Soạn Ôn tập văn học Trung đại Trang 76-78 Ngữ văn 11 Tập 1
(Soạn Ôn tập văn học Trung Đại)
I. NỘI DUNG
Câu 1:(Soạn Ôn tập văn học Trung Đại)
Trả lời:
+ Những biểu hiện của nội dung yêu nước trong văn học trung đại Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX:
– Yêu nước gắn với lí tưởng trung quân ái quốc.
– Tự hào về truyền thống của dân tộc.
– Yêu con người, yêu ngôn ngữ dân tộc.
– Căm thù giặc, quyết tâm đánh giặc cứu nước
– Khát khao tự do, tình yêu, hạnh phúc, cảm thông với người phụ nữ.
+ So với giai đoạn trước, nội dung yêu nước trong văn học giai đoạn này có biểu hiện mới là:
– Ý thức về vai trò của người trí thức – bậc hiền tài đối với sự phát triển của đất nước: Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm.
– Tư tưởng canh tân đất nước đề cao vai trò của luật pháp – nhà nước pháp quyền: Xin lập khoa luật của Nguyền Trường Tộ.
– Tìm hướng đi cho cuộc đời trong hoàn cảnh bế tắc (Bài ca ngắn đi trên bãi cát- Cao Bá Quát).
– Cảm hứng bi tráng gắn với hoàn cảnh lịch sử (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc- Nguyễn Đình Chiểu) …
– Bộc lộ trực tiếp thái độ phê phán chế độ phong kiến, chế độ khoa cử: Vịnh khoa thi Hương của Tú Xương.
+ Những biểu hiện của nội dung yêu nước qua các tác phẩm và đoạn trích:
- Chạy giặc: Tình yêu nước thể hiện ở sự xót xa cho hoàn cảnh đất nước sự lo lắng, thương xót cho số phận của nhân dân trong cơn loạn lạc. Song song với niềm thương xót ấy là sự căm giận, tố cáo tội ác bất nhân, tàn bạo của kẻ thù: tàn hại sinh linh, dày xéo, đốt phá quê hương.
Mong chờ những con người tài đức ra tay dẹp loạn (trang dẹp loạn), đem lại cuộc sống thanh bình cho nhân dân (cũng có thể hiểu hai câu cuối còn bao hàm cả ý oán trách triều đình nhà Nguyễn đã vô trách nhiệm, bất lực để đất nước rơi vào tay giặc, để nhân dân phải chịu cảnh lầm than). - Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu): biểu dương những anh hùng đã hi sinh vì đất nước, Tố cáo tội ác quân xâm lược, nguyễn rủa những kẻ chạy theo giặc, phơi bày thảm họa mất nước.
- Xin lập khoa luật (Nguyễn Trường Tộ) Tư tưởng canh tân đất nước đề cao vai trò của luật pháp – nhà nước pháp quyềnBài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh)
- Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến): Tình yêu nước thể hiện qua nỗi buồn lắng, suy tư của nhà thơ. Xét trong bối cảnh chung của đất nước, cũng như hoàn cảnh chung của nhà thơ nỗi buồn ấy cũng thể hiện nhân cách cao khiết và lòng yêu nước của nhà nho Nguyễn Khuyến. Ông đã cảm nhận rõ sự bất lực của mình trước thời cuộc nhưng quyết không theo đòi lũ bán nước đồng thời, dứt khoát rời khỏi chốn quan trường. Thái độ bất hợp tác với giặc và nỗi buồn đau cho tình cảnh của đất nước cũng là biểu hiện của lòng yêu nước của nhà thơ.
- Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương) – Tình yêu nước thể hiện ở sự cười nhạo, ở sức mạnh châm biếm, đả kích vào nhiều đối tượng: trước hết đó là những “sĩ tử” cuối mùa, vẫn theo lối học vấn, thi cử xưa cũ, lạc hậu, là cả chế độ khoa cử vô dụng, lạc hậu. Và tất nhiên, có cả kẻ thù trực tiếp: “quan sứ”, “mụ đầm” – những kẻ xâm lược. Trong cái trào phúng ấy cũng hàm chứa cả sự tự trào chua chát.
Tâm sự, ước muốn của tác giả về những con người có đủ tài, trí, đức (“nhân tài đất Bắc”), những con người có đủ tỉnh táo và ý thức trách nhiệm với “cảnh nước nhà”.
Câu 2:(Soạn Ôn tập văn học Trung Đại)
Trả lời:
+ Có thể nói chủ nghĩa nhân đạo giai đoạn từ TK XVIII đến hết thế kỉ XIX xuất hiện một trào lưu nhân đạo chủ nghĩa bởi vì:
– Các tác phẩm văn học giai đoạn này đều tập trung vào vấn đề con người, nhận thức con người, nhất là con người trần thế, ý thức cá nhân đậm nét hơn (quyền sống cá nhân, hạnh phúc cá nhân, tài năng cá nhân…) đề cao con người và đấu tranh với mọi thế lực đen tối.
– Các tác phẩm mang nội dung nhân đạo xuất hiện nhiều và đạt được thành tựu to lớn về nội dung và nghệ thuật: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, thơ của Hồ Xuân Hương …
+ Những biểu hiện phong phú đa dạng của nội dung nhân đạo chủ yếu thể hiện trong giai đoạn này là:
- Thương cảm trước bi kịch và đồng cảm với khát vọng của con người.
- Khẳng định và đề cao tài năng, nhân phẩm.
- Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người.
- Đề cao truyền thống đạo lí, nhân nghĩa của dân tộc.
- Khẳng định con người, cá nhân.
+ Vấn đề cơ bản nhất của nội dung nhân đạo trong văn học từ thế kỉ XVIII đền hết thế kỉ XIX chính là khẳng định con người cá nhân.
– Văn học hướng vào quyền sống của con người, nhất là con người trần thế, ý thức cá nhân đậm nét hơn (quyền sống cá nhân, hạnh phúc cá nhân, tài năng cá nhân….) Văn học giai đoạn này đã xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Cụ thể:
+ Truyện Kiều- Nguyễn Du: Đề cao vai trò của tình yêu. Đó là biểu hiện cao nhất của sự đề cao con người ca nhân. Tình yêu ko chỉ đem lại cho con người vẻ đẹp cuộc sống, qua tác phẩm
+ Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm: con người cá nhân gắn liền với nỗi lo sợ tuổi trẻ chóng phai tàn do chiến tranh.
+ Thơ Hồ Xuân Hương: Đó là con người cá nhân bản năng, khao khát sống, khao khát hạnh phúc, tìm kiếm tình yêu đích thực, dám nói lên một cách thẳng thắn những ước muốn
+ Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu: Con người cá nhân nghĩa hiệp và hành động theo ngững chuẩn mực đạo đức Nho giáo.
+ Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ: Con người ý thức về tài năng cá nhân, bản lĩnh cá nhân, sở thích cá nhân tự do phóng túng.
+ Thương vợ – Trần Tú Xương: Hình ảnh người vợ tận tảo, sớm hôm, cực nhọc luôn lo cho gia đình, giàu đức hi sinh vì chồng, vì con.
+ Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến: Tình bạn cá nhân rất đời thường, rất thắm thiết giữa hai người bạn.
Câu 3: Phân tích giá trị phản ánh và phê phán hiện thực của đoạn trích Vào phủ Chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sử của Lê Hữu Trác)
Trả lời:
Dàn bài gợi ý:
+ Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm của đoạn trích (Nêu luận điểm của đề)
+ Thân bài: Cần triển khai rõ các ý sau:
* Bức tranh hiện thực về cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa:
– Quang cảnh nơi phủ chúa hiện lên cực kỳ xa hoa, tráng lệ và không kém phần tôn nghiêm. Cảnh nói lên uy quyền tột bậc của nhà chúa. Những tiếng quát tháo, truyền lệnh, những tiếng dạ ran, những con người oai vệ, những con người khúm núm, sợ sệt… có những cửa gác, mọi việc đều có quan truyền mệnh, chỉ dẫn. Thầy thuốc khám bệnh phải chờ, nín thở, khúm núm, lạy tạ.
– Cùng với sự xa hoa là cung cách sinh hoạt đầy kiểu cách: từ nơi ở đến tiện nghi, từ vật dụng đến đồ ăn thức uống. Đến cả việc đi đứng, nói năng cũng vô cùng kiểu cách.
* Cuộc sống nơi Trịnh phủ thiếu sinh khí vô cùng. Đó cũng là nguyên nhân gây ra sự ốm yếu của thái tử Cán. Sự thâm nghiêm kiểu mê cung càng làm tăng âm khí nơi phủ chúa.
– Qua cách nói mỉa mai châm biếm của tác giả, ta thấy sự lộng quyền của nhà chúa với quyền uy tối thượng và nếp sống hưởng thụ cực kỳ xa hoa của chúa Trịnh cùng gia đình; sự thật bù nhìn của vua Lê khi ấy… Cuộc sống vật chất đầy đủ giàu sang nhưng phẩm chất tinh thần, ý chí nghị lực trống rỗng. Đó cũng chính là hình ảnh suy yếu mục ruỗng của tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh những năm cuối thế kỉ XVIII.
– Qua cách miêu tả người tả cảnh rất khách quan, tác giả đã ngầm phê phán kín đáo cảnh giàu sang xa hoa quyền uy ghê gớm của chúa Trịnh đồng thời thể hiện tâm hồn cao thượng, khát khao cuộc sống tự do không màng danh lợi của vị danh y Hải Thượng Lãn Ông.
+ Kết bài: Khẳng định lại vấn đề và liên hệ bản thân.
Câu 4: Những giá trị nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu? Tại sao có thể nói với Văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc lần đầu tiên trong văn học dân tộc có một tượng đài bi tráng và bất tử về người nông dân nghĩa sĩ?
Trả lời:
+ Giá trị nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:
– Nội dung:
+ Đề cao lí tưởng đạo đức nhân nghĩa của đạo Nho cũng như thấm đậm ý nghĩa của tình thần dân tộc.
+ Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu cũng đề cao lòng yêu nước, thương dân, ca ngợi những con người luôn vì dân vì nước, bất khuất, anh dũng, kiên cường.
– Nghệ thuật:
Nghệ thuật thơ văn mang đậm nét văn chương trữ tình đạo đức (chứa đựng nhiều cảm xúc, suy ngẫm) và dấu ấn của người dân Nam Bộ.
+ Trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” lần đầu tiên trong văn học có một tượng đài bi tráng và bất tử về người nông dân bởi hai yếu tố:
– Yếu tố bi (đau thương): gợi lên từ đời sống vất vả, lam lũ; nỗi đau thương mất mát và tiếng khóc xót đau của những người còn sống.
– Yếu tố tráng: lòng căm thù giặc, hành động quả cảm, sự ngợi ca công đức của ngững người nghĩa binh đã hi sinh. Tiếng khóc trong tác phẩm là tiếng khóc đau thương nhưng lớn lao, cao cả.
II. PHƯƠNG PHÁP
Câu 1: Học sinh có thể vận dụng những hình thức ôn tập sau:
- Làm bài tập tại lớp
- Lập bảng tổng kết về tác gải, tác phẩm văn học trung đại Việt Nam trong chương trình lớp 11 theo mẫu sau:
Trả lời:
Câu 2:(Soạn Ôn tập văn học Trung Đại)
Trả lời:
a. Những yếu tố mang tính quy phạm và sự sáng tạo trong tính quy phạm ở bài “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến:
- Tính quy phạm
- Thi đề: đề tài mùa thu (Đề tài cổ)
- Thi liệu: Sử dụng hình ảnh thơ quen thuộc thường thấy trong thơ cổ (Trời thu, nước thu, lá thu)
- Bút pháp: Lấy động tả tĩnh
- Thể loại: Thất ngôn bát cú luật Đường
==> Tạo ấn tượng về bức tranh màu thu thanh vắng, quạch hiu, dương như chỉ có thi nhân trong vai người câu cá lắng mình vào cõi suy tư
- Sự sáng tạo trong tính quy phạm:
- Hình ảnh: Ao thu, thuyền câu, ngõ trúc…
- Từ ngữ: Sử dụng từ láy vừa tạo hình vừa gợi cảm: Lạnh lẽo, tẻo teo, lơ lửng… kết hợp với những từ chỉ mức độ: Hơi gợn tí, khẽ đưa vèo, xanh ngắt, vắng teo…
- Vần eo gợi cảm giác thu nhỏ về diện tích
- Sự hoà phối màu sắc: Màu xanh của nước, trời, ngõ trúc, màu vàng của lá rất dân dã, mang đậm hồn quê
==> Tạo nên bức tranh thu tiêu biểu cho vùng đồng bằng Bắc Bộ.
b. Một số điển tích, điển cố trong Bài ca ngất ngưởng và cái hay của điển tích điển cố đó:
- Người thái thượng: Ý nói cũng như người thượng cổ, không quan tâm đến truyện được mất
- Đông phong: Gió mùa xuân → chuyện khen chê bỏ ngoài tai, trước mọi lời khen chê cứ vui phới phới như đi trong gió màu xuân ấm áp
- Trái, Nhac, Hàn, Phú: Những người nổi tiếng có sự nghiệp hiển hách trong sử sách Trung Quốc
=> Tác dụng của điển tích, điển cố: Ngôn ngữ thơ trở nên hàm súc, cô đọng, giàu tính hình tượng, tính biểu cảm, thể hiện được rõ nhất tài năng bản lĩnh hơn người, cùng triết lí sống của Nguyễn Công Trứ.
+ Một số điển tích, điển cố trong Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu và cái hay của những điển tích điển cố đó:
– “Truyện Lục Vân Tiên”: sử dụng những điển tích liên quan đến các ông vua tàn ác, không chăm lo được cuộc sống của nhân dân: Kiệt Trụ mê dâm, U Lệ đa đoan, đời Ngũ Bá… Ðiển cố được lấy từ tích các truyện Tàu, là những điển tích quen thuộc với nhân dân. Ví dụ như đoạn Tử Trực mắng cha con Võ Thể Loan; đoạn thương ghét của ông Quán…
+ Một số điển tích, điển cố trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát và cái hay của những điển tích điển cố đó:
– Ông tiên ngủ kĩ: Theo sách “Thần tiên thập dị”, Hạ Hầu Ấn lúc leo núi hay lội nước, vẫn cứ nhắm mắt ngủ say, người bên cạnh nghe thấy tiếng gáy, mà ông vẫn bước đều không hề trượt vấp, người đời gọi ông là “tiên ngủ”
– Phía bắc núi bắc, phía nam núi nam: Theo sách Hậu Hán Thư, Pháp Chân bảo viên thái thú rằng: “Nếu ông cứ bắt tôi ra làm quan thì tôi sẽ đi ẩn ở phía bắc núi Bắc hoặc ở phía nam núi Nam – tỏ ý kiên quyết từ chối không nhận lời.
– Đường cùng: Xưa Nguyễn Tịch thời Ngụy Tấn thường ngồi xe mặc cho người kéo, không theo người nào cả, đến chỗ hết đường thì khóc lớn mà trở về. Sau đó Dĩu Tín có câu thơ: “Chỉ có kẻ khóc nơi đường hết – Mới biết ta đường khó đi”, ý nói tâm trạng bế tắc của kẻ sĩ trên đường đời.
c. Bút pháp tượng trưng được thể hiện trong Bài ca ngắn đi trên cát của Cao Bá Quát.
+ Bút pháp nghệ thuật: Thiên về ước lệ tượng trưng
– “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”: bãi cát là hình ảnh tượng trưng cho con đường danh lợi nhọc nhằn, gian khổ. Những người tất tả đi trên bãi cát là những người ham công danh, sẵn sàng vì công danh mà chạy ngược, chạy xuôi
Con đường cùng: tượng trưng cho con đường công danh thi cử, con đường vô nghĩa, và con đường bế tắc của xã hội trong hoàn cảnh Cao Bá Quát viết bài thơ này.
d. Cần đọc phần tiểu dẫn để nắm vững tác phẩm thuộc thể loại văn học nào. Những đặc trưng cơ bản của thể loại văn học trung đại đó là:
– Thường sử dụng các thể loại có kết cấu định hình và tính ổn định cao: biểu, chiếu, tấu, sớ, cáo hịch, …thơ tứ tuyệt, ngũ ngôn, thất ngôn…
+ Một số tác phẩm văn học trung đại mà thể loại gắn liền với tên tác phẩm là:
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (văn tế).
- Bài ca ngất ngưởng (hát nói).
- Chiếu dời đô (chiếu).
- Bình Ngô đại cáo (cáo).
- Hịch tướng sĩ (hịch).
- Hoàng lê nhất thống chí (chí).
- Thượng kinh kí sự (kí sự).
- Vũ trung tùy bút (tùy bút).
+ Đặc điểm về hình thức nghệ thuật trong thơ Đường luật:
- Thơ Đường luật có một hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở 5 điều sau: Luật, Niêm, Vần, Đối và Bố cục.
- Điều căn bản của luật thơ Đường luật là đối, đó là hai nguyên tắc đối âm và đối ý, nghĩa là lần lượt những chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3… của câu trên phải đối với các chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3… của câu dưới cả về âm và ý. Nhưng làm được như thế thì rất khó, vì vậy người ta quy ước nhất tam ngũ bất luật (chữ thứ nhất, thứ ba, thứ năm không cần theo luật).
+ Tính chất đối trong bài thơ thất ngôn bát cú:
- câu 1 niêm với câu 8
- câu 2 niêm với câu 3
- câu 4 niêm với câu 5
- câu 6 niêm với câu 7
+ Tác dụng của nghệ thuật đối trong thơ Đường luật:
- Đối âm (luật bằng trắc): Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằng và thanh trắc, và dùng các chữ thứ 2-4-6 và 7 trong một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng gồm các chữ có dấu huyền hay không dấu; thanh trắc gồm các dấu: sắc, hỏi, ngã, nặng.
-
-
- Nếu chữ thứ 2 của câu đầu tiên dùng thanh bằng thì gọi là bài có “luật bằng”; nếu chữ thứ 2 câu đầu dùng thanh trắc thì gọi là bài có “luật trắc”.
- Trong một câu, chữ thứ 2 và chữ thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, và chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia. Ví dụ, nếu chữ thứ 2 và 6 là thanh bằng thì chữ thứ 4 phải dùng thanh trắc, hay ngược lại. Nếu một câu thơ Đường mà không theo quy định này thì được gọi “thất luật”.
-
- Đối ý: Nguyên tắc cố định của một bài thơ Đường luật là ý nghĩa của hai câu 3 và 4 phải “đối” nhau và hai câu 5, 6 cũng “đối” nhau. Đối thường được hiểu là sự tương phản (về nghĩa kể cả từ đơn, từ ghép, từ láy) bao gồm cả sự tương đương trong cách dùng các từ ngữ. Đối chữ: danh từ đối danh từ, động từ đối động từ. Đối cảnh: trên đối dưới, cảnh động đối cảnh tĩnh… Nếu một bài thơ Đường luật mà các câu 3, 4 không đối nhau, các câu 5, 6 không đối nhau thì bị gọi “thất đối”.
+ Phân tích dẫn chứng minh họa:
Ví dụ: Xét trong bài thơ Qua đèo ngang, hai câu thứ 2 và thứ 3:
Cỏ cây chen đá lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
– Vần là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Trong một bài thơ Đường chuẩn, vần được dùng tại cuối các câu 1, 2, 4, 6 và 8. Những câu này được gọi là “vần với nhau”. Nếu một bài thơ Đường mà chữ cuối của một trong các câu này không giống nhau về vần thì được gọi “thất vận”.
+ Đặc điểm của thể loại văn tế:
– Văn tế: là loại văn thường gắn với phong tục tang lễ, nhằm bày tỏ lòng tiếc thương đối với người đã mất, văn tế thường có nội dung cơ bản, kể lại cuộc đời công đức phẩm hạnh của người đã mất và bày tỏ tấm lòng xót thương sâu sắc.
– Bố cục bài văn tế thường có 4 đoạn:
-
- Lung khởi (Mở đầu: thường nói nỗi đau ban đầu và nêu ấn tượng khái quát về người chết);
- Thích thực (hồi tưởng công đức người chết);
- Ai vãn (than tiếc người chết);
- Kết (vừa tiếp tục than tiếc vừa nêu lên ý nghĩ của người đứng tế).
+ Đặc điểm đó được thể hiện trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
– Bài Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu đã theo đúng bố cục của một bài văn tế truyền thống của thời trung đại, gồm 4 phần sau đây:
-
- Lung khởi: (hai câu đầu): khái quát bối cảnh bão táp của thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết bất tử của người nghĩa sĩ nông dân.
- Thích thực: (câu 3 – 15): tái hiện chân thực hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân, từ cuộc đời lao động vất vả, tủi cực bỗng chốc trở thành dũng sĩ đánh giặc, lập chiến công vẻ vang.
- Ai vãn: (câu 16 – 27): đây là niềm xót thương đối với người đã khuất và tấm lòng xót thương sâu sắc của tác giả đối với những người đã hi sinh vì đất nước, đã hi sinh cho sự nghiệp đánh giặc cứu nước của dân tộc.
- Kết: (hai câu cuối): ca ngợi linh hồn bất diệt của các nghĩa sĩ.
+ Đặc điểm của thể loại hát nói:
- Thể thơ hát nói là văn bản ngôn từ, phần lời ca của bài hát nói. Hát nói là làn điệu chủ đạo của lối hát ca trù (còn gọi là hát ả đào, hát nhà trò, hát nhà tơ, …)
- Thơ hát nói có những đặc điểm sau:
- Nội dung: chứa những tư tưởng tình cảm tự do phóng khoáng.
- Hình thức: tự do, vần nhịp tự do, lời thơ mang ngữ điệu nói với giọng buông thả tự do.
+ Đặc điểm đó được thể hiện trong Bài ca ngất ngưởng:
- Nội dung: Bài hát nói thể hiện phong cách sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ, thể hiện bản lĩnh cá nhân, phong thái của riêng ông trước cuộc sống.
- Hình thức: Bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa hệ thống từ ngữ Hán Việt với từ ngữ Nôm thông dụng trong đời sống hàng ngày.
=> Nguyễn Công Trứ là người đầu tiên có công đem đến cho hát nói một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó