Thảo luận nhóm về một vấn đề trang 82 – 84 SGK Ngữ văn lớp 6 Tập 2
1. Định hướng Thảo luận nhóm về một vấn đề trang 82 – 84 SGK Ngữ văn lớp 6 Tập 2
a) Trong học tập và sinh hoạt có những vấn đề các em cần phải thảo luận trong nhóm nhỏ để có giải pháp thống nhất. Vấn đề ấy có thể là một hiện đời sống, cũng có thể đặt ra từ các nội dung học tập, các văn bản đọc hiểu.
b) Để tham gia thảo luận, các em cần lưu ý:
– Xác định được vấn đề chưa thống nhất, có thể có nhiều ý kiến khác nhau.
– Biết đặt và trả lời các câu hỏi trong quá trình thảo luận nhóm.
– Biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận.
– Biết nêu ý kiến của mình và tôn trọng, lắng nghe người trao đổi trong nhóm.
2. Thực hành Thảo luận nhóm về một vấn đề trang 82 – 84 SGK Ngữ văn lớp 6 Tập 2
Bài tập: Trao đổi về vấn đề “Chơi game chỉ có tác hại. Đúng hay sai?”.
a) Chuẩn bị
– Lựa chon vấn đề cần thảo luận: Liệu chơi game có phải chỉ có tác hại?
=> Chơi game không chỉ có tác hại mà còn có nhiều lợi ích.
– Tìm hiểu, thu thập thông tin về vấn đề sẽ thảo luận:
+ Thông tin về Lợi ích của việc chơi game
+ Thông tin về tác hại của việc chơi game
– Xem lại các yêu cầu nói và nghe trong thảo luận nhóm.
b) Tìm ý và lập dàn ý
– Tìm ý:
+ Trong tiếng Đức một “game” là bất kỳ hoạt động nào nhằm mục đích tạo ra sự hài lòng, thỏa mãn mà không có chủ định. Theo định nghĩa này thì mọi hoạt động tạo ra sự hài lòng đều có thể được gọi là “game”. Ví dụ như nhảy, chơi nhạc cụ, diễn kịch, hoặc chơi mô hình.
+ Một số trò chơi game mà em biết: Nhảy dây, Lắp ghép mô hình, Rubik, Cờ Vua, Cờ Tỷ Phú, ….
+ Lợi ích của việc chơi game:
- Một công cụ giải trí.
- Vận động đầu óc một cách thoải mái
- Được công nhận là một môn thể thao điện tử viết tắt là E-Sports.
+ Tác hại của việc chơi game:
- Dễ khiến việc học hành chậm tiến, hình thành các thói quen xấu như trộm cắp, nói dối cha mẹ,…
- Chơi game quá nhiều còn đem đến những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe.
– Lập dàn ý:
+ Mở đầu: Chơi game mang đến tác hại hay lợi ích?
Xét về khía cạnh khoa học, chơi game một cách hợp lý có rất nhiều lợi ích. Có thể giúp bạn xả stress, kích thích phát triển trí não, phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và luyện phản xạ mắt. Nhưng nếu chơi game không điều độ và khoa học sẽ gây ra rất nhiều tác hại đến sức khỏe và tinh thần
+ Nội dung chính:
Lợi ích và tác hại của việc chơi game:
- Tăng cường trí nhớ; Cải thiện thị lực;
- Giúp bạn học tính kiên trì và tăng cường khả năng làm việc nhóm; Tăng tính quyết đoán;
- Giảm căng thẳng và bớt trầm cảm;
- Chơi game giúp bạn học tốt hơn; Giúp bạn trở nên khéo léo, linh hoạt hơn
Tác hại: Chơi game nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của người chơi như:
- luôn cảm thấy mệt mỏi, cảm giác mất năng lượng hoặc nghỉ ngơi khó lại sức do ngồi chơi game kéo dài và liên tục;
- buồn chán, bi quan, cảm giác cô đơn, bất an; mất các hứng thú với các thú vui, sở thích cũ, mọi thứ chỉ dồn vào game; dễ cảm thấy bực dọc, …;
- Dành quá nhiều thời gian chơi game, không chú ý đến việc ăn uống nghỉ ngơi, công việc và học tập sa sút;
- Dễ sa đà vào các tệ nạn khác
Lời khuyên: Nên chơi Game như thế nào cho phù hợp: Lựa chọn Game phù hợp với lứa tuổi, đối tượng; Chơi game đúng giờ, ….
+ Kết thúc:
Chơi game không hề xấu nhưng phải điều độ và khoa học. Người chơi game phải tự ý thức được việc không nên quá đắm chìm vào việc chơi game mà bỏ bê việc học hành, sức khỏe.
c) Nói và nghe
Bài mẫu tham khảo
Trong tiếng Đức một “game” là bất kỳ hoạt động nào nhằm mục đích tạo ra sự hài lòng, thỏa mãn mà không có chủ định. Theo định nghĩa này thì mọi hoạt động tạo ra sự hài lòng đều có thể được gọi là “game”. Ngày nay với sự phát triển của Công nghệ thông tin thì game online ngày càng phát triển và trở thành hình thức giải trí phổ biến.
Với mục đích đó, lợi ích đầu tiên mà Game mang lại đó là thư giãn sau thời gian học tập và làm việc mệt mỏi. Có nhiều nghiên cứu cho thấy sự liên quan giữa chơi loại game yêu thích và việc cải thiện tâm trạng cảm xúc. Chẳng hạn như các thể loại game đơn giản, dễ chơi như xếp hình, giải đố làm người chơi thư giãn và ngăn chặn lo âu, căng thẳng.
Còn xét về khía cạnh khoa học, chơi game một cách hợp lý mang lại nhiều lợi ích cho trí tuệ. Theo các nghiên cứu khoa học chơi game được ghi nhận có lợi ích trong việc tăng cường các kỹ năng về trí tuệ chẳng hạn như thị giác không gian, khả năng phản xạ, lập luận và trí nhớ. Game có tác dụng tốt trong việc kích thích sự phát triển của não bộ, nâng cao khả năng quan sát sự vật sự việc cũng như góp phần giúp trí nhớ tốt hơn, giúp cho sự kết hợp giữa mắt và bàn tay linh hoạt hơn. Một số loại game giúp nâng cao khả năng xử lý tình huống và phản ứng nhanh nhạy khi gặp tình huống khẩn cấp.
Tuy nhiên bên cạnh các mặt tích cực thì game online cũng đem lại những tác động tiêu cực, đặc biệt là đến lứa tuổi học sinh. Việc chơi game quá nhiều khiến các em bỏ bê học hành, hình thành các thói quen xấu như bỏ học, nói dối cha mẹ,… Chơi game quá nhiều còn đem đến những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe và hệ thần kinh. Việc chơi một số trò chơi bao lực, không phù hợp lứa tuổi cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tâm lý của các em. Hay nó khiến con người ta lười vận động, giao tiếp với thế giới bên ngoài dẫn đến nguy cơ trầm cảm, tự kỷ, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm hồn, khiến con người trở nên nóng nảy, hung hăng.
Như vậy việc chơi game không chỉ có tác hại mà ngược lại nó còn đem lại nhiều lợi ích. Mỗi một cá nhân phải tự ý thức những tác hại của việc chơi game, từ đó lựa chọn cho mình game phù hợp cũng như sắp xếp thời gian chơi game khoa học và hợp lý.
d) Kiểm tra và chỉnh sửa
Tham khảo thêm các bài soạn Ngữ văn lớp 6 tập 1 tại đây: