Văn mẫu phân tích nghệ thuật trào phúng trong hạnh phúc của một tang gia
Mở bài Phân tích nghệ thuật trào phúng trong hạnh phúc của một tang gia
Vũ Trọng Phụng được mệnh danh là ông Vua phóng sự đất bắc, với cái nhìn sắc như dao và tài năng viết trào phú bẩm sinh, ông đã cho ra đời những tác phẩm để đời khiến người đọc càng đọc càng thấm, càng cười càng thấy sâu cay. Tác phẩm Số Đỏ của ông chính là hiện thân của nghệ thuật trào phúng trong văn xuôi. Trong đó, trích đoạn Hạnh Phúc của một tang gia là tuyệt đỉnh trào phú, mang lại tiếng cười sâu cay cho độc giả. Người đọc vừa cười mà vừa phẫn uất, phải kêu lên rằng sao xã hội lại có những loại người giả dối, bịp bợm và độc ác đến thế.
Thân bài
Luận điểm 1: Lý giải về nghệ thuật trào phúng ở tiêu đề
Phân tích nghệ thuật trào phúng trong hạnh phúc của một tang gia – Nghệ thuật trào phúng hay còn gọi là nghệ thuật tạo ra mâu thuẫn.Thật may mắn vì Vũ Trọng Phúng sinh thời sống trong xã hội vốn đã có mâu thuẫn, việc của ông là khai thác nó, nhìn nhận nó một cách sâu sắc và dưới con mắt nhà văn ông biến nó thành những tác phẩm để đời. Bản thân xã hội đã có mâu thuẫn, mảnh đất quá màu mỡ cho những tài năng như Vũ Trọng Phụng để thể hiện.
Ngay ở tiêu đề đặt cho trích đoạn, hạnh phúc của một tang gia người đọc cũng đã thấy mâu thuẫn. Nói đến tang gia là nói đến sự buồn đau, mất mát nhưng tiêu đề lại là hạnh phúc!? Phải chăng, tang gia cũng hạnh phúc, trong nhà có tang gia mà lại vui vẻ!? Đây thực sự là một mâu thuẫn khó hiểu mà người đọc buộc phải tò mò, phải đọc để hiểu bản chất của vấn đề là gì. Để rồi khi đọc chúng ta càng thấm đây chính là tiêu đề phù hợp nhất với trích đoạn này. Để chúng ta càng hiểu rằng đây không phải ác ý của nhà văn mà đây là bản chất xã hội, được nhà văn mổ xẻ để người đời nhìn vào, thấy nó là một trò bịp bợm,đáng khinh và đáng cười, một tiếng cười chua cay!
Sự mâu thuẫn ở đây chính là gia đình có tang gia nhưng những người trong gia đình và ngoài gia đình lại không giấu nổi niềm vui vì những mục đích khác nhau. Nếu những người trong nhà có cơ hội kheo của kheo sự giàu sang và nhiều mục đích khoe khoang khác thì người ngoài gia đình lại lấy đây là cơ hội để chim chuột, để xem đám ma to, bình phẩm, cười nói như lễ hội… Một cảnh đám ma mà to lớn không khác gì lễ hội, được tiến hành long trọng, gương mẫu khiến cho ai cũng thích thú, ngưỡng mộ và nghi lễ chả khác gì một đám rước, đám hội.
Luận điểm 2: Sự trào phúng thể hiện qua các nhân vật
Mọi sự bắt đầu từ cái chết của ông già, ông già ấy chính là cha, là ông của một gia đình đông đảo và đáng kính trong xã hội thượng lưu. Nhìn vào thì ai cũng ngưỡng mộ gia đình ấy. Vậy nên khi ông già mất, nhà có tang mọi người nhao nhao lên, mỗi người thể hiện sự đau khổ khác nhau. Lẽ ra trong hoàn cảnh này, người thân trong gia đình phải đau khổ, nhưng không, họ nhao lên vì họ… hạnh phúc! Nghe thật vô lý đúng không, nhưng sự thật là thế, mỗi người sung sướng một kiểu dù vẻ ngoài luôn thể hiện sự buồn rầu, đau khổ, thậm chí khóc xé lòng. Nhưng nội tâm họ lại hoàn toàn khác, một sự vui sướng mà có lẽ chỉ có Vũ Trọng Phụng mới đủ tinh tế để nhìn ra được.
Nhận định của nhà văn không sai, bởi vì sự thật rành rành ra đây. Cụ thể, ông Phán mọc sừng, sau cái chết của bố vợ ông mới thấy cái sừng của mình thật có giá trị. Vì nhớ cái sừng và sự hỗ trợ của xuân tóc đỏ mà ông cụ cố hồng mới chết nhanh như vậy. Thật là quá sung sướng! Còn bà cố Hồng , một người đầu ấp tay gối một thời mà giờ đây cụ ông chết bà lại sung sướng mơ tưởng đến mặc bộ đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa khạc vừa ho khóc mếu để được người ta khen ngợi. Chưa hết, ông Văn minh một nhà cải cách, cháu đích tôn thì vui sướng không kém bởi vì ông nội chết nghĩa là giấy tờ di chúc được hiệu nghiệm, ông sắp nhận được một ít tài sản từ việc để lại di chúc. Riêng bà Văn Minh thì lại sung sướng theo cách của một phụ nữ tân thời, đó là được mặc trang phục tân thời, ưỡm ờ, thời trang…Còn cô Tuyêt thì mặc trang phục “ngây thơ” để thể hiện mình vẫn còn trinh tiết, cô buồn lãng mạn vì người tình không đến chứ chẳng thương tiếc gì cụ cố Hồng. Hay như Cậu Tú Tân vui sướng vì có cơ hội dùng máy ảnh đã lâu…
Phân tích nghệ thuật trào phúng trong hạnh phúc của một tang gia – Đây đều là con là cháu của cụ Cố Hồng, vậy mà cụ chết chúng lại sung sướng tột độ vì được làm những việc chúng mong ước lâu nay. Thay vì thương tiếc cho ông cụ chúng lại chỉ chăm chút cho bản thân, nhìn xem người ngoài đánh giá đám ma to hay nhỏ, rồi thể hiện khóc lóc giả tạo để che mắt thiên hạ, nhưng bản chất là đều vui sướng cho những ý đồ riêng tư. Vậy thì đúng như tiêu đề tác phẩm “Hạnh phúc của một tang gia”.
Người nhà là thế, người ngoài cũng chả kém. Tác giả đã quan sát rất tỉ mỉ về từng biến đổi tâm lý của các nhân vật trong gia đình và ngoài gia đình. Đám ma lớn nên sẽ có sự tham gia của nhiều người bên ngoài. Vui mừng nhất là cảnh sát Min Đơ và Min Toa đang giữa lúc không có ai đáng bị phạt, đang buồn rầu thì sung sướng cực điểm vì được phân công giữ trật tự ở đám ma. Hay như bạn bè cụ Cố Hồng toàn những người có chức sắc, có quyền, đeo huy chương đầy người nhưng thực ra là để khoe mẽ, toàn kẻ háo danh, háo sắc. Ai cũng chăm chăm nhìn vào bộ đồ “ngây thơ” của cô tuyết nhất là làn da trắng nõn thập thò sau làn áo mỏng. Họ nhìn cô để mà cảm động chứ họ đâu thực sự cảm động trước nỗi buồn tang tóc. Thật đáng khinh bỉ cho một xã hội từ tầng lớp nghèo đến thương lưu, để sống giả dỗi và đứng trước cái chết bản chất mới bộc lộ, đê hèn và thối nát thế nào. Còn Xuân Tóc Đỏ thì lại sung sướng vì nhờ hắn mà cụ Tổ chết, hắn lại càng danh giá, uy tín càng to.
Người có quyền là thế còn những người dân bình thường thì cũng không thua kém, gặp đám ma cả dãy phố nhốn nháo, đám ma đi đến đâu là nhốn nháo đến đó. Người tham gia thì chỉ mải mê chim chuột, trêu đùa nhau, chẳng ai quan tâm đến nhà người ta có tang sự. Đây thực sự là một bức tranh trào phúng vừa đậm chất hài hước mà lại vừa chua cay. Sự thối nát của một xã hội, nhân tính bị rục muỗng, chỉ còn lại sự ích kỉ, bịp bợm, dẫm đạp lên nhau để sống.
Luận điểm 3: Cảnh tượng trào phúng khi đưa đám và hạ huyệt
Nếu nói đến đám ma người ta sẽ nghĩ ngay đến cảnh buồn thê lương, nhạc buồn da diết để tiếc thương người đã khuất. Nhưng không, đám ma cụ cố Hồng đúng chất là đám hội khi mà trong đám ma đủ loại kèn ta, kèn tây, tàu lố lăng tạo thành một bản nhạc không ra gì. Chưa kể đám rước nhốn nháo, chậm chạp, chim chuột, vui đùa như một đám hội. Đặc biệt tác giả liên tục sử dụng điệp khúc “Đám cứ đi…” để thấy được đám thật to, thật đông, thiên hạ trầm trồ chiêm ngưỡng, nhưng thực tâm trong đó có ai buồn vì nhà có đám, có ai dành tiếc thương cho người đã khuất!? Có lẽ là không, từ già đến trẻ, từ vợ đến con, từ cháu chắt đến người ngoài đều không một ai thương tiếc cho người đã khuất. Mỗi người đều tính toán một điều gì đó cho mình thông qua đám tang, trai thanh gái lịch thì chim chuột nhau, bình phẩm, chê nhau, ghen tuông, hẹn hò… Nhưng thái độ bên ngoài thể hiện sự buồn rầu, còn bên trong thì mục ruỗng.
Có lẽ, người ngoài chỉ nhìn được sự to lớn của đám tang khó mà nhìn thấu bản chất trong đó. Nhưng Vũ Trọng Phụng lại nhìn thấy, ông thấy sự vô liêm sỉ trơ tráo đến mức nào. Đám cứ đi chính là sự vô liêm sỉ không thể dừng lại đó, nó sẽ còn dài, còn dài.
Trong cảnh hạ huyệt, Vũ Trọng Phụng còn tài tình hơn nữa thì khiến cho người đọc không ngừng bật cười vì đây là cảnh trào phúng đỉnh điểm. Chi tiết thứ nhất là cậu Tú Tân bắt bẻ từng người phải làm các động tác khác nhau, giữ thật lâu tư thế đau buồn để cậu chụp ảnh, cậu cứ lăng xăng làm như là lo cho đám tang lắm, nhưng thực ra đang cố thực hiện bộ ảnh của chính mình mà thôi. Hay như ông Phán mọc sừng, người ta thấy ông khóc to lắm, ré lên đau khổ nhưng đâu ai biết ông vừa khóc lại vừa dúi tiền vào tay xuân tóc đỏ để thưởng cho cậu ta về cái chết của cụ Hồng. Một sự khôi hài và tởm lợm. Người đọc càng đọc càng khinh bỉ, đây không đơn giản là sự vô liêm sỉ của một gia đình mà nó là sự vô liêm sỉ của một xã hội mất hết nhân tính, đạo đức xã hội.
Kết bài
Phân tích nghệ thuật trào phúng trong hạnh phúc của một tang gia – Lẽ nào, những gì Vũ Trọng Phụng viết trong trang sách là thật! Nếu là thật thì quả là quá chua cay. Một xã hội quá thối nát, con người đánh mất nhân cách và sống ích kỉ, đê tiện đến nghẹt thở. Có lẽ, phải là một người có cái nhìn sắc như dao mới có thể viết ra một tác phẩm hay như vậy, lột tả bức tranh thực tại của xã hội nửa vời một cách chính xác. Đằng sau tiếng cười của hạnh phúc của một tang gia chính là một sự khinh bỉ, sự dối trá và chua cay.
>> Xem thêm: Phân Tích Bài Hạnh Phúc Của Một Tang Gia chi tiết