Văn mẫu

Phân tích cái hay của nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài câu cá mùa thu

Mở bài

Mùa thu với biết bao cảnh đẹp trữ tình, là đề tài muôn thuở cho các nhà thơ phóng bút. Trước cảnh đẹp mùa thu, thi sĩ khó mà cầm lòng được, vì vậy không ít bài thơ thần về mùa thu đã được xuất hiện. Trong đó phải kể đến bài thơ Mùa thu câu cá của cụ Tam Nguyên Yên Đổ (Nguyễn Khuyến). Ông là một con người có tâm hồn thanh cao, thanh bạch, yêu cuộc sống làng quê và nửa đời người gắn với làng quê. Vì vậy thơ ông thương gắn liền với quê hương đất nước, thông qua thơ ca bộc lộ tâm trạng của nhà thơ trước thời cuộc. Trong đó bài thơ Mùa Thu Câu Cá chính là bức họa hồn quê được khắc họa bằng ngôn từ và tài năng, tấm lòng của nhà thơ.

Thân bài

  • Luận điểm 1: Sử dụng ngôn ngữ  thể hiện chính xác, sâu sắc cảnh vật

Phân tích cái hay của nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài câu cá mùa thu – Cái hay của bài thơ chính là ngôn ngữ. Với tài năng của mình, tác giả sử dụng ngôn ngữ quá hay, quá xuất sắc trong việc thể hiện chính xác và sâu sắc về cảnh vật đến từng chi tiết. Đặc biệt qua các từ ngữ như “ nước trong veo” “bé tẻo teo”  “khẽ đưa vèo’ ‘ xanh ngắt”  “quanh co” “vắng teo”… Một loạt từ ngữ đều gợi lên được cảnh vật và vị riêng của mùa thu có chút gì đó buồn, heo hút, vắng tanh. Có lẽ đây chính là hương vị mùa thu của làng quê Việt Nam yên bình và có chút cô đơn.

Điểm ấn tượng là Nguyễn Khuyến sử dụng vần “eo” suốt bài thơ của mình nhưng không hề nhàm chán, thậm chí nó còn rất nổi bật, mang đến sự kết nối cho bài thơ. Suốt chiều dài bài thơ đều là man mác buồn, cảnh vật tĩnh, cô đơn, lẻ loi.

Trong thơ ca Việt  nam ta cũng từng bắt gặp những ngôn ngữ sáng tạo khi tả cảnh như:

Nắng xuống trời lên sâu chót vót

Hay

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Cách sử dụng từ độc đáo trong thơ ca vừa mang nét riêng vừa thể hiện được tâm trạng của nhà thơ, đó là nỗi niềm cô đơn, lẻ loi. Nguyễn Khuyến vốn là vị quan thanh liêm nhưng vì không thể làm gì để thay đổi được thời cuộc nên ông xin cáo quan về que ở ẩn. Từ đó dẫn tâm trạng của ông thường bất mãn và bế tắc. Đọc bài thơ Mùa thu câu cá ta phần nào cảm nhận được tâm trạng qua cách gieo vần “eo”.

  • Luận điểm 2: Sử dụng ngôn ngữ miêu tả linh hoạt, giữa không gian động – tĩnh

Ngoài yếu tố trên, cách sử dụng ngôn ngữ hay trong bài thơ chính là sự miêu tả không gian động và tĩnh đan xen nhau. Giữa cái tĩnh ta vẫ cảm nhận được cái động và giữa cái động ta lại càng cảm nhận được cái tĩnh:

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.

Giữa không gian tĩnh lặng, mặt hồ tĩnh lặng ta cảm thấy từng làn sóng nhỏ lăn tăn. Thậm chí không gian tĩnh lặng đến nỗi ta nghe được tiếng lá vàng rơi, tiếng gió đưa vèo. Tác giả lấy tĩnh tả động khiến cho bức tranh mùa thu tưởng là tĩnh nhưng thực ra lại động. Cái tĩnh và cái động hòa quyện vào nhau tạo nên bức tranh vô cùng sinh động.

Trong câu thơ: “Cá đâu đớp động dưới chân bèo” chúng ta cũng cảm nhận được không gian tĩnh lặng, nhưng trong tĩnh lặng vẫn có âm thanh đó là tiếng cá đớp. Bạn đã bao giờ nghe thấy tiếng cá đớp? Ấy vậy mà Nguyễn Khuyến đã nghe được âm thanh”Cá đớp” cho thấy không gian phải tĩnh lặng thế nào!

  • Luận điểm 3: Sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng

Phân tích cái hay của nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài câu cá mùa thu – Một yếu tố khác cho thấy cái hay sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Khuyến nữa là cách sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng. Trong thơ cổ đây là nghệ thuật được sử dụng rất nhiều. Tuy nhiên, cái hay của Nguyễn khuyến là sử dụng hình ảnh ước lệ nhưng lại rất dễ hiểu. Theo đó, lá vàng chính là hình ảnh ước lệ để nói về mùa thu. Và Nguyễn khuyến đã mang lá vàng – làn gió vào thơ rất đỗi nhẹ nhàng. Hình ảnh “Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.” Vừa đẹp, vừa bình dị mà chân thật lại rất hay. Ta cảm thấy chiếc lá bị một làn gió thổi rất nhẹ, xoay xoay rồi liệng xuống mặt hồ tĩnh lặng. Đây là một chi tiết rất thực tế ở mùa thu làng quê Việt Nam , qua tài năng quan sát, tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ đã làm tăng sức sống cho cảnh vật nơi đây.

  • Luận điểm 4: Khai thác ngôn ngữ đa dạng

Mùa thu chỉ có 6 câu nhưng ngôn ngữ vô cùng đa dạng, được khai thác triệt để với các phụ âm đi liền nhau như: “bé tẻo teo”  “lơ lửng”  “đâu đớp động” hoặc sử dụng cặp “teo –teo” cách sử dụng này giúp cho câu thơ nhịp nhàng, âm điệu nhẹ nhàng nhưng nó lại tạo ra vòng luẩn quẩn, quanh co giống như chính tâm trạng của tác giả. Đó là tâm trạng bế tắc trước thời cuộc, bình yên là đấy nhưng trong lòng lại rất cô đơn. Phải chăng, chiếc lá vàng kia chính là nhà thơ, chiếc thuyền bé tẻo kia cũng là nhà thơ, cô đơn giữa đất trời  rộng lớn, cô đơn giữa thời cuộc vì tấm lòng thương dân mà không thể làm gì.

Kết bài

Như vậy, chỉ 8 câu thơ chúng ta có thể thấy được cái hay của nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài thơ. Nó vừa miêu tả chân thật về mùa thu, lấy tĩnh tả động, không gian cô đơn lặng lẽ cũng như chính tâm trạng u uất bế tắc của nhà thơ. Qua đây, ta càng hiểu và trân trọng tấm lòng của Nguyễn Khuyến dành cho nhân dân, cho đất nước bấy giờ.

>> Xem thêm: Phân tích bài thơ Câu Cá Mùa Thu của tác giả Nguyễn Khuyến