Dàn ý phân tích nhân vật Ngô Tử Văn chi tiết
Mở Bài
– Giới thiệu qua về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Chuyện Chức phán sử đền Tản Viên
– Giới thiệu qua về nhân vật Ngô Tử Văn
+ Ngô Tử Văn vốn là người khẳng khái, dũng cảm, thấy việc gian tà không thể ngồi im, sẵn sàng đứng lên đấu tranh vì lẽ phải, diệt trừ cái xấu, cái ác cho dân.
Thân Bài
Thân bài gồm 4 luận điểm. Mỗi luận điểm sẽ có các dẫn chứng cụ thể khác nhau. Trong phần thân bài, các em học sinh cần nắm chắc 4 luận điểm và các ý của luận điểm. Dựa vào đó triển khai thành một bài hoàn chỉnh.
- Luận điểm 1: Giới thiệu về nhân vật Ngô Tử Văn – lai lịch và tính cách
- Luận điểm 2: Hành động đốt đền của Ngô Tử Văn
- Luận điểm 3: Cuộc chiến của Ngô Tử Văn dưới Minh Ti
- Luận điểm 4: Nhận chức phán sử đần Tản Viên
Kết bài
– Các em cần khái quát về nghệ thuật, nội dung
– Khái quát về những bài học nhân sinh chính – tà, thiện – ác
Trên đây là dàn ý tổng quát về quá trình phân tích nhân vật Ngô Tử Văn, để giúp các em dễ hình dung hơn về nhân vật cũng như hiểu về cốt truyện, chúng ta hãy cùng phân tích chi tiết nhân vật này
Bài mẫu phân tích chi tiết nhân vật Ngô Tử Văn
Nguyễn Dữ là một trong những tác giả nổi tiếng của văn học Việt Nam. Tên tuổi ông gắn liền với tác phẩm “Truyền Kì Mạn Lục”, đây là tác phẩm được đánh giá là “Thiên cổ kỳ bút” với những câu chuyện huyền ảo, con người xen lẫn với thần tiên, ma quỷ. Trong đó, phải kể đến “Chuyện Chức phán sự đền Tản Viên”, đây là tác phẩm đặc sắc nằm trong Truyền Kỳ Mạn Lục. Tác phẩm kể về nhân vật Ngô Tử Văn, một người khẳng khái kiên trực, dám chống lại cái ác, cái xấu để bảo vệ nhân dân.
Giới thiệu qua về truyện
Dàn ý phân tích nhân vật ngô tử văn – Chuyện chức phán xử đền Tản Viên là một trong những tác phẩm nằm trong Truyền Kỳ Mạn Lục được sáng tác vào khoảng thế kỉ 16. Đây là thời gian xã hội phong kiến Việt Nam rơi vào khủng hoảng, suy thoái. Nhân dân lầm than khổ cực, bất bình với tầng lớp thống trị. Thậm chí nhiều nho sĩ rơi vào bế tắc, hụt hẫng và tiếc nuối cho thời kỳ thịnh trị của vua Lê Thánh Tổng. Bản thân Nguyễn Dữ cũng là quan xin cáo lui về quê. Khi về quê ông đã sáng tác tác phẩm này đẻ bộ lộ quan điểm sống và tấm lòng của ông với cuộc đời. Và chuyện Chức phán sự đàn Tản Viên đã phản ánh chân thật cuộc sống người dân bấy giờ cùng với những yếu tố kỳ ảo hoang đường, truyện càng phản ánh rõ hơn những nghịch lý ở đời, trắng – đen không rõ ràng, cái xấu cái ác hoành hoành, mị dân. Nhân vật trong bộ truyền gồm cả người, ma quỷ, thần thánh có thể xâm nhập vào thế giới của nhau, vừa lôi cuốn lại vừa thực tế.
- Luận điểm 1: Giới thiệu lai lịch của nhân vật chính
Ngay mở đầu truyện,t ác giả đã giới thiệu ngay về nhân vật Ngô Tử Văn. Không cần dài dòng, khoa trương, tác giả trực tiếp nói về nhân vật với các thông tin hộ tên, quê quán, tính tình, phẩm chất. Theo đó, Ngô Tử Văn tên thật là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang. Tính cách thì cực kỳ khẳng khái, dung cảm, thấy gian tà sẵn sàng ra tay cứu giúp. Anh rất nổi tiếng khắp miền Bắc và được nhân dân khen là một người cương trực. Bằng cách giới thiệu ngay về nhân vật, Nguyễn Dữ đạo tạo cho nhân vật một yếu tố chính xác, một yếu tố thực và giúp cho người đọc tin tưởng vào sự thật của nhân vật này. Đặc biệt, lời giới thiệu đầy khẳng định, tự hào, giọng điệu khen ngợi giúp người đọc hiểu sâu hơn về nhân vật, tập trung vào những hành động chính nghĩa của nhân vật sau này.
- Luận điểm 2: Hành động đốt đền của Ngô Tử Văn
Minh chứng cho lời giới thiệu của tác giả về một con người cương trực, làm thiện, diệt trừ cái ác chính là hành động đốt đền. Đây làm một hành động ngông cuồng trong mắt người dân. Vì đối với người dân, đền là nơi linh thiêng, nơi các thánh ở nên đây là việc vô cùng kiêng kị. Thậm chí, cho dù đền của làng đang bị quỷ dữ xâm hại, quấy rầy thì nhân dân cũng không dám làm gì. Nhưng không, Ngô Tử Văn thấy thế anh không ngần ngai đốt đền, chất vấn với quỷ dữ để có thể mang lại sự bình an cho nhân dân. Đây là hành động cao cả, muốn diệt trừ yêu ma, có hại cho dân và một lòng tin vào chính nghĩa của Ngô Tử Văn. Điều này càng khẳng định cốt cách khẳng khái của kẻ sĩ.
Đặc biệt, hành động đốt đền của Ngô Văn Tử không phải là hành động tự phát mà đã được tính toán vô cùng kỹ lưỡng. Trươc khi đốt đền, anh tắm rửa sạch sẽ, khấn trời đất. Đây là hành động tôn trọng thần linh và có suy nghĩ, làm chủ hành động. Đây cũng cho thấy anh là người vô cùng hiểu chuyện, sống trước sau. Khi anh đốt đền, anh châm lửa đốt mặc cho người dân lè lưỡi, vung tay. Một hành động vô cùng cương quyết, vượt lên sự tưởng tượng của người thường. Nếu không phải là một người có lòng tin tuyệt đối vào chính nghĩa, dũng cảm thì có lẽ Ngô Tử Văn cũng như những người dân thường khác, chấp nhận sống khổ, sống hèn, bị chèn ép tới chết. Nếu không có anh có lẽ cái ác không bao giờ được diệt trừ. Đây chính là hình tượng đáng để chúng ta ngưỡng mộ và noi theo.
Dàn ý phân tích nhân vật ngô tử văn – Sự cương trực khẳng khái của Ngô Tử Văn còn thể hiện ở thái độ của anh với hồn ma tên tướng giặc. Tên tướng giặc này khi sống hắn đã xâm lược nước ta, tàn hại dân ta vô cùng độc ác. Vậy mà khi chết rồi hắn vẫn quen thói ỷ mạnh hiếp yếu, chiếm lấy đền để chèn ép của thổ công,các vị thần linh ơi đây, bày trò đút lót rồi tác yêu tác quái với dân trong vùng. Hắn rất xứng đáng bị trừng trị, hành động của Ngô Tử Văn đốt đến là đúng, là chính xác để hủy đi nơi sống của hắn, để hắn không “hút máu” nhân dân nữa. Tuy nhiên, sau khi Ngô Tử Văn đốt đền tên tướng giặc lại hiện hình, xảo quyệt, hắn tự coi hắn là bị hại làm cho Ngô Tử Văn sốt mệt, đe dọa, đe kiện Tử Văn xuống tận diêm vương. Trước sự ngang ngược, hống hách của tên tướng giặc Ngô Tử Văn không hề sợ, anh vẫn điềm nhiên, sẵn sàng đối đầu với hắn. Với thái độ dũng cảm, không sợ hãi, sẵn sàng đối đầu, Ngô Tử Văn một lần nữa đã khẳng định chính nghĩa nhất định chiến thắng, anh có một niềm tin tuyệt đối vào chính nghĩa. Hành động của anh không chỉ vượt lên sự tưởng tượng của người dân mà còn vượt lên sự tưởng tượng của thần linh. Nếu thổ công bị hắn khống chế thì Ngô Tử Văn không hề. Cho thấy, sự dũng cảm của anh ngay cả thần linh cũng khó có được. Qua đây cho thấy, tác phẩm đã phản ánh thực chất xã hội vẫn còn tồn tại những chuyện vô cùng phi lí, trắng đen, thật giả lẫn lộn và những cuộc đấu tranh chính nghĩa của những con người cương trực.
- Luận điểm 3: Cuộc chiến dưới Minh Ti
Cuộc chiến của Ngô Tử Văn với tên tướng giặc còn thể hiện khi chàng bị lôi xuống địa phủ. Đây là nơi vô cùng rùng rợn,đáng sợ, người thường bước vào sẽ hồn bay phách lạc, nhưng người anh hùng như Ngô Tử Văn thì không hề run sợ. Anh vẫn khẳng khái, dũng cảm bước về phía trước. Trươc những lời hàm oan mà tên tướng giặc đổ lên đầu anh, trươc một Diêm Vương vô cùng uy nghiêm, đáng sợ, Ngô Tử Văn vẫn hiên ngang, đấu trách vạch tội tên tướng giặc. Bằng những lí luận sắc bén, bằng những dẫn chứng cụ thể mà tên tướng giặc không thể chối cái, trước uy quyền, trước cái ác, trước sự hung dữ anh đã chiến thắng. Chiến thắng của anh không chỉ đơn giản là chiến thắng một tên giặc xâm lược mà là chiến thắng của chính nghĩa, chính nhất định thắng tà, đó là một niềm tin bất di bất dịch. Sự dũng cảm của anh, bất chấp cả tính mạng để bảo vệ nhân dân đã được đền đáp xứng đáng. Kết quả, anh đã được tiến của vào chức phán sự đền Tản Viên, là người trông coi đền và giữa gìn, bảo vệ công lí.
- Luận điểm 4: Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên
Tử Văn được nhận làm chức phán sự đền, đây là một chi tiết vô cùng kỳ ảo, nhưng nó lại thể hiện niềm tin của nhân dân vào chân lí, khẳng định chính nghĩa chắc chắn sẽ chiến thắng. Đồng thời cũng khẳng định, sự hi sinh vì chính nghĩa đúng đắn như Tử Văn sẽ được đến đáp vô cùng xứng đáng. Khi Tử Văn trở về làng, anh được mọi người vô cùng tin yêu, ngưỡng mộ. Anh chính là công lý, là niềm tin của dân chúng, anh là đại diện cho những bậc anh hùng kỳ tài của dân tộc. Đây cũng chính là tấm lòng của Nguyễn Dữ đối với đời, và cũng là mong muốn của ông sẽ có những người hùng như Tử Văn.
Với cách xây dựng cốt truyện hấp dẫn, nhiều tình huống xung đột kịch tích cùng với thủ pháp liệt kê, đối lập tương phản và các chi tiết kì ảo, truyện đã tái hiện chân thực thực tại xã hội phong kiến lúc bấy giờ, đồng thời cũng thể hiện mong muốn của tác giả cái thiện sẽ chiến thắng cái ác. Để sống một cuộc đời đẹp và ý nghĩa hơn phải đấu tranh, loại bỏ cái xấu, cái ác và tôn vinh chân – thiện – mĩ. Qua đây, chúng ta cũng hiểu được tấm lòng của Nguyễn Dữ trước thời cuộc, trước nỗi đau của nhân dân lầm than khổ cực. Đồng thời ông cũng gửi gắm khát vọng chính nghĩa sẽ chiến thắng cái ác, nhân dân được sống một cuộc đời thịnh vượng, ấm no.
>> Xem thêm: Bài Mẫu Phân Tích Nhân Vật Ngô Tử Văn Lớp 10 Để Đạt Điểm Cao