Ca Huế trên sông Hương trang 99-104

1. Đọc hiểu văn bản – trang 99 – 103 SGK Ngữ văn 7 tập 2

Câu 1 – trang 103 SGK Ngữ văn 7 tập 2

Trước khi đọc bài này, em đã biết gì về Cố đô Huế? Hãy nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của xứ Huế mà em biết.

Trả lời:

Trước khi học bài Ca Huế trên sông Hương em đã biết về cố đô Huế là là thủ phủ Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn từ năm 1687 đến 1774, sau đó là thủ đô của triều đại Tây Sơn từ năm 1788 khi Hoàng đế Quang Trung (tức Nguyễn Huệ) lên ngôi.

Một vài đặc điểm tiêu biểu của xứ Huế: Là vùng đất có nhiều di tích nổi tiếng như quần thể di tích Cố đô Huế, Sông Hương hay có nền văn hóa đậm bản sắc dân tộc với các loại hình nghệ thuật như: Nhã nhạc cung đình Huế, các điệu ca, điệu hò.

Hình ảnh: Di tích Cố đô Huế

Câu 2 – trang 103 SGK Ngữ văn 7 tập 2

Hãy thống kê tên các làn điệu dân ca Huế và tên những dụng cụ âm nhạc được nhắc tới trong bài văn, để thấy sự đa dạng phong phú của hình thức ca Huế trên sông Hương.

Trả lời:

– Các làn điệu dân ca Huế:

+ Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh hồn (buồn bã), Hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung (náo nức, nồng hậu tình người).

+ Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện (gần gũi dân ca Nghệ Tĩnh), hò Huế (khao khát).

+ Lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam.

+ Nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân (buồn, bi ai).

– Những dụng cụ âm nhạc: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh.

Câu 3- trang 103 SGK Ngữ văn 7 tập 2

Sau khi đọc bài văn trên, em biết thêm gì về vùng đất này?

Trả lời:

Sau khi đọc văn bản Ca Huế trên sông Hương, em có thêm nhiều hiểu biết về:

+ Bản sắc văn hóa đa dạng ở Cố đô Huế với các điệu dân ca, nhạc cụ,….

+ Cảnh đẹp của song Hương

+ Trang phục truyền thống dân tộc nhưng vẫn có những nét đặc trưng riêng của xứ Huế.

Câu 4 – trang 103 SGK Ngữ văn 7 tập 2

Hãy tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau:

a) Ca Huế được hình thành từ đâu?

b) Tại sao các điệu ca Huế được nhắc tới trong bài văn vừa sôi nổi, tươi vui, vừa trang trọng, uy nghi?

c*) Tại sao có thể nói nghe ca Huế là một thú vui tao nhã?

Trả lời:

a) Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và nhã nhạc cung đình.

b) Các điệu ca Huế được nhắc tới trong bài văn vừa sôi nổi, tươi vui, vừa trang trọng, uy nghi, vì: Nó hình thành và kết hợp từ hai dòng ca nhạc: Dân gian (sôi nổi, tươi vui) và nhã nhạc cung đình (trang trọng, uy nghi) nên có thần thái của nhạc thính phòng.

c*) Nói ca Huế là một thú tao nhã vì:

– Nó được hình thành từ nhạc dân ca và nhạc cung đình, nhã nhạc, trang trọng uy nghi nên có thần thái của nhạc thính phòng.

– Sự giao hòa đó thể hiện ở nội dung và hình thức, trong cách biểu diễn của ca nhi, nhạc công và trang phục. Các nhạc công biểu diễn ca Huế trong không gian yên tĩnh, âm thanh của ca Huế du dương, trầm bổng, réo rắt. Các nhạc công dụng các ngón đàn khá chau chuốt như ngón nhấn, ngón mổ, day, búng, ngón phi, ngón rãi.

– Những khúc ca tiếng nhạc lúc khoan, lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn lữ khách. Không gian như lắng đọng, thời gian như ngưng lại, chỉ có lòng du khách đang thả hồn cùng tiếng hát mê ly… và chợt nhận ra rằng đằng sau cái giọng ca ngọt ngào ấy là nội tâm phong phú của người con gái Huế, âm thầm kín đáo và cũng rất đỗi tinh tế.

Chính vì vậy mới nói ca Huế là một thú vui tao nhã

II. LUYỆN TẬP

Địa phương nơi em đang sinh sống có những làn điệu dân ca nào? Hãy kể tên các làn điệu ấy. Tập một vài làn điệu chuẩn bị cho Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) cuối năm.

Trả lời:

Địa phương nơi em đang sinh sống – vùng đất Bắc Bộ có những làn điệu dân ca nổi tiếng như: Cò lả, Trống cơm, Hát ru, Lý cây đa, Cây trúc xinh, Bèo dạt mây trôi, Giã bạn, Người ở đừng về (Dân ca quan họ),..

Tham khảo thêm các bài soạn Ngữ văn Lớp 6, tại đây:

Soạn bài Thạch Sanh trang 19

Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích trang 28