Tình quân dân trong những năm tháng kháng chiến đã trở thành nguồn cảm hứng sâu sắc cho các nhà văn, nhà thơ Việt Nam sáng tác. Tiêu biểu có tác phẩm Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu. Cả tác phẩm là một bài ca đầy xúc cảm về tình quân dân trong những năm gian khó. Đặc biệt phân tích bài thơ Việt Bắc khổ 7 các bạn sẽ hiểu thêm về mối thân tình sâu nặng cũng như bức tranh thiên nhiên tươi đẹp của vùng Việt Bắc.
Chi tiết phần mở bài phân tích bài thơ Việt Bắc khổ 7
Trước khi đi vào phân tích bài thơ Việt Bắc khổ 7, các bạn cần giới thiệu qua về tác giả Tố Hữu.
Nhà thơ Tố Hữu có tên thật là Nguyễn Kim Thành. Ông sinh năm 1920 và mất năm 2002. Ông là người con của xứ Huế. Quê ông ở làng Phù Lai (nay là xã Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế). Ông sinh ra và lớn lên trong nhà nho nghèo có truyền thống thơ ca, văn chương. Do vậy, ngay từ thủa nhỏ, nhà thơ Tố Hữu đã sớm được làm quen và tiếp cận với nền văn học sớm.
Trong nền văn học Việt Nam, ông được biết đến là một nhà thơ tiêu biểu đồng thời cũng là một nhà chính trị gia có tầm ảnh hưởng lớn. Ông đã từng tham gia vào các công tác ở hệ thống chính trị và từng giữ các chức vụ quan trọng như như Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Tuy nhiên, với độc giả Việt Nam, Tố Hữu là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam. Mỗi tác phẩm của nhà thơ là một câu chuyện đong đầy cảm xúc và gắn bó với những giai đoạn Cách mạng của đất nước. Chính vì sinh ra và lớn lên trong hoành cảnh dân tộc khó khăn, nhiều gian lao nên nhà thơ Tố Hữu sớm có ý thức trách nhiệm của một người con biết hy sinh vì sự nghiệp phát triển của đất nước. Ông cũng đã từng vào sinh ra tử cùng đồng đội trên khắp các mặt trận, cũng từng nếm trải cuộc sống lao tù đau khổ, nhưng nhà thơ Tố Hữu vẫn luôn nuôi dưỡng tinh thần yêu nước nồng nàn. Chính vì vậy những tác phẩm cũng luôn mang tới cho độc giả những cảm xúc về tình yêu quê hương đất nước cháy bỏng.
Trong những tác phẩm tiêu biểu của Tố Hữu, Việt Bắc là bài thơ chiếm được nhiều tình cảm hơn cả. Bài thơ gồm 18 khổ thơ. Mỗi khổ thơ đều chan chứa ân tình quân dân Việt Bắc và các chiến sĩ Cách mạng. Trong đó, khổ 7 để lại nhiều xúc cảm về tình cảm con người chân thành và bức tranh thiên nhiên Việt Bắc sâu sắc hơn cả.
“Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”.
Phần chi tiết thân bài
Luận điểm 1: phân tích hai câu đầu.
Đây là hai câu thơ thể hiện nỗi nhớ da diết của người ở và người đi.
“Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Nơi núi rừng Việt Bắc, thì hoa và người là những gì đẹp nhất nơi đây. Có thể thế thấy, nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng cách nói nghệ thuật tượng trưng “hoa” để đại diện cho cả thiên nhiên tươi đẹp của vùng núi Tây Bắc. Nhắc đến hoa là chúng ta có thể cảm nhận được sức sống tươi mới cùng những màu sắc rực rỡ đầy sức sống của đất trời. Đọc hai câu thơ, chúng ta có thể thấy rõ, với những người về xuôi, trong nỗi nhớ của họ, hoa và người nơi đây là những hình ảnh cùng xuất hiện, cùng nhau soi chiếu không tách rời. Nếu như hoa là tổng hòa vẻ đẹp kỳ diệu của thiên nhiên thì còn người là sản phẩm tuyệt diệu của tạo hóa. Bởi thế, khi người về thấy nhớ những hoa cùng người, thì không chỉ nói về nỗi nhớ đơn thuần mà còn thể hiện ý ca ngợi vẻ đẹp cả tâm hồn lẫn dáng vẻ của người ở lại.
Luận điểm 2: phân tích tám câu thơ tiếp theo
Phân tích bài thơ Việt Bắc khổ 7, độc giả không chỉ cảm nhận rõ nỗi nhớ niềm thương của người ở và người về mà còn thấy hiện lên một bức tranh thiên nhiên bốn mùa của chiến khu Việt Bắc vô cùng đẹp đẽ, rực rỡ, căng tràn sức sống.
Đầu tiên là vẻ đẹp bức tranh mùa đông của Việt Bắc với “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi/ Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”. Đọc hai câu thơ lên, chúng ta có thể mới đầu, bức tranh xuất hiện với một gam màu lạnh. Đó là màu xanh tĩnh mịch, mênh mông của những cánh rừng gia. Khơi gợi cảm giác một xứ sở bình yên, xa vắng nhưng êm đềm. Tuy nhiên, đúng lúc đó lại xuất hiện một gam màu nóng đó chính là màu đỏ tươi của hoa chuối. Màu đỏ đó làm nổi bật lên sức sống, của toàn bộ cảnh rừng xa vắng đó. Thông qua nét chấm phá này, nhà thơ Tố Hữu muốn gửi gắm thông điệp về màu đỏ của cách mạng. Dường như màu đỏ là màu chiến thắng của Cách mạng đã nhen nhóm, và xua đi cái lạnh thâm sâu của núi rừng trong mùa đông lạnh lẽo.
Tiếp đến là hai câu thơ nói vẽ nên bức tranh mùa xuân tươi đẹp với “Ngày xuân mơ nở trắng rừng/ Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.” Chỉ với hình ảnh mơ nở trắng rừng, nhưng nhà thơ Tố Hữu đã mở ra cho độc giả một không gian núi rừng Tây Bắc vào mùa xuân thật đầy sức sống. Hoa mơ là loài hoa đặc trưng của núi rừng nơi đây. Với màu trắng tinh khôi, dịu dàng và mơ mộng của hoa mơ là làm sáng bừng cả bức tranh, cả khu rừng. Có thể nói, đây cũng là hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng. Khơi gợi lên vẻ đẹp trong sáng, vô tư hồn hậu trong tâm hồn của con người vùng núi Tây Bắc.
Đi qua mùa xuân, chúng ta tiếp tục ngắm bức tranh tươi đẹp của mùa hè. Bức tranh thiên nhiên mùa hè của Việt Bắc hiện lên trong tâm thức, nỗi nhớ của người đi không chỉ là ánh sáng, đường nét hay ánh sáng, mà còn có cả âm thanh vang vọng của tiếng ve gọi hè: “Ve kêu rừng phách đổ vàng/ Nhớ cô em gái hái măng một mình”. Ở Việt Bắc, con người cảm nhận rất rõ khi hè về, bởi khi đó, rừng phách cũng chuyển màu. Nếu khi mùa xuân vẫn còn, nụ hoa vẫn còn náu kín trong những kẽ lá nhưng chỉ khi tiếng ve vừa cất lên, thì các hoa đã nhất loạt trổ vàng. Ở đây, tác giả sử dụng từ “đổ” khá tinh tế và độc đáo. Nó diễn tả sự đột ngột và mau lẹ trong quá trình thay đổi của núi rừng chỉ sau khi gió thổi, ve kêu giống như một trận mưa hoa vàng vậy.
Cuối cùng, bức tranh bốn mùa của thiên nhiên Việt Bắc được kết thúc bằng hình ảnh đêm thu có ánh trăng rọi qua vòm lá. “Rừng thu trăng rọi hoà bình”. Một hình ảnh thật thanh bình và huyền ảo. Đó là khung cảnh khơi gợi sự lãng mạn, phù hợp để bộ lộ những tâm tư tình cảm như những khúc ca giao duyên ân tình. Câu thơ báo hiệu một cuộc sống yên vui, hòa bình. Qua đó, tác giả cũng bộc lộ cảm nhận về sự hòa hợp thanh bình giữa thiên nhiên, vũ trụ với những tình cảm chân thành giữa người ở và người đi.
Luận điểm 3: phân tích hình ảnh con người Việt Bắc trong khổ 7
Khi phân tích bài thơ Việt Bắc khổ 7, các bạn không thể không phân tích hình ảnh nỗi nhớ người ở của người về. Có thể thấy, trong mỗi bức tranh thiên nhiên của vùng núi Việt Bắc, tác giả luôn có kèm theo và đan xen hài hòa hình ảnh của con người. Có thể thấy, con người gắn bó rất khăng khít với thiên nhiên, khiến cho núi rừng giảm bớt đi sự hoang sơ, xa vắng. Giữa thiên nhiên tươi đẹp ấy, cong người được khắc hoạt thật dễ thương, bình dị, hồn hậu, luôn yêu lao động hăng say.
Trong bức tranh mùa đông, con người hiện lên với tư thế hiên ngang, vững mạnh trong lao động “dao gài thắt lưng”. Trong khi đó, ở bức tranh mùa xuân, hình ảnh con người Việt Bắc lại được miêu tả qua sự dịu dàng, cần mẫn của các cô gái dân tộc đang “chuốt từng sợi giang”. Hình ảnh cô gái đang làm được khắc họa rõ nét đậm đà như một thước phim quay chậm, giúp độc giả cảm nhận rõ rệt đường nét, hình khối, động tác tỉ mỉ của người lao động.
Tiếp đến, trong bức tranh mùa hè, con người được thể hiện của hình ảnh “Cô gái hái măng một mình”. Qua đây, độc giả có thể thấy sự chăm chỉ, cần mẫn và kiên nhẫn của con người Việt Bắc. Giữa núi rừng mênh mông ấy, con người vẫn chăm chỉ, tỉ mỉ làm việc.
Nhớ về người Việt Bắc, người về xuôi không chỉ nhớ về hình ảnh chăm chỉ làm việc, vẻ đẹp của sự hăng say lao động mà còn cả “tiếng hát ân tình thuỷ chung”. Tiếng hát ân tình, là tiếng nói của tâm hồn, là tiếng lòng son sắc của người dân Việt Bắc dành cho các chiến sĩ Cách mạng. Chỉ có gắn bó với nhau trong những gian khổ, đau thương, con người ta mới có thể cảm nhận hết được sự chân thành của tình người.
Phần kết bài chi tiết
Qua quá trình phân tích bài thơ Việt Bắc khổ 7 của nhà thơ Tố Hữu, chúng ta có thể cảm nhận rõ nỗi nhớ da diết của người về xuôi là những chiến sĩ Cách mạng dành cho người dân Việt Bắc. 15 năm ăn ở nơi đây, khiến cho thiên nhiên lẫn con người Việt Bắc đã in sâu trong tâm trí và trái tim của người các chiến sĩ. Mỗi âm thanh, mỗi hình ảnh, mỗi khoảnh khắc, mỗi dáng vẻ đều để lại cho người về những niềm thương nỗi nhớ tha thiết.
Với thể thơ lục bát, bài thơ Việt Bắc đã đi vào lòng người như một bài ca đi cùng năm tháng, ca ngợi tình quân dân trong những năm kháng chiến gian khó.