Mỗi tác phẩm văn học ra đời đều mang trong mình những thông điệp ý nghĩa và bài học cuộc sống lớn lao. Tác phẩm thể hiện tâm hồn và con người của mỗi tác giả. Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ lớp 11 của nhà thơ Hàn Mặc Tử, chúng ta sẽ cảm thấu hơn những điều đó.

Mở bài

Muốn phân tích Đây thôn Vĩ Dạ lớp 11 đặc sắc nhất, các bạn nhất thiết phải khái quát về tác giả cũng như sự ra đời của tác phẩm này.

Hàn Mặc Tử là nhà thơ người Quảng Bình. Ông sinh năm 1912  và mất năm 1940. Gia đình ông là một gia đình theo đạo Thiên chúa nghèo. Hồi nhỏ, ông sống gần Động Cát, chợ Chua Me, Quảng Ngãi. Bởi thế, mà trong ông đã hình thành nên những ký ức về một không gian mờ ảo và có chút lieu trai chí chí dị. Đến tuổi thiếu niên, ông và gia đình chuyển tới Huế sống. Ở đây, là khoảng thời gian tươi đẹp nhất cuộc đời ông. Là một nhà thơ có tâm hồn rất nhạy cảm, ông được người đời mệnh danh là “nhà thơ điên”. Bởi thơ ông đầy ai oán, xót thương và đau khổ. Ông là một người tài hoa nhưng bạc mệnh. Ông bị bệnh phong và mất tại trại phong Tuy Hòa, năm 1940. Thơ ông theo trường phái siêu thực. Trong nền thơ mới hiện đại lúc bấy giờ, thơ ông theo một lối khác hẳn với cái nhìn khác lạ và siêu nhiên.

phan tich day thon vi da lop 11

Với tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ, nhà thơ chia sẻ đã lấy cảm hứng từ tấm bưu thiếp mà cô gái mang tên Hoàng Cúc gửi cho Hàn Mặc Tử. Tấm bưu thiếp được gửi đến Mặc Từ sau khi biết nhà thơ yêu đơn phương mình. Vào năm 1938.

Tác phẩm được chia thành 3 phần tương ứng với 3 khổ thơ. Nếu khổ một, tác giả dành để miêu tả không gian thôn Vĩ và cảnh đẹp xứ Huế để tỏ lòng nhớ thương da diết, thì khổ 2 lạ là bên sông trăng thực ảo đan xen, tỏ tâm trạng buồn đau vì chia lìa. Và cuối cùng khổ 3, tác giả dùng để miêu tả thiên nhiên mơ màng gắn với xúc cảm hoài nghi, mộng tưởng.

Thân bài chi tiết phân tích Đây thôn Vĩ Dạ

Luận điểm 1: Vẻ đẹp Huế và nỗi nhớ của nhà thơ trong khổ 1

Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ lớp 11, ngay từ những câu thơ đầu tiên,, độc giả đã thấy hiện ra một khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, tươi đẹp, đơn sơ nhưng hết sức ấn tượng và căng tràn sức sống của xứ Huế. Không chỉ cảnh vật mà con người hiện ra cũng dịu dàng, đắm thắm và hồn hậu biết bao. Miêu tả cảnh và người càng đẹp bao nhiêu thì lại càng chứng tỏ nỗi nhớ Huế da diết của nhà thơ. Ông càng đau buồn và nuối tiếc hơn khi không bao giờ có thể quay lại chốn này nữa.

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

phan tich day thon vi da lop 11

Nhà thơ Hàn Mặc Tử sử dụng câu hỏi tu từ với giọng điệu tha thiết thân tình ở đây nhằm thể hiện như lời trách móc nhẹ nhàng, âu yếm. Đó cũng là lời mời gọi da diết chân tình của người dân xứ Huế. Câu hỏi đấy cũng là lời phân thân, nhà thờ tự hỏi chính mình. Ẩn dấu sau câu hỏi là nỗi niềm tiếc nuối, xót thương đến nghẹn ngào của tác giả khi muốn về mà không thể về trở lại Huế.

Qua buồn thương nên tác giả chỉ có thể vẽ lại hình ảnh Huế trong ký ức thật đẹp đẽ. Đó là hình ảnh hàng cau dưới ánh nắng mới lên thật thanh bình, yên ả. Đó là những vường ra, vườn cây xanh mướt như màu ngọc bích. Những hình ảnh thiên nhiên mà chỉ nghe thôi, ai cũng muốn một lần được hòa mình vào nhịp sống đó. Qua đỗi thân thương, quá đỗi tinh khôi, tươi đẹp, trong trẻo và tràn đầy sự sống mơn mởn.

Giữa khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ ấy, bỗng hiện lên hình ảnh khuôn mặt con người “mặt chữ điền”. Khuôn mặt ấy có thể là gương mặt của người con gái xứ Huế, nhưng cũng có thể là mặt của nhà thơ. Một hình tượng đa nghĩa, đa cách nhìn vô cùng độc đáo, đã khắc họa rõ nét nét đẹp kín đáo, hiền hòa đặc trưng của người dân xứ Huế nói chung và người dân thôn Vĩ nói riêng. Bức tranh ấy là bức tranh thôn Vĩ đặc sắc mà không nơi nào có được, vẻ trầm tư xen lẫn sự dịu dàng.

Luận điểm 2: Thực ảo đan xen và tâm trạng chia li đau buồn của tác giả

Trong phong trào Thơ mới lúc bấy giờ, chúng ta thường bắt gặp “cái tôi” cô đơn của nhiều thi sĩ. Ở đây, Hàn Mặc Tử cũng thể hiện điều đó. Ông thể thiện cái tôi bị lãng quên giữa dòng đời oan nghiệt. Mặc dù tâm hồn ông yêu đời, yêu sư sống mãnh liệt nhưng lại mang số phận hẩm hiu, bi thương.

phan tich day thon vi da lop 11

“Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp tay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?”

Nếu như khổ thơ 1 là một bức tranh thiên nhiên hòa hòa thì khổ 2 thiên nhiên lại nhuốm màu tách biệt. Điệp từ “gió” và “mây” đã vô tình tạo ra sự ngăn cách giữa những sự vật thiên nhiên. Hai hiện tượng ấy tồn tại ở hai lối khác nhau, ai đi đường nấy. Thông thường gió thổi mây bay nhưng giờ bỗng chia cắt. tác giả mượn hình ảnh bất thường đó của thiên nhiên để nói về sự chia lìa, đoạn tuyệt của chính mình với xứ Huế. Không những thế, ở đây tác giả còn sử dụng nhịp thơ ¾, cắt đôi câu thơ thành lại càng tăng thêm sự đứt đoạn, chia ly, thể hiện sự khác biệt rạch ròi giữa “gió” và “mây”. Có thể nói, việc thiên nhiên không hòa hợp đó đã phần nào nói lên nỗi lòng của tác giả. Ông mặc cảm về thân phận của mình. Ông đang mang trong mình căn bệnh mà người đời lúc bấy giờ xa lánh, nên ông sẽ chẳng bao giờ có thể quay trở về cuộc sống bình thường như trước kia được nữa.

Tác giả không chỉ phủ nỗi buồn đau lên cảnh vật thiên nhiên mà còn nhân hóa chúng, khiến chúng cũng mang tâm trạn như con người. Dòng nước “buồn thiu”, trong khi hoa bắp thì “lay”. Từ “lay” vốn không mang nghĩa buồn nhưng trong hoàn cảnh này, từ lay nghe sao mà não nề u sầu đến thế. Dường như hoa bắp cũng chán chương mà chỉ lung lay chứ không hề rung rinh vui vẻ. Nhìn cảnh vật thế, nên nỗi buồn thi nhân càng lớn. Ông càng mặc cảm day dứt không yên và vương vấn nhiều sự nuối tiếc.

Nỗi buồn rồi đến nỗi lo. Tác giả lo không ai kịp chở trăng về. Nhà thơ sử dụng đại từ  phiếm chỉ “ai” và câu hỏi tu từ không cần lời đáp, thể hiện sự vô định, mông lung. Ở đây, ta bắt gặp hình ảnh ánh trăng tri kỉ cảu tác giả. Trong lúc buồn bã đau thương đó, tác giả đã bấu víu lấy ánh trăng để tâm sự nỗi niềm. Bến sông trang là niềm an ủi, là điểm tựa là cầu nối và là sự nhận thức của tác giả với thế giới thực tại. Nhà thơ thấy bóng trăng choáng ngợp hết thảy không gian. Nhà thơ lo sợ không ai kịp chở trăng về trăng sẽ mất. Nỗi lo hão huyền nhưng cũng chính là nỗi lo lắng của tác giả khi bản thân chỉ còn rất ít thời gian để sống. Đồng thời thể hiện niềm khao khát được sống của tác giả.

Luận điểm 3: Thiên nhiên chập chờn với xúc cảm hoài nghi

Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ lớp 11, trong khổ 3 ta thấy rõ một tình yêu đơn phương của tác giả dành cho cô gái thôn quê xứ Huế. Đó là một tình yêu day dắt đến tội nghiệp. Chàng trai yêu lắm thương lắm nhưng không biết phải làm sao. Quan đây, càng thể hiện niềm khao khát được yêu, được sống hơn của tác giả.

phan tich day thon vi da lop 11

“Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?”

Nhà thơ Hàn Mặc Tử sử dụng điệp ngữ “khách đường xa” tạo nên sức gợi tả độc đáo. Nhịp ngắn 4/3, tạo nên sự gấp gáp, khẩn trương. Dường như câu thơ nhấn mạnh đến sự tha thiết mong đợi và lời khẩn khoản của người xưa với “khách đường xa”. Thế nhưng càng mong đợi, càng vô vọng.  Đặc biệt, với hình ảnh màu áo trắng mờ áo trong sương khó khiến cho độc giả có cảm tưởng hình ảnh dáng người đang mờ nhòa đi trong nước mắt, trong cả tiềm thức nghĩ suy. Màu áo của người con gái ấy vốn đầy kỷ niệm trở nên nhạt nhòa, xa cách.

Ở đây nhà thơ tiếp tục sử dụng đại từ phiếm chỉ “ai” với nhiều tầng lớp đa nghĩa. Ai ỏ đây vừa là tác giả, nhưng cũng vừa là cô gái mà ông đem lòng yêu đơn phương. Nỗi đau của tác giả khiến cho ánh nhìn với thiên nhiên cũng trở nên chập chờn, ma mị. Dường như nhân vật trữ tình là tác giả trong bài thơ không thể nhìn rõ thực tại. Mà tất cả giờ đây trở nên nhạt nhòa, không ra đường nét. Giống như tâm trạng của nhà thơ đầy nỗi sầu bi, khắc khoải và hoài nghi. Tâm trạng xen lẫn niềm đau thương tột cùng vừa là nỗi trông mong, và khát vọng sống cũng như tình người đậm đà không nhạt nhòa ở chốn dương gian.

Kết bài phân tích Đây thôn Vĩ Dạ lớp 11

Toàn bộ tác phẩm là tâm trạng đầy bi ai khổ đau của tác giả trước hiện thực cuộc sống với những khát vọng ước mong của bản thân.

Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ lớp 11, độc giả thấy rõ niềm yêu thương và nhớ mong da diết của tác giả dành cho miền quê xứ Huế mộng mơ. Dù chỉ sống ít thời gian nơi đây, nhưng vẻ đẹp tươi xanh yên bình của xứ Huế của thôn Vĩ đã in sâu trong tâm trí của nhà thơ.

Không chỉ vậy, ở đó còn có người con gái mà tác giả đem lòng nhớ nhung, thầm thương trộm nhớ đơn phương. Ở nơi xa xôi và mang trong mình căn bệnh hiể nghèo, nên tác giả mặc cảm tự tic ho số phận. Tác giả khát khao được trở về nơi xưa để bày tỏ tấm lòng nhưng chẳng bao giờ được. Nỗi buồn sầu thương sự hoài nghi về cuộc đời dâng kín trong tâm hồn, khiến tác giả mơ màng chập chờn giữa thực tế và hư ảo.

Với ngôn từ nghẹ nhàng, bài thơ như một bức tranh xứ Huế dịu dàng và sâu lắng. Với những nét chấm phá mờ ảo càng khiến bức tranh đẹp và để lại ấn tượng trong lòng người đọc.