I. Đọc – hiểu văn bản – Soạn Những câu hát châm biếm
Câu 1 SGK Ngữ văn 7 tập 1 – trang 52 – Soạn Những câu hát châm biếm
Bài 1 “giới thiệu” về “chú tôi” như thế nào? Hai dòng đầu có ý nghĩa gì? Bài này châm biếm hạng người nào trong xã hội.
Trả lời:
– Bài 1 “giới thiệu” về “chú tôi” là một người: nghiện rượu chè, hay ngủ và lười biếng.
– Hai dòng đầu có ý nghĩa là: khắc họa một hình ảnh đối lập, tương phản giữa:
+ người “chú tôi” ham ăn, ham ngủ, lười làm
với
+ một “cô yếm đào” chăm chỉ, siêng năng làm việc.
– Bài này đã châm biếm hạng người ăn, ngủ thì giỏi nhưng làm thì lười, không có ích cho gia đình và xã hội.
Câu 2 SGK Ngữ văn 7 tập 1 – trang 52 – Soạn Những câu hát châm biếm
Bài 2 nhại lời của ai nói với ai? Em có nhận xét gì về lời của thầy bói? Bài ca này phê phán hiện tượng nào trong xã hội? Hãy tìm những bài ca dao khác có nội dung tương tự.
Trả lời:
– Bài 2 nhại lại lời của ông thầy xem tướng số nói với cô gái đi xem tướng số.
– Bài ca này đã phê phán hiện tượng:
+ Những kẻ không có đạo đức nghề nghiệp, chuyên lợi dụng sự mê tín của người khác để lừa tiền, cướp của.
+ Những người nhẹ dạ cả tin, đặc biệt sống mê tín dị đoan với các thứ tâm linh, kém hiểu biết về khoa học, thế giới.
– Những bài ca dao khác có nội dung tương tự là:
+ Ngồi cúng ngồi cạnh giường thờ
Mồm thì lẩm bẩm tay sờ đĩa xôi.
+ Ốm đau chạy thuốc chạy thang
Đừng nghe thầy bói mua vàng cúng ma.
Câu 3 SGK Ngữ văn 7 tập 1 – trang 52 – Soạn Những câu hát châm biếm
Mỗi con vật trong bài 3 tượng trưng cho ai, hạng người nào trong xã hội xưa? Việc chọn các con vật để miêu tả, “đóng vai” như thế lí thú ở điểm nào? Cảnh tượng trong bài có phù hợp với đám tang không? Bài ca này phê phán, châm biếm cái gì?
Trả lời:
– Mỗi con vật trong bài 3 tượng trưng cho những hạng người trong xã hội xưa dưới đây:
+ Con có: những người nông dân nghèo đói, thấp cổ bé họng.
+ Cà cuống: những kẻ chức cao vọng trọng, giàu nứt vố đổ vách như xã trưởng, quan, lý trưởng,…
+ Chim ri: những kẻ như lính, cai ngục luôn chia chác lợi lộc được hưởng từ quan trên.
+ Chào mào: đội phục vụ các tang lễ.
+ Chim chích: người thường đi rao mõ báo tin cho cả làng.
– Việc chọn các con vật để miêu tả, “đóng vai” lí thú ở điểm:
+ Câu hát trở nên sinh động, đặc sắc, thu hút, dễ đọc dễ nhớ.
+ Các đối tượng châm biếm được động vật hóa sẽ trở nên tế nhị hơn.
– Bài ca này lên tiếng phê phán hủ tục chọn ngày làm đám ma thời xưa; châm biếm những kẻ tranh giành, chia phần lợi lộc ngay trong đám tang.
Câu 4 SGK Ngữ văn 7 tập 1 – trang 52 – Soạn Những câu hát châm biếm
Trong bài 4, chân dung “cậu cai” được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về nghệ thuật châm biếm của bài ca này?
Trả lời:
– Trong bài 4, chân dung “cậu cai” được miêu tả là: nhìn bên ngoài thì có vẻ là một kẻ có chức có quyền có tiền; nhưng thực chất bên trong chỉ là một tên lính quèn ba năm chưa có việc để làm, quần áo thì đi thuê, nhẫn thì đi mượn.
– Nghệ thuật châm biếm của bài ca này là:
+ Xưng hô “cậu cai” như một cách nói mỉa thói nịnh hót.
+ Sử dụng sự đối lập giữa vẻ bên ngoài và bên trong của “cậu cai”; biện pháp phóng đại hình ảnh => hình ảnh bị châm biếm trở nên sâu sắc, hài hước.
II. Luyện tập Soạn Những câu hát châm biếm
Câu 1 SGK Ngữ văn 7 tập 1 – trang 53:
Nhận xét về sự giống nhau của 4 bài ca dao trong văn bản, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây:
a) Tất cả đều sử dụng biện pháp phóng đại.
b) Cả bốn bài đều có hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng.
c) Nghệ thuật tả thực đều có trong cả bốn bài.
d) Cả bốn bài đều có nội dung và nghệ thuật châm biếm.
Trả lời:
– Nhận xét về sự giống nhau của 4 bài ca dao trong văn bản, em đồng ý với ý kiến
d) Cả bốn bài đều có nội dung và nghệ thuật châm biếm.
Câu 2* SGK Ngữ văn 7 tập 1 – trang 53:
Những câu hát châm biếm nói trên có điểm gì giống truyện cười dân gian?
Trả lời:
– Những câu hát châm biếm nói tên và truyện cười dân gian có điểm giống nhau là:
+ Đều lên tiếng phê phán những thói hư tật xấu của con người, những hủ tục lạc hậu của xã hội.
+ Đem lại tiếng cười cho người đọc, người nghe.