Hình ảnh những con thuyền không chỉ được sử dụng nhiều trong thơ mà còn cả tác phẩm truyện ngắn. Nếu như các tác giả khác dùng hình ảnh này để diễn tả nét trữ tình thì trong truyện của Nguyễn Minh Châu lại mang màu sắc khác. Hãy cùng phân tích tác phẩm Chiếc Thuyền Ngoài Xa để hiểu rõ hơn về điều này nhé.
Phân tích chi tiết tác phẩm
Nguyễn Minh Châu là cái tên quen thuộc với những người yêu văn học. Ông là nhà văn tiêu biểu cho phong trào hiện đại. Những tác phẩm của ông luôn mang nhiều trăn trở về con người và cuộc đời. Chiếc Thuyền Ngoài Xa là truyện ngắn xuất sắc của ông được nhiều người yêu thích. Truyện không chỉ chứa đựng triết lý sâu sắc mà còn mang đến cái nhìn đa chiều giữa nghệ thuật và hiện thực cuộc đời. Để cảm nhận sâu sắc hơn về nội dung truyện ngắn, hãy cùng phân tích cụ thể hơn:
- Luận điểm 1: Nghệ sĩ nhiếp ảnh với hai phát hiện độc đáo
Mở đầu tác phẩm là khung cảnh với vẻ đẹp tuyệt mỹ hiện ra khiến ai ai cũng háo hức. Chiếc thuyền hiện lên giữa khung cảnh bầu trời cùng cũng sương lãng đãng. Khung cảnh ấy còn được pha chút màu hồng của ánh Mặt Trời. Cảnh đẹp này hiện lên khiến cho lòng người rung động. Thêm vào đó là hình bóng người lớn lẫn trẻ con đang ngồi trên chiếc mui khum kum. Bức tranh hiện thực nhiếp ảnh gia miêu tả vô cùng chi tiết. Tạo hóa đang ban tặng sự mỹ lệ mà không phải ai cũng được dịp nhìn thấy.
Đứng trước khung cảnh ấy, người nghệ sĩ nào cũng cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Nhiếp ảnh gia Phùng vừa tìm được tuyệt tác ấy nên rất vui mừng.
Khung cảnh đắt giá thứ hai xuất hiện đằng sau bức tranh lại mang đến cảm giác hoàn toàn khác. Người đàn bà xấu xí cùng gương mặt rỗ đi sau là người đàn ông cao lớn, dữ dằn. Đằng sau khung cảnh đẹp tuyệt vời ấy chính là khung cảnh tàn nhẫn với bạo lực gia đình vô cùng đáng sợ. Người đàn bà thì cam chịu đi sau người đàn ông hùng hổ. Ông ta dùng thắt lưng vụt tới tấp vào người vợ mà không may mắn cảm thấy xót thương. Khung cảnh ấy diễn ra đã khiến cho người nghệ sĩ “kinh ngạc đến thẫn thờ”. Hơn nữa, “mấy phút đầu cứ đứng há mồm ra mà nhìn” đến “chết lặng”. Bức tranh tuyệt đẹp cùng cảnh hiện thực của cuộc sống hiện ra khiến cho nhân vật Phùng nhận thức được nghịch lý của cuộc sống. Khi nhìn nhận vấn đề nào đó cũng cần phải xem xét khía cạnh đằng sau để nhận định đúng đắn hơn.
- Luận điểm 2: Câu chuyện của người đàn bà làng chài
Người đàn bà hàng chài hiện lên với những nét khắc khổ sống cuộc sống cam chịu. Hình ảnh ấy đại diện cho số phận người phụ nữ hy sinh vì chồng con nhưng không được trân trọng. Người đàn bà ấy còn là nạn nhân của bạo lực gia đình tàn nhẫn. Sau khi trả qua nhiều cực khổ, người đàn bà ấy đã quyết định tự tìm lối thoát cho mình. Câu chuyện tại tòa án huyện như giải pháp cứu vớt cuộc đời người phụ nữ này. Nhân vật Đẩu là người đại diện cho công lý để giúp người đàn bà ấy thoát khỏi ngày tháng khốn khổ.
Khi ra tòa, chị bình thản kể về cuộc đời mình. Mặc dù sinh ra trong gia đình khá giả nhưng vì nhan sắc có hạn nên cuộc sống không như ý. Khi lấy chồng, vì sinh nhiều con cuộc sống bắt đầu bấp bênh và tù túng. Người chồng vốn hiền lành nhưng vì cuộc sống mưu sinh đâm ra dữ dằn. Mọi bực nhọc đều giải tỏa bằng đòn roi với chị. Khi ở tòa án, chị chỉ dám ngồi ở góc tường. Đến khi được Đẩu mời, chị mới “rón rén” đến ngồi vào mép ghế. Có lẽ cuộc sống mỗi ngày chỉ quanh quẩn với biển cả nên mụ sợ sệt. Mụ đàn bà ấy chắp tay vái lia lịa và xưng là con. Khi nghe đến câu: “Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”, chúng ta càng thấy thương xót hơn. Mặc dù sống với kẻ vũ phu nhưng chị lại chẳng muốn bỏ. Nhìn vào có lẽ chúng ta thấy rằng sao người phụ nữ ấy lại ngu ngốc đến vậy. Thế nhưng, xã hội lúc bấy giờ liệu rằng khi kết thúc hôn nhân ấy, người đàn bà làng chài có cảm thấy hạnh phúc không. Chỉ khi chúng ta ở trong hoàn cảnh ấy mới thấu hiểu được hết những suy nghĩ của con người. Mỗi câu chuyện đều có rất nhiều mặt khác nhau. Khi quyết định làm gì chúng ta cũng cần phải cân nhắc, xem xét và nhìn theo nhiều phương diện để suy tính đúng đắn.
- Luận điểm 3: Tấm ảnh của nghệ sĩ được chọn
Sau khi mang tấm ảnh mà mình chụp được về tòa soạn thì đã được chọn. Tấm ảnh được treo ở rất nhiều nơi, đặc biệt là ở những gia đình sành sỏi về nghệ thuật. Đây chính là bức ảnh đắt giá mà không phải ai cũng có được. Bức ảnh ấy không chỉ đại diện có nghệ thuật mà còn là hiện thân của đời thực. Nghệ thuật chân chính luôn gắn liền với cuộc sống thực tế không thể tách rời.
Lời kết
Bằng cách xây dựng tình huống truyện độc đáo, Nguyễn Minh Châu đã mang đến cho người đọc câu chuyện hay. Đọc, phân tích tác phẩm Chiếc Thuyền Ngoài Xa chú24ng ta sẽ dễ dàng nhận thấy được nghịch lý của nghệ thuật đẹp đẽ và hiện thực xã hội thời bấy giờ. Đồng thời, nhà văn cũng muốn đồng cảm với số phận của những con người nghèo khổ, đặc biệt là người đàn bà quanh năm sống ở làng chài ấy.