>> Xem thêm: Soạn Bắt nạt (trang 30) – Ngữ văn 6 tập 1 – Kết nối tri thức
NGHĨA CỦA TỪ NGỮ
1. (Soạn Thực hành tiếng việt) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Mắt trẻ con sáng lắm
Nhưng chưa thấy gì đâu
Mặt trời mới nhô cao
Cho trẻ con nhìn rõ
a. Giải thích nghĩa của từ nhô.
Trả lời
Từ nhô có nghĩa là nhấp nhô, thò ra ngoài… Trong câu thơ này có nghĩa là mặt trời mới chỉ nhấp nhô lên một chút và chưa nhìn rõ.
b. Trong đoạn thơ trên, có thể thay thế từ Nhô bằng từ khác không?
Trả lời:
Trong đoạn thơ trên, chúng ta có thể thay thế từ Nhô bằng từ Lên, từ Ló. Xét về ý nghĩa thì khá tương đồng. Tuy nhiên, sử dụng từ Nhô trong câu thơ hay, sáng tạo và tinh tế hơn.
c. Qua việc thử thay thế từ Nhô, hãy chỉ ra sự tinh tế của nhà thơ trong việc sử dụng từ Nhô.
Trả lời:
Qua việc thay thế từ Nhô bằng từ khác, chúng ta nhận ra, từ Nhô trong câu thơ của tác giả rất tinh tế, hay và sáng tạo. Từ nhô nó phác họa hình ảnh mặt trời xuất hiện phần đỉnh đầu và chưa xuất hiện hết nguyên vẹn. Từ nhô cũng thể hiện sự xuất hiện một cách chậm rãi, từ từ. Nó xuất hiện từ đỉnh đầu, sau đó mới lên cao hơn đến khi trọn vẹn. Đây là cả quá trình diễn ra của mặt trời, nó chậm rãi mang đến ánh sáng nhẹ nhàng, sau đó chiếu sáng cho trẻ em.
2. Trong bài thơ, các từ như Trụi trần, bế bồng… trong Tiếng việt cũng có những từ như trần trụi, bồng bế… Tìm thêm ở trong và ngoài bài thơ những trường hợp khác nhau tương tự: hai từ đồng nghĩa, có các tiếng giống nhau nhưng trật tự các tiếng khác nhau.
Trả lời:
Đó là các từ như:
– Lưu luyến – luyến lưu
– Đắng cay – cay đắng
– Tê tái – tái tê
– Sụt sùi – Sùi sụt
– Thoi đưa – đưa thoi
BIỆN PHÁP TU TỪ
3. (Soạn Thực hành tiếng việt) Hãy chỉ ra những câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong khổ hai của bài thơ. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh đó.
Trả lời:
– Những câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh tỏng khổ hai bài thơ:
“ Cây cao bằng gang tay
Lá có bằng sợi tóc
Cái hoa bằng cái cúc
Tiếng hót trong bằng nước
Tiếng hót cao bằng mây
Những làn gió thơ ngây
Truyền âm thanh đi khắp”
– Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh: Nó giúp cho sự vật trong mắt trẻ trở nên vô cùng đáng yêu và sinh động. Điều này cũng thể hiện tình cảm, sự trân trọng và yêu quý của tác giả dành cho trẻ thơ.
4. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu thơ “Những làn gió thơ ngây? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy.
Trả lời:
Trong câu thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa.
Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa là khiến cho làn gió cũng có tâm hồn như một đứa trẻ. Hay nói chính xác hơn, đó chính là sự trong lành, mát mẻ của trời đất cũng giống như sự đáng yêu, dễ thương của mỗi đứa trẻ.
5. (Soạn Thực hành tiếng việt) Hãy ghi lại những câu thơ sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ trong khổ thơ từ “Nhưng còn cần cho trẻ” đến “Từ bãi sông cát vắng”… và nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó.
Trả lời:
– Những câu thơ sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ như:
“Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng.”
– Ý nghĩa của việc sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ trong câu thơ như nhấn mạnh tình cảm của người mẹ dành cho đứa con. Trong tình cảm đó luôn có những hình ảnh rất đỗi thân thương như cái bống cái bang, cánh hoa, cánh cò, bờ sông, vị gừng… Tình cảm của mẹ cũng đằm thắm, dịu dàng, chân phương như đời sống hàng ngày. Nó không cao sang mĩ vị, nhưng nó lại rất quan trọng trong cuộc sống, nó xảy ra mỗi ngày như tình yêu của mẹ dành cho con. Lúc nào, dòng chảy tình yêu của mẹ dành cho con cũng đều như dòng chảy của cuộc sống.