Mưa sẽ chỉ là mưa với những ai ít trí tưởng, ít mộng mơ và ít nhạy cảm. Nhưng với nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa thì khác. Trong cơn mưa luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu. Phân tích bài thơ mưa của Trần Đăng Khoa, chắc chắn bạn sẽ có cái nhìn khác hơn với thế giới xung quanh đấy.

Phân tích bài thơ mưa của Trần Đăng Khoa chi tiết mở bài

Trước khi phân tích bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa, các bạn cần biết nhà thơ là người như thế nào. Ông được mệnh danh là thần đồng thơ ca. Khi năng ông bắt đầu làm thơ từ khi lên 4 tuổi. Năm 9 tuổi ông đã trở thành cây bút thiếu nhi nổi tiếng. Tập thơ đầu tay của ông mang tên “Góc sân và khoảng trời” đã được in năm 1968. Khi đó ông mới 10 tuổi. Và bài thơ Mưa được trích ra từ tập thơ đặc sắc đó.

phan tich bai tho mua cua tran dang khoa

Bài thơ được ông viết khi ở quê nhà. Đó là một cơn mưa rào ở làng quê. Với thể thơ tự do, câu thơ trong sáng, ý thơ hồn nhiên, Mưa thực sự xứng đáng để độc giả dành thời gian nghiền ngẫm.

Phân tích bài thơ mưa của Trần Đăng Khoa thân bài chi tiết

Mỗi hiện tượng thiên nhiên, mỗi sự sống trên Trái đất đều sinh với ý nghĩa riêng của nó. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận ra và hiểu được điều đó. Phân tích bài thơ Mưa của Trần Đăng khoa, chắc chắn sẽ giúp độc giả có cái nhìn sâu rộng hơn về thế giới quanh mình.

Luận điểm 1: thiên nhiên trước cơn mưa

Mở đầu bài thơ, tác giả viết bằng những tiếng mừng reo rộn rã, hân hoan:

“Sắp mưa

Sắp mưa”

Chỉ là hai từ lặp lại nhưng lại khiến người đọc cảm thấy như bị thúc giục để chạy đi, như hân hoan phấn khởi trong lòng. Hai từ đơn giản nhưng lại mang tính thông báo một hiện tượng thiên nhiên đang tới. Điều thú vị hơn cả, khi sắp mưa thì thiên nhiên bỗng nhiên cũng đang thay đổi. Với tài quan sát và trí tưởng tượng và sự liên tưởng phong phú, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã cho thấy sự biến đổi từ những con vật bé như con mối, con kiến tới con gà. Từ những loài cỏ như cỏ gà, tới rau như mồng tơi, tới những cao bóng cả như cây bưởi, cây dừa, cây mía. Từ việc gió cuốn bụi mùa, lá khô đầy đường tới ánh sáng chớp lóe, đến màu đen của bầu trời… Những hình ảnh rất nhiều người thấy, rất nhiều người biết nhưng chẳng ai chi tiết như tác giả. Ông nhìn thấy sự khác nhau khi trời sắp mưa thì “mối trẻ bao cao mối già bay thấp”. Trong khi đàn gà con rối rít tìm nơi ẩn nấp thì đàn kiến vẫn ung dung hành quân trên đường. Nếu như trong mắt người thường, việc mây đen kéo đơn giản chỉ là để báo hiệu cơn mưa sắp đến thì với nhà thơ, đó lại hình ảnh “ông trời mặc áo giáp đen ra trận”.

phan tich bai tho mua cua tran dang khoa

Thật là một sự ví von hóm hỉnh mà vô cùng độc đáo. Tiếp đến, ta bắt gặp liên tiếp sự thay đổi của các loài thực vật. Cây mía thì như đang múa gươm, cây cỏ gà thì rung tai nghe bụi tre gỡ tóc. Đã thế, hàng bưởi lại đua đưa bế lũ con đầu tròn trọc lốc, trong khi cây dừa sải tay bơi còn ngọn mồng tơi lại nhảy múa. Hình ảnh chớp rạch ngang trời khô khốc và sâm thì ghé xuống sân chơi cười khach khách càng cho thấy, trong mắt trẻ thơ mọi thứ đều thật đẹp đẽ và hay ho. Đọc đoạn này của bài thơ, độc giả như đang trực tiếp ở trong một cơn mưa sắp tới. Cảm nhận rõ rệt sự biến đổi của mọi thứ xung quanh. Nhưng thay vì sợ hãi, co rúm người lại thì độc giải lại hào hứng đón đợi cơn mưa.

Đó chính là cái tài của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Dù còn nhỏ tuổi, nhưng khả năng sự dụng ngôn từ của ông cực kỳ sắc bén và đúng. Có thể lúc ấy ông chưa hiểu hết rằng mình đang dùng nghệ thuật nhân hóa, so sánh, nhưng ông đã dùng nó một cách nhuần nhuyễn. Nhà thơ không chỉ miêu tả chính xác, chi tiết, cụ thể mà còn rất sống động, mang màu sắc vui tươi, rộn rang. Điều đó chỉ có thể xuất hiện qua đôi mắt của những đứa trẻ yêu thiên nhiên tha thiết.

Luận điểm 2: thiên nhiên trong cơn mưa

Tiếp đến, nhà thơ báo hiệu mưa đã đến cũng chỉ bằng hai từ đơn giản: “Mưa! Mưa!”. Không phải là xúc cảm buồn chán khi mưa đến, mà là tâm trạng hào hứng, háo hức ngóng đợi cơn mưa của những đứa trẻ vùng thôn quê. Bởi khi mưa đến, cũng có vô vàn điều bất ngờ sẽ đến. Đó là âm thanh của cơn mưa sẽ “Ù ù như xay lúa/ Lộp bộp/Lộp bộp…/ Rơi/ Rơi…”. Khi mưa, đất trời nhanh chóng “Mù trắng nước?Mưa chéo mặt sân/Sủi bọt/Cóc nhảy chồm chồm/Chó sủa/ Cây lá hả hê”. Những hình ảnh tác giả ghi lại như đang nhảy múa reo vui trong cơn mưa. Kết thúc đoạn thơ là cảnh cây lá hả hê vì được tắm mát. Nhịp thơ vẫn nanh, tiết tấu vẫn diễn ra thật rộn rang, càng mang tới xúc cảm hân hoan cho người đọc.

phan tich bai tho mua cua tran dang khoa

Tất cả sự vật trở nên thật có hồn, thật sinh động dưới con mắt trẻ thơ của Trần Đăng Khoa. Với người lớn đôi khi cơn mưa thật phiền phức. Nó có thể sẽ khiến họ không phơi được thóc. Nó có thể khiến vườn rau vừa gieo bị tan tành. Nhưng với trẻ thơ, cơn mưa thành niềm vui. Nó như là một sự kỳ diệu của thiên nhiên. Đó là niềm vui, là sự ngóng đợi về những điều tốt đẹp của sự sống.

Luận điểm 3: con người trong cơn mưa

Phân tích bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa, người đọc không chỉ thấy một bức tranh thiên nhiên thật mới lạ, sống động. Mà còn nhận thấy hình ảnh con người với lại tầm vóc bao trùm cả vũ trụ. Nhà thơ miêu tả: “Bố em đi cày về/ Đội sấm/ Đội chớp/ Đội cả trời mưa”. Hình ảnh đơn giản nhưng lại mang tính ẩn dụ về tầm vóc, sức mạnh của con người với thiên nhiên bao la rộng lớn. Điệp từ  “đội” càng cho thấy sức mạnh chinh phục của con người trước mọi sự biến đổi của thiên nhiên. Không phải bố đi cày về chạy sấm, chạy chớp hay chạy trốn cơn mưa. Mà bố vừa đi làm về vẫn ung dung đón đợi cơn mưa. Đã thế bố con tóm được nó và “đội” lên đầu, lên vai. Bố biết sức mạnh của cơn mưa, của thiên nhiên. Bố không xem thường nó nhưng bố cũng không để cơn mưa quật ngã.

Qua đây, chúng ta cũng nhận thấy nhà thơ là một người con hiếu thảo. Tuy mãi mê với cơn mưa, với niềm thích thú của trẻ thơ nhưng ông vẫn không quên nghĩ tới bố mình. Tác giả thương bố đi cày về đã gặp phải cơn mưa. Ông biết rõ nỗi vất vả của bố nên đã biến nó thành sức mạnh thay vì than vãn kêu ca. Thật là một nhà thơ biết yêu người, yêu cả đất trời xung quanh.

Kết bài

Qua trình phân tích bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa, mang lại cho độc giả xúc cảm như đang được tắm trong một cơn mưa đầy thú vị.

phan tich bai tho mua cua tran dang khoa

Qua tác phẩm, người đọc càng khâm phụ hơn tài năng quan sát và miêu tả thiên nhiên của tác giả. Dưới con mắt hôn nhiên của trẻ thơ mọi thứ đều trở nên thật độc đáo, tinh tế và trong trẻo. Điều đó cũng thể hiện, tác giả thực sự là một người vô cùng yêu thiên nhiên, thích khám phá.

Được viết từ một cậu bé nhưng bài thơ đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật cực nhuần nhuyễn. Bài thơ theo thể đồng dao, với cách ngắt nhịp độc đáo, kết hợp cùng nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, so sánh… đã làm tăng giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Giúp người đọc dễ nhớ, dễ thuộc tác phẩm hơn.

Những tác phẩm của Trần Đăng Khoa xứng đáng là những bà thơ mẫu để các độc học tập và làm theo. Nó không chỉ giúp người đọc có cái nhìn mới về thiên nhiên mà còn thêm yêu thiên nhiên, môi trường sống quanh mình. Kích thích sự sáng tạo, sự tò mò khám phá tới độc giả, đặc biệt là các bạn thiếu nhi.