả hết sức sôi động. Đọc đoạn thơ lên ta thấy rạo rực tâm hồn theo từng nhịp thơ của tác giả.

Chi tiết thể hiện:

Lúa chiêm, trái cây, hạt bắp, tiếng ve kêu: đủ các kiểu báo hiệu về màu sắc, hương thơm, âm thanh… đều là những đặc trưng của mùa hè đầy nắng và gió.

Trời xanh, xao có tiếng sáo diều… gợi tả khát vọng của tự do, khát vọng làm chủ cuộc sống. Một sự khoáng đạt đạt tới cực độ và một vẻ hào sảng của mùa hè chất ngất.

Tất cả những chi tiết đó đã gợi tả một sức sống khỏe, đẹp, hạnh phúc và tràn nhựa sống. Tất cả những sắc thái của mùa hè được cảm nhận tinh tế cùng với khát vọng tự do mãnh liệt.

Câu 3. Phân tích tâm trạng người tù – chiến sĩ được thể hiện ở 4 câu thơ cuối. Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu, nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú thể hiện ở đoạn thơ đầu và đoạn thơ sau rất khác nhau, vì sao?

Trả lời:

Phân tích tâm trạng người tù – chiến sĩ được thể hiện ở 4 câu thơ cuối.

Tâm trạng của nhà thơ trong 4 câu thơ cuối thể hiện sự ngột ngạt, uất hận được diễn tả bằng những động từ mạnh: ngột, chết uất, đạp tan, dậy. Đây cũng là tâm trạng của người chiến sĩ khi bị bọn thực dân giam cầm, đày đọa. Các từ cảm thán cũng được sử dụng đã nói lên sự uất hận, tiếc nuối muốn thoát khỏi ngục tù tăm tối.

Cách ngắt nhịp bất thường đã nói lên sự uất hận, nghẹn ngào: 3/3, 6/2

Tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú thể hiện ở đoạn thơ đầu và đoạn thơ sau rất khác nhau, vì sao?

– Tâm trạng của người chiến sĩ khác nhau ở khổ đầu và khổ cuối ở chỗ:

+ Tiếng tu hú đầu là gọi mời của mùa hè đầy sôi động

+ Tiếng tu hú sau là cảm giác nghẹn ngào, uất hận bởi sự giam hãm, tù đày mất tự do

Câu 4. Theo em, cái hay của bài thơ được thể hiện nổi bật ở những điểm nào?

Trả lời:

Cái hay của bài thơ được thể hiện ở cả phần nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Nội dung: bức tranh mùa hè đầy sôi động, hấp dẫn. Thể hiện khát vọng tự do của người chiến sĩ khi bị tù đày trong nhà tù thực dân.

Nghệ thuật của tác phẩm: Sử dụng hình ảnh gần gũi, thân thiện. Thể thơ lục bát với lời thơ tự nhiên, giản dị