Câu 1. (Soạn luyện tập trang 30-31 SGK Ngữ văn 7 tập 1)Tìm ví dụ thực tế để chứng tỏ rằng: Nếu chúng ta biết chú ý sắp xếp các ý cho rành mạch, khoa học thì bài viết có hiệu quả thuyết phục cao hơn. Ngược lại, nếu không biết sắp xếp ý sao cho hợp lý thì bài viết không hiểu được, không được tiếp nhận?
Trả lời:
Ví dụ trong văn học: Lời nói chưa được sắp xếp ý dễ gây hiểu nhầm trong câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng, Lợn cưới áo mới được chỉ ra trong phần I
Ví dụ trong thực tế:
– Câu rối ý, chưa rõ ràng ý, lộn xộn:
Em rất yêu quý chú mèo này. Nhà em có nuôi 1 chú mèo tên là Miu. Hàng ngày, em đi học về Miu thường tới chân em quyện quanh và kêu meo meo. Lông Miu màu vàng pha trắng rất mượt và đẹp.
– Câu đủ ý, đã sửa lại có ý nghĩa, rõ ràng, mạch lạc hơn
Nhà em có nuôi 1 chú mèo tên là Miu. Lông Miu màu vàng pha trắng rất mượt và đẹp. Hàng ngày, em đi học về Miu thường tới chân em quyện quanh và kêu meo meo. Em rất yêu quý chú mèo này.
Câu 2. (Soạn luyện tập trang 30-31 SGK Ngữ văn 7 tập 1) Em hãy ghi lại bố cục của câu chuyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Theo em, bố cục ấy đã rành mạch và hợp lý chưa? Em có thể luyện tập sắp xếp và trình bày theo bố cục khác được không?
Trả lời:
Bố cục của bài được chia làm 3 phần:
Phần 1: từ đầu – “hiếu thảo như vậy”. Nội dung là cảnh 2 anh em cùng nhau chia đồ chơi
Phần 2: từ đoạn tiếp theo – “trùm lên cảnh vật”. Nội dung chia tay lớp học ở quá khứ
Phần 3: phần còn lại của bài văn. Nội dung cảnh chia tay của 2 anh em lưu luyến, không muốn xa
Theo em, bố cục này đã rành mạch và hợp lý rồi. Tác giả đã khéo léo kể lại câu chuyện và miêu tả nội tâm nhân vật sâu sắc.
Có thể sắp xếp và trình bày theo bố cục khác những vẫn rõ ý và rành mạch. Ví dụ:
Phần đầu: Kể về câu chuyện chia tay ở lớp học với cô giáo và các bạn
Phần 2: Kể về cảnh 2 anh em chia đồ chơi
Phần 3: Kể về cảnh chia tay nhau trước khi người em theo mẹ về quê ngoại
Hoặc, có thể sắp xếp bố cục theo hoài niệm của người anh
Phần 1: Kể về cảnh chia tay khi mẹ và em gái lên xem
Phần 2, phần 3: Hồi tưởng về cảnh chia đồ chơi và chia tay ở lớp học
Câu 3. (trang 30 SGK Ngữ văn 7 tập 1) Có bạn được phân công báo cáo kinh nghiệm học tập tại Hội nghị học tốt của trường. Bạn ấy dự định trình bày theo bố cục như sau (xem ảnh)
Đọc bố cục trên và cho biết, bố cục đã rõ rành, rành mạch ý chưa? Vì sao? Theo em, có thể bổ sung thêm điều gì?
Trả lời:
Theo em, phần trình bay của bạn có 3 đầu mục chính là hợp lý. Tuy nhiên, các đầu mục nhỏ cần bổ sung thêm ý để bài thuyết trình được thuyết phục hơn. Vì các ý trong bài chưa bổ trợ cho nhau, có ý còn bị lệch với chủ đề của hội nghị.
Em đề xuất theo các ý như sau:
Phần mở đầu: Sau nội dung chào mừng cần thêm họ tên, lớp nào? Và bổ sung lời dẫn nhập để đi đến phần tiếp theo.
Ở phần 2. Vì đây là bài thuyết trình về “Hội nghị học tốt” không nên cho nội dung thành tích hoạt động đội và văn nghệ của bản thân. Thay vào đó, thêm thành tích học tập của mình như thế nào? Kinh nghiệm học tập của bản thân làm sao?
Ở phần kết bài: Nên nêu khái quát ý chính đã trình bày rồi mới chúc mừng hội nghị thành công tốt đẹp.