Chủ đề về tình yêu quê hương, đất nước luôn mang tới cho các nhà văn, nhà thơ những cảm hứng sáng tác vô cùng độc đáo và ấn tượng. Mỗi tác phẩm đều chứa đựng những giá trị lịch sử, nhân văn to lớn. Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đoạn 2, chúng ta sẽ hiểu thêm về những điều thú vị này.

Phần mở bài chi tiết phân tích đoạn 2 bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, sinh năm 1943 tại Thừa Thiên – Huế. Tác giả vừa là một nhà chính trị giữ nhiều chức vụ rất quan trọng trong bộ máy cơ quan nhà nước, vừa là một nhà thơ, nhà văn nổi tiếng với những tác phẩm ấn tượng.

Sinh ra trong thời loạn lạc, chiến tranh loạn lạc, lại sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu Cách mạng, nên từ nhỏ tác giả đã mang trong mình tình yêu rất mãnh liệt. Ông là một trong những nhà văn, nhà thơ tiêu biểu trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Vì thế, trong sự nghiệp văn học của mình, tác giả Nguyễn Khoa Điềm có rất nhiều tác phẩm vô cùng độc đáo và được độc giả yêu mến. Vì vừa là một chiến sĩ, nên những tác phẩm của ông rất giàu cảm xúc, chứa chan sự chiêm nghiệm và suy tư sâu lắng và đậm chất trữ tình, chính luận. Những áng thơ văn của ông thể hiện rõ tinh thần chiến đấu và bản chất anh hùng kiên trung, bất khuất của người chiến sĩ Cách mạng Việt Nam.

phan tich bai tho cua nguyen khoa diem doan 2

Nhắc tới nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm độc giả sẽ nhớ ngay tới tác phẩm “Đất nước”. Đây là bài thơ trích trong tập “Trường ca khát vọng” được sáng tác vào gần cuối năm 1971. Ngay trong thời điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ đang ở  lúc căng go nhất. “Đất nước” là một bài thơ thành công rực rõ khi mang tới cho độc giả cái nhìn khái quát, toàn vẹn nhất về tinh thần yêu nước và niềm tự tôn dân tộc. Tác phẩm không chỉ ghi dấu ấn trong tâm trí nhiều thế hệ bạn đọc mà còn được Bộ giáo dục đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn 6. Cùng phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đoạn 2 để thấy rõ hơn bức tranh tình yêu quê hương đất nước. Từ “Đất là nơi anh đến trường…. Làm nên đất nước muôn đời”.

Phần thân bài chi tiết

Luận điểm 1: Định nghĩa về “Đất Nước” thật gần gũi, giản dị

Dưới góc nhìn khác biệt và độc đáo, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã nêu định nghĩa “đất nước” thật ấn tượng:

Đất là nơi anh đến trường

 Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

…………………………………………….

Mắt ngủ không yên”

Thay vì giải thích “đất nước” là những điều gì đó xa xôi mơ hồ, nhà thơ đã tách thành hai yếu tố “đất” và “nước” thông qua những không gian quen thuộc. Từ đó, đất chính là nơi anh lớn lên với những con đường hàng ngày anh đến trường. Cong nước là nơi gắn với những kỷ niệm tuổi thơ em, là những dòng sông êm đềm nơi em thường tắm mát. Để rồi, “đất” và “nước” ghép lại chính là nơi anh và em hẹn hò.  Có thể nói, tất cả những kỷ niệm rung cảm, bình dị ấy kết hợp lại hồn đất nước. Khi cả em và anh lớn lên, thì những mảnh ghép tình yêu cá nhân ấy trở nên thân thiết, khăng khít không thể tách rời, giống như đất và nước. Và khi tình yêu của anh và em nhen nhóm cũng chính là lúc tình yêu đất nước bắt đầu. Và tình yêu đôi lứa cùng tình yêu đất nước ấy cứ lớn dần lên. Tác giả đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ “chiếc khăn” vô cùng độc đáo và ấn tượng. Chiếc khăn tay không chỉ thể hiện những xúc cảm, rung động trong tình yêu đôi lứa, hình ảnh dịu dàng thủ chung chung của cô gái. Hình ảnh chiếc khăn cũng chính là những lời quen thuộc trong ca dao dân ca. Có thể nói, “Khăn thương nhớ ai/ Khăn rơi xuống đất?…. Khăn chùi nước mắt?” mang âm hưởng của ca dao, khiến cho lời thơ trở nên vô cùng sống động, gợi hình gợi thanh và giàu cảm xúc cho độc giả.

Không dừng lại ở hình ảnh chiếc khăn tay, Nguyễn Khoa Điềm còn định nghĩa “đất nước” cụ thể qua rừng vàng, biển bạc. Đất nước chính nước non núi sông mà bao đời nay ông cha ta gìn giữ và tự hào. Ở đây, với nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm những sự vật đơn lẻ ấy bỗng gắn kết lại tạo thành tổ quốc, tạo thành nhân dân Việt Nam. Điều này giống như một sợi dây vô hình liên kết và gắn bó tinh thần đoàn kết của nhân dân da. Dù cho thời gian bao lâu, hay không gian có rộng lớn mênh mông như thế nào thì đất nước, nhân dân vẫn đoàn tụ.

“Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc

Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”

Thời gian đằng đẵng

Không gian mênh mông,

Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ”.

Luận điểm 2: “Đất Nước” được định nghĩa theo chiều dài lịch sử

Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đoạn, độc giả nhận ra, nhà thơ đã nâng tình cảm lứa đôi lên một tầng cao lớn. Đó không còn gói gọn ở hiện tại anh và em mà đã trở về quá khứ với câu chuyện con Rồng cháu Tiên.

phan tich bai tho dat nuoc cua nguyen khoa diem doan 2

“Đất là nơi Chim về

Nước là nơi Rồng ở

Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”

Ở đây, nhà thơ cũng tách “đất” và “nước” để định nghĩa rõ hơn. Mỗi phần mang một vẻ riêng, mang một sứ mệnh riêng. Nhưng sau đó lại kết lại thành “đất nước” gắn liền với cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ, cùng với huyền thoại bọc trứng trăm con. Có thể nói, trong bóng hình của “đất nước” là bóng hình của cội nguồn con người đất Việt. Điều này cũng giải thích, có thể anh em khác nhau, có thể anh là ở nơi chim về, em ở nơi rồng ở nhưng tất chúng ta đều là “đồng bào” đều từ một cha một mẹ đẻ ra. Vì thế, chúng ta là một thể thống nhất, “đất” và “nước” chính là một “đất nước”, không thể tách rời.

Luận điểm 3: ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với đất nước

Càng phân tích bài thơ độc giả càng cảm thấy như một lời tâm sự đầy chân thành. Nếu như bên trên là lời giới thiệu về “Đất Nước” sâu sắc từ ngàn xưa cho đến ngày nay, từ những điều dung dị ngọt ngào nhất của cuộc sống, thì đến phần này, là những lời chiêm nghiệm về trách nhiệm với đất nước vô cùng ý nghĩa.

“Những ai đã khuất

Những ai bây giờ

Yêu nhau và sinh con đẻ cái

Gánh vác phần người đi trước để lại

Dặn dò con cháu chuyện mai sau

Hằng năm ăn đâu làm đâu

Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”                                             

Có lẽ chỉ có Nguyễn Khoa Điềm mới thể hiện rõ tình yêu gia đình, tình yêu đôi lứa sẽ là mảnh ghép không thể thiếu trong tình yêu của đất nước. Qua câu thơ của ông, độc giả cảm nhận được trách nhiệm của mỗi người ngày xưa và người ngày nay, bên cạnh việc yêu nhau, việc sinh con đẻ cái thì cần phải gách vác phần người đi trước. Đó là biết hy sinh vì đất nước. Biết ơn những anh hùng liệt sĩ, những người đã có công dựng nước và giữ nước từ bao đời nay. Không chỉ thế hệ mình mà phải dặn dò cả thế hệ mai sau, mãi luôn gìn giữ ngọn lửa “uống nước nhớ nguồ”, nhơ ngày giỗ Tổ, để ngọn đuốc yêu quê hương đất nước sáng mãi muôn đời.

“Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần Đất Nước

Khi hai đứa cầm tay

Đất Nước trong chúng mình hài hòa nồng thắm

Khi chúng ta cầm tay mọi người

Đất Nước vẹn tròn, to lớn”.

phan tich bai tho dat nuoc cua nguyen khoa diem doan 2

Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đoạn, độc giả dường như hiểu rõ hơn, đất nước có trong tâm hồn mỗi người. Đất nước ghi dấu trong mọi cung đường lịch sử, phát triển của nhân dân. Nói chính xác hơn, đất nước chính là sự hài hòa thống nhất của vạt vật, từ những điều bé nhỏ nhất đến những điều lớn lao nhất, từ cá thể mỗi người đến cả một cồng động người. Bởi vậy, chúng ta, mỗi người cần phải nắm lấy tay nhau. Chỉ khi đoàn kết nắm lấy tay nhau vượt qua mọi khó khăn thì đất nước mới to lớn, vẹn tròn.

“Mai này con ta lớn lên

Con sẽ mang đất nước đi xa

Đến những tháng ngày mơ mộng

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó san sẻ.

Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời…”

Đất nước là xương máu của mỗi người. Đất nước là cội nguồn, là tình yêu, là gia đình, là làng quê, là tuổi thơ. Bởi thế mỗi con người phải luôn ý thức biết san sẻ, gắn bó, phải biết hy sinh, hóa thân mình cho dáng hình xứ sở nếu cần. Chỉ khi mỗi người đêu có trách nhiệm, đều thấu cảm về điều đó thì đất nước mới vững bền muôn đời. Điều này không chỉ có trong chiến tranh mà ngay trong thời bình, dân tộc Việt Nam đã làm được điều đó. Khi cả đất nước đã chung tay chiến đấu lại đại dịch Covid 19 trong suốt 2 năm qua.

Phần kết bài chi tiết

Kết thúc phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đoạn 2, độc giả không khỏi xúc động bâng khuâng trước góc nhìn mới mẻ và ấn tượng về đất nước. Đất nước không xa xôi mà chính là những điều bình dị nhất gắn bó với mỗi con người. Qua những lời thơ sâu sắc đó, tác giả muốn gửi gắm thông điệp về trách nhiệm với đất nước của mỗi cá nhân.

Bên cạnh giá trị nhân văn sâu sắc, bài thơ còn có những nét đặc sắc về nghệ thuật. Nhà thơ đã sử dụng tài tình và linh hoạt các chất liệu dân gian, giúp lời thơ, nhịp thơ trở nên gần gũi, dễ dàng nhớ hơn với độc giả. Với giọng thơ trữ tình như một lời nhắn nhủ chân thành, mang âm hưởng chính trị đằm thắm thâm thúy, Đất Nước của Nguyễn Khoa Điểm như một khúc hát xa xưa mà mỗi người vẫn được các bà các mẹ ru vào mỗi đêm hè.