Nguyễn Minh Châu luôn không ngừng trăn trở về số phận con người và trách nhiệm của mỗi nhà văn. Ông luôn thiết tha tìm kiếm những vẻ đẹp giấu kín trong tâm hồn mỗi người. Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu chúng sẽ thấy cái nhìn đúng đắn, đầy suy tư của tác giả về cuộc sống và con người.
Bài mẫu phân tích Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
Mở bài
Nhà văn Nguyễn Minh Châu có cách sống khá nội tâm. Ông thường thích một mình ngẫm nghĩ. Ông từng khẳng định:“Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản, nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử”. Bởi chính xuất phát từ tính cách và quan niệm nên các tác phẩm của ông luôn có thiên hướng đi sâu vào phân tích tâm lý các nhân vật hơn là miêu tả.
Khi phân tích Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, đọc giả càng thấy rõ điều đó. Ở tác phẩm này, thông qua nhân vật Phùng, tác giả đã nói lên được chiêm nghiệm của bản thân. Bằng con mắt nhạy cảm và giàu xúc cảm của người nghệ sĩ, nhiếp ảnh gia Phùng hay chính là tác giả đã phát hiện ra những nghịch lý trong cuộc sông và đời người.
Thân bài
- Luận điểm 1: Nhiếp ảnh gia Phùng và hai phát hiện bất ngờ
Câu chuyện bắt đầu khi nhiếp ảnh gia Phùng đã theo yêu cầu của trưởng phòng, về một vùng biển để chụp lịch nghệ thuật về thuyền và biển. Theo đó, nhiếp ảnh Phùng đã tới vùng biển, nơi anh đã từng tham gia chiến đấu. Với một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, anh đã suy tính bố cục từ trước. Nhiếp ảnh Phùng cũng đã “phục kích” nhiều buổi sáng để có thể chớp nhanh khung cảnh ưng ý nhất. Và thật vi diệu, sau bao ngày kỳ công chờ đợi, cũng đến lúc Phùng nhận ra một cảnh tượng đẹp đến hoàn mỹ: “Trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới… toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp… tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần tâm hồn”. Khi phân thích Chiếc thuyền ngoài khơi xa của Nguyễn Minh Châu đến đoạn này, độc giả chợt nhận ra người nghệ sĩ chân chính là người có niềm hạnh phúc mãnh liệt với sự sáng tạo và khám phá mới mẻ. Với người bình thường, có lẽ hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa với những con người lam lũ trên đó chẳng có gì đáng nói. Nhưng trong mắt người nghệ sĩ ấy, cảnh tượng đó là sự hòa hợp hoàn hào giữa thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Nhiếp ảnh Phùng chợt bối rối trước cái đẹp: “trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”. Anh nhận ra chân lí “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”. Nhiếp ảnh Phùng nhận ra vai trò thực sự của nghệ thuật. Đó là giúp xoa dịu và làm phong phú tâm hồn. Qua đây, độc giả cũng phần nào hiểu được, tâm hồn lãng mạn, yêu cái đẹp tôn sùng nghệ thuật chân chính của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
Nhiếp ảnh Phùng như đang trong cơ mơ trước vẻ đẹp hoàn mỹ thì bất chợt xuất hiện sự trớ trêu của cuộc sống. Đó là khi anh thấy bước ra từ trong chiếc thuyền ngư phủ đẹp như tranh vẽ ấy là một người đàn bà có dung mạo xấu xí, cả thân hình toát lên vẻ cam chịu, mệt mỏi. Theo sau là một lão đàn ông cộc cằn, dữ dằn, đọc ác. Hắn ta luôn coi việc đánh đập vợ là một phương cách hiệu quả để giải toả sự khổi đau, tủi nhục uất ức của bản thân. Lão “dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà”, “vừa đánh vừa nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn”. Trong khi đó, người đàn bà kia thì im lặng cam chịu, không oán thán, van xin, không chống trả hay có ý định bỏ trốn. Mới đầu Phùng: “kinh ngạc đến mức trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn”. Bởi nhiếp ảnh Phùng vốn xuất thân là lính. Anh từng là một trong những người cầm súng để chiến đấu bảo vệ cho vẻ đẹp thanh bình, cho biển cả mênh mông kia. Vì thế, anh cảm thấy bất bình khi thấy lão kia đánh người thô bạo như vậy. Lần ấy, anh chưa kịp ra tay giải cứu người phụ nữ thì con trai của bà đã nhanh chóng về che chở cho mẹ. Nhưng đến lần thứ hai, khi thấy cảnh tàn ác đó, Phùng không chịu được và đã ra tay ngăn chặn cảnh bạo hành xảy ra. Đồng thời, anh cũng ngậm ngùi cay đắng nhận ra, bên trong, phía sau vẻ đẹp toàn diện, toàn mỹ của bức tranh kia là một sự thật thật trớ trêu, thật đau đơn và ghê sợ. Qua đây, nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn nhắn nhủ, khi đánh giá một sự vật, sự việc hiện tượng nào đó, chúng ta đừng bao giờ vội vàng và nhầm lẫn giữa cảnh tượng bên ngoài với bản chất bên trong.
- Luân điểm 2: Chuyện xảy ra ở toàn án huyện
Khi chứng kiến cảnh bất bình đó, nhiếp ảnh Phùng đã ra tay và đánh nhau với lão chồng. Để rồi bị thương và được người bạn chiến đấu một thời là Đẩu đưa về trạm. Và ở đây, anh đã một lần nữa phát hiện thêm một nghịch lý của đời người phía sau tấm hình tuyệt đẹp của anh. Chuyện của người đàn bà hang chài là thực tế của cuộc đời. Nó giúp nhiếp ảnh Phùng và người bạn Đẩu nhận ra nguyên nhân của những điều vô lý. Cả Đẩu và Phùng đều là đàn ông mà đều vô cùng tức giận và căm phẫn trước hành động của lão chồng. Cả hai đều muốn người đàn bà li hôn ngay và luôn lão chồng vũ phu đó. “Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Cả nước không có một người chồng nào như hắn. Tôi chưa hỏi tội của hắn mà tôi chỉ muốn bảo ngay với chị: chị không sống nổi với cái lão đàn ông vũ phu ấy đâu”. Ấy vậy mà người đàn bà đó vẫn một mực muốn gắn bó với lão cả đời. Bà ta giải bày: “đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con, nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được!”. Qua những lời tâm sự thân tình của bà mẹ, nhiếp ảnh Phùng và Đẩu nhận ra mọi sự hy sinh và chịu đựng của bà mẹ là vì đứa con. Với người ngoài, sự đối xử tàn nhẫn đó là không thể tha thứ được. Nhưng ở vị trí của người đàn bà ấy, thì không thể làm khác được. Bởi thế, dù khổ đau mọi mặt, triền miên nhưng bà ta vẫn chắt chiu được niềm nui, hạnh phúc đó là khi thấy con cái ăn no. Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu đến đây ta càng nhận ra, ở trên Trái đất này còn rất rất nhiều hoàn cảnh tương tự như người đàn bà ấy, như lão chồng ấy. Cái đói, cái khổ đã khiến con người ta biến chất tha hóa. Qua đây, tác giả Minh Châu cũng muốn nhận mạnh, hãy luôn nhìn mọi việc, mọi chuyện theo nhiều góc độ, nhiều chiều chứ không đơn thuần là suy nghĩ cá nhân duy nhất.
- Luận điểm 3: Tấm hình được chọn
Kết thúc chuyến công tác, Phùng không chỉ chọn được bức ảnh ưng ý cho lịch theo yêu cầu của sếp mà còn có thêm điều mới mẻ trong nhân sinh quan của bản thân. Bức ảnh ấy tuy in đen trắng nhưng dường như vẫn phảng phất “cái màu hồng hồng của sương mai”. Đó được xem là biểu tượng của nghệ thuật. Và ẩn sau màn sương ấy là hình ảnh người đàn bà nghèo, đau khổ bước ra từ bức tranh. Đây được xem là hình ảnh hiện thân cho cuộc đời thực. Bức ảnh ấy “được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật”. Điều này có thể khẳng định mạnh mẽ rằng, nghệ thuật chân chính luôn gắn liền với đời cống con người.
Kết bài
Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu một lần nữa khẳng định giá trị nhân văn của tác phẩm và tài năng của tác giả. Nhà văn đã xây dựng các tuyến nhân vật rõ nét, hoàn chỉnh, dựa trên những tình huống hấp dẫn, xung đột cao trào. Nhờ đó, mang tới cho độc giả các cung bậc cảm xúc đáng nhớ. Đó là sự ngỡ ngàng trước vẻ đẹp phong cảnh qua mắt nhìn của nhiếp ảnh gia. Đó là sự bất bình đến phẫn nộ khi chứng kiến cảnh bạo hành. Đó là xúc cảm đau đớn, bất lực trước thực tiễn nghèo khổ của gia đình nhà hàng chài. Bên cạnh đó, với việc dùng hình ảnh chiếc thuyền làm giá trị biểu trưng, tác giả đã cho độc giả thấy, kiếp người thật đơn độc giữa đại dương cuộc đời mênh mông.
>> Xem thêm: Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa – Văn mẫu lớp 12 cực chuẩn