Phần đọc văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ

Trước khi đi vào trả lời câu hỏi tìm hiểu chi tiết văn bản, các bạn cần tìm hiểu qua về bố cục của tác phẩm. Văn bản được chia thành 4 phần.

– Phần 1 (từ đầu đến “trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”): Phần này người viets khẳng định những phẩm chất cao quý, không mai một theo thời gian của Bác Hồ.

– Phần 2 (tiếp theo đến “Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”): Biểu hiện đức tính giản dị của Bác được thể hiện trong đời sống hàng ngày và trong các mối quan hệ với mọi người xung quanh.

– Phần 3 (tiếp theo cho đến “trong thế giới ngày nay”): Phần này có nội dung nói về đức tính giản dị của Bác hòa hợp với đời sống tinh thần vốn cao đẹp và phong phú của Người.

– Phần 4 (đoạn còn lại): ở phần cuối, người viết nhấn mạnh đức tính giản dị của Hồ Chủ Tịch trong mọi lời nói, hành động và bài viết. Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh tới sức ảnh hưởng mà phẩm chất đạo đức của Bác tới tinh thần và cuộc sống của mọi người dân Việt Nam.

duc tinh gian di cua bac ho

Đức tính giản dị của Bác Hồ phần đọc hiểu văn bản

Câu 1: Nêu luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu. Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác?

Gợi ý trả lời:

  • Luận điểm chính của toàn bài được thể hiện ngay trong đoạn mở đầu. Đó là đức tính giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ Tịch.
  • Để làm rõ đức tính của Bác, tác giả đã chứng minh bằng những phương diện sau trong đời sống và con người Bác.

+ Đó là tác giả chứng minh qua bữa ăn hàng ngày. Với ba bữa chỉ có vài ba món rất giản đơn. Bác ăn không bao giờ để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, bát của Bác bao giờ cũng sạch là thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.

+ Tiếp đến là nơi ở. Cái nhà sàn của Bác chỉ có vài ba phòng, luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn.

+ Ở việc làm của Bác: bác làm việc suốt đời, từ viejc lớn cứu nước đến việc chăm sóc cây cối vườn tược, viết thư thăm hỏi động viên các cháu thiếu nhi, đồng bào, chiến sĩ…

+ Qua phương diện lời nói, bài viết của Bác: Bác luôn sử dụng những lời lẽ, câu từ rất giản dị, giúp đông đảo quần chúng nhân dân dễ nhớ, dễ thuộc. Ví dụ như “không có gì quý hơn độc lập tự do”. Câu nói mang tính chân lí ngắn gọn nhưng ai cũng hiểu, thuộc và ghi nhớ.

Câu 2: Tìm hiểu trình tự lập luận của tác giả trong bài, và trên cơ sở đó, nêu bố cục của bài văn?

Gợi ý trả lời:

Trình tự lập luận của tác giả trong bài đó là:

– Đầu tiên: khẳng định đức tính giản dị và khiêm tốn của Bác là nhất quán trong đời sống bình thường lẫn giữa đời sống hoạt động chính trị.

– Thứ hai, biểu hiện của đức tính giản dị của Người thể hiện qua lối sống, lời ăn tiếng nói hàng ngày.

– Thứ ba, đưa ra các luận cứ chứng minh cụ thể cho từng nhận định trên.

+ Bữa ăn đạm bạc, đơn sơ nhưng thể hiện sự trân quý của Bác tới những người lao động

+ Căn nhà mộc mạc, gần gũi thiên nhiên thể hiện tình yêu thiên nhiên và tâm hồn phóng khoáng của Người.

+ Dù bận rộn trăm công nghìn việc nhưng Bác luôn biết cách sắp xếp, tự giải quyết và cố gắng không phiền đến ai

+ Bác giản dị ngay cả trong lời nói bài viết. Bởi Bác luôn nghĩ cho người khác, nghĩ cho nhân dân.

Câu 3 Đọc đoạn văn từ “Con người Bác” đến “Nhất, Định, Thắng, Lợi!” và nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn này? Những chứng cứ ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không? Vì sao?

Gợi ý trả lời:

Qua đoạn văn, các bạn có thể thấy tác giả đã sử dụng các luận cứ hết thức thuyets phục. Các dẫn chứng không chỉ vừa phong phú, sinh động vừa cụ thể chi tiết. Mỗi ý, tác giả đều đưa ra ví dụ cụ thể, giúp độc giả dễ dàng hình dung ra hình ảnh giản dị của Bác.

Hệ thống luận cứ đầy đủ và toàn diện, từ nết ăn, ở cho đến lối sống, cách làm việc lớn nhỏ. Đặc biệt, những điều tác giả chia sẻ đều thể thiện sự gắn bó khăng khít, dài lâu giữa Bác Hồ và tác giả. Phải là người gần gũi, thân thiết lắm mới có thể nắm bắt được những thói quen, hành động việc làm hàng ngày của Bác như thế. Nhờ thế, người đọc càng có cảm giác tin cậy hơn vào những điều mà tác giả đưa ra.

Câu 4: “Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp”.  Trong đoạn văn trên, tác giả đã dùng những phép lập luận nào để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác?

Gợi ý trả lời:

Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng những phép lập luận là chứng minh, bình luận và giải thích thông qua hệ thống luận điểm, luận cứ để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác. Tác giả đã kết hợp những biện pháp này để văn bản trở nên thuyết phục hơn và hấp dẫn hơn. Tác giả đã dùng sự phản biển, lật lại vấn đề “Nhưng chớ hiểu nhầm rằng” để giải thích cho việc Bác là người sống sôi nổi, phong phú. Rồi bình luận về “Đời sống vật chất càng… tinh thần cao đẹp nhất” của Bác. Có thể nói, cách kết hợp toàn diện các biện pháp lập luận này giúp văn bản mang tính khách quan và thuyết phục người nghe, người đọc hơn.

Câu 5: Theo em đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn là gì?

Gợi ý trả lời:

Theo em, đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của văn bẳn này đó là hệ thống luận điểm vô cùng tập trung và ngắn gọn. Các luận cứ, dẫn chứng vô cùng toàn diện, cụ thể rõ ràng, rành mạch và chi tiết. Không những thế, tư tưởng giá trị tư tưởng của văn bản còn được bộc lộ sâu sắc thông qua sự kết hợp các biện pháp nghệ thuật nghị luận độc đáo của tác giả. Nhờ tất cả những điều trên mà văn bản trở nên thật tiêu biểu, đầy sức thuyết phục và hấp dẫn người đọc, người nghe.

duc tinh gian di cua bac ho

Soạn Đức tính giản dị của Bác Hồ phần luyện tập

Câu 1: Hãy tìm một số ví dụ về sự giản dị trong đời sống và thơ văn của Bác?

Gợi ý trả lời:

Một số ví dụ về sự giản dị trong đời sống và thơ văn của Bác:

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang”

(Tức cảnh Pác Pó- Hồ Chí Minh)

“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày

Khách đến thì mời ngô nếp nướng

Săn về thường chén thịt rừng quay

Non xanh nước biếc tha hồ dạo

Rượu ngọt chè ngon mặc sức say

Kháng chiến thành công ta trở lại

Trăng xưa hạc cũ với xuân này.

(Cảnh rừng Việt Bắc-  Hồ Chí Minh)

Câu 2: Qua bài văn này, em hiểu như thế nào là đức tình giản dị và ý nghĩa của nó trong cuộc sống?

Gợi ý trả lời:

  • Qua bài văn này, em hiểu đức tính giản là là một phẩm chất cao quý của con người. Những người có đức tính giản dị là những người có lối sống không xa hoa, cầu kỳ, đòi hỏi quá mức cần thiết. Người có tính giản dị luôn cảm thấy hài lòng, dễ chịu với những gì mình có, biets trân trọng những thứ mình có, luôn biết nghĩ và sống hòa hợp với người khác. Giản gị giúp co con người có được niềm vui hạnh phúc trong cuộc sống.

– Ý nghĩa của nó trong đời sống: đó là giúp cho cuộc sống con người tốt hơn đẹp hơn. Mọi người không quá tham vọng, biết vui vẻ và trân trọng với những gì mình có. Người giản dị sẽ biết cách thích ứng với mọi hoàn cảnh sống mà không cảm thấy khó chịu, đau khổ khi bị rơi vào khó khăn, hoạn nạn.