Những câu chuyện thời chiến tranh đã trở thành đề tài cho nhiều nhà văn, nhà thơ khai thác. Mỗi tác phẩm viết về một khía cạnh khác nhau. Nhưng tất thảy đều nói về cuộc sống thiếu thốn cơ cực và tình người sâu nặng của con người trong thời chiến. Phân tích Chiếc lược ngà của tác giả Nguyễn Quang Sáng, các bạn sẽ cảm nhận rõ hơn về điều đó.
Chi tiết mở bài phân tích Chiếc lược ngà
Để phân tích Chiếc lược ngà thật sâu sắc và đầy đủ, các bạn cần giới thiệu về nhà văn cũng như khái quát toàn bộ tác phẩm.
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một trong những tác giả tiêu biểu trong nền văn học cách mạng Việt Nam. Ông có nhiều tác phẩm văn chương cũng như kịch bản phim truyện nổi tiếng.
Là một chiến sĩ kiêm nhà văn nên ông cảm thấu được những hoàn cảnh sống và đời người người trong thời chiến. Do đó, tác phẩm Chiếc lược ngà được ông sáng tác năm 1966. Tác phẩm đã làm nên tên tuổi của nhà văn, với câu chuyện tình cảm gia đình, tình cảm cha con sâu sắc mà cảm động trong chiến tranh.
Thân bài chi tiết phân tích
Luận điểm 1: hoàn cảnh sáng tác
Theo lời kể của tác giả Nguyễn Quang Sáng, tác phẩm Chiếc lược ngà được ông viết vào những năm 1966, khi tham gia hoạt động tại chiến trường Nam Bộ để kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Lúc đó, ông từ miền Bắc vào vùng Đồng Tháp Mười nước trắng mênh mông. Ông đi vào sâu trong rừng, và ở trên một nhà sàn trên ngọn câu. Lúc đó, có đoàn giao liên nữ dẫn đường. Trong đó, ông vô cùng ấn tượng với câu chuyện của cô giao liên có chiếc lược ngà trắng. Sau khi nghe hết câu chuyện của cô, ông bắt đầu viết luôn một mạch Chiếc lược ngà. Sau một ngày một đêm thì hoàn thành tác phẩm.
Luận điểm 2: tình huống truyện
Phân tích Chiếc lược ngà trước hết, chúng ta cần nhắc đến những tình huống truyện xảy ra trong tác phẩm. Đó là cuộc hội ngộ sau 8 năm xa cách của cha con anh Sáu và bé Thu. Trong khi anh Sáu nóng lòng muốn nhận con thì bé Thu lại không nhận ra anh. Bởi ba trước kia không có sẹo trên má, còn ba hiện giờ lại có. Bởi bé Thu đã lầu rôi không gặp ba. Tất cả hình ảnh của ba tồn tại trong tâm trí bé Thu chỉ qua tấm ảnh cũ mẹ hay cho xem. Còn anh Sáu kia khác hẳn với ba Thu. Anh có vết sẹo dữ dằn. Bởi thế việc chưa nhận ba của Thu cũng rất tự nhiên, hợp tâm lý tình cảm của những đứa trẻ.
Được về quê sau 8 năm xa cách, anh Sáu quá vui mừng, muốn bày tỏ lòng yêu thương với con. Trong bữa cơm đoàn tụ, anh gắp cho con miếng trứng cá nhưng bé Thu đã hất xuống đất. Anh Sáu nổi giận, đánh vào mông con. Cô bé giận rồi chèo xuồng sang nhà bà ngoại.
Thế rồi mãi đến khi anh Sáu sắp phải trở lại chiến trường, tình cảm cha con trong lòng bé Thu trỗi dậy. Cô bé cuống quýt hối hả bày tỏ tình cảm của mình. Cô bé kêu lên tiếng “ba” rồi khóc nức nở, rồi ôm ghì chặt lấy cổ ba không rời và không cho đi.
Tình huống ấy khiến những người chứng kiến, hay người đọc đều cảm thấy ngẹn ngào vì thương xót. Để rồi, vì thương nhớ con, anh Sáu đã làm tặng con chiếc lược ngà. Nhưng tiếc rằng chưa kịp tặng con thì ông đã hy sinh.
Quả là một tình huống truyện độc đáo, giàu kịch tính và kích thích trí tò mò của người đọc. Toàn bộ tác phẩm như một thước phim điện ảnh khiến người xem không rời mắt và không khỏi xúc động thương cảm cho tình cảm cha con đậm sâu.
Luận điểm 3: nhân vật bé Thu
Phân tích Chiếc lược ngà, các bạn còn cần phân tích rõ hơn về từng nhân vật. Từ đó, làm nổi bật lên những giá trị độc đáo và nhân văn của tác phẩm. Cô bé Thu xuất hiện ban đầu là dường như là một cô bé cứng đầu, bướng bỉnh. Lúc anh Sáu mới về, bé Thu không chịu nhận cha. Bé không chịu nghe theo lời anh Sáu nói. Thu nói trống không. Thu hất miếng trứng cá anh Sáu gắp cho nó ngay trước mặt moi người. Thu giận rồi bỏ sang nhà bà. Thái độ cương quyết bởi với bé, ba trong tấm ảnh kia khác hẳn, không dữ dằn như ông mặt sẹo kia. Thu quyết tâm bảo vệ người ba trong tâm trí mình. Thu rất yêu ba mình.
Thế rồi, khi được bà ngoại trò chuyện, tâm sự và giải thích kỹ càng, Thu mới hiểu ra đó là ba mình. Đến lúc ba sắp phải ra chiến trường, Thu thét lên tiếng “Ba…a…a…ba!. Một tiếng thôi nhưng chứa đựng tất cả những niềm yêu thương, nỗi nhớ và cả những sự ân hận. Cô bé cương quyết không cho ba đi, ôm ghì lấy ba hôn lên cả vết sẹo trên má ba. Cô yêu ba tha thiết. Sau này, khi trưởng thành, Thu lớn lên thành một cô giao liên dũng cảm. Thu trở thành đồng chí, đồng đội tiếp bước con đường lý tưởng kháng chiến cứu nước của ba.
Luận điểm 4: nhân vật ông Sáu
Tác phẩm Chiếc lược ngà bên cạnh nhân vật Thu là hình ảnh nhân vật anh Sáu. Nhân vật này được khắc họa với một loạt sự chuyển biến của tâm trạng trong những ngày về nhà. Đầu tiên là sự háo hức, xúc động khi gặp con. Đến nỗi, cái “thẹo trên má anh cũng ủng đỏ, giật giật”. Anh nói với giọng run run. Thế nhưng khi con gái cự tuyệt, tâm trạng anh rơi vào nỗi đau khổ. “mặt sầm lại trông rất đáng thương, hai tay buông xuống như bị gãy”. Anh còn cố gắng trò chuyện, âu yếm con như gắp trứng cho con, nhưng đều bị cự tuyệt. Quá đau buồn, trong anh bỗng bùng lên cơn giận. Để rồi, anh đánh con vào mông. Cơn giận đó chính là nỗi đau mà anh không thể nào giải bày được. Và rồi, trong phút chia tay, bé Thu gọi anh bằng “ba”, anh đã bật khóc như đứa trẻ. Một cảnh tượng khiến người đọc dù không chứng kiến nhưng cũng cảm thấy nhói lòng, thắt tim vì cảm động và yêu thương.
Nhân vật anh Sáu không chỉ được khắc họa là một người cha hết mực yêu thương con khi ở nhà mà còn trong những ngày chiến đấu. Nỗi nhớ nhung con, anh đã dồn hết vào việc làm chiếc lược ngà. Món quà anh hứa sẽ tặng con lúc ra đi “Lúc rảnh rỗi anh ngồi cưa từng chiếc răng lược cho đến khi hoàn thành, những đêm nhớ con anh lấy cây lược ra ngắm nghía”. Khi bị thương nặng, anh chỉ yên lòng nhắm mắt khi đã gửi được chiếc lược ngà nhờ người bạn mang về cho bé Thu. Đối với anh Sáu, chiếc lược ấy không chỉ là kỷ vật chứa đựng tình yêu thương của anh với con gái. Mà đó là chiếc lược an ủi, là động lực giúp anh trong những ngày chiến đấu gian khổ.
Và chiếc lược ngà cũng chính là biểu tượng tình cảm cha con thiêng liêng, cao quý và sâu nặng ấy.
Kết bài chi tiết phân tích Chiếc lược ngà
Kết thúc quá trình phân tích Chiếc lược ngà, các bạn cần khái quát lại giá trị nội dung tác phẩm. Đây là câu chuyện gửi gắm thông điệp về tình cha con thiêng liên cao quý. Thông qua những nhân vật rất đời thường nhưng đã làm sống dậy cả một giá trị nhân văn sâu sắc của tình người giữa sự tàn phá của chiến tranh.
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng một cốt truyện với tình huống vô cùng hấp dẫn, rất gần gũi với thực tiễn cuộc sống nhưng cũng đầy sự kính tính. Câu chuyện diễn biến rất hợp lý về tâm lý của các nhân vật, và có những cao trào khiến độc giả vô cùng thích thú. Đọc truyện, độc giả như đang xem một bộ phim về tình cảm gia đình đầy sống động với nhiều xúc cảm từ tức giận, ước mong đến cảm động rơi nước mắt.