Để làm tốt một bài văn, các bạn học sinh tất yếu phải biết lập dàn ý. Với tác phẩm Hai đứa trẻ cũng vậy. Dàn ý phân tích tâm trạng nhân vật Liên là cách giúp các bạn hoàn thiện bài viết phân tích về nhân vật Liên được đầy đủ và hoàn hảo nhất.
Dàn ý chi tiết mở bài phân tích nhân vật Liên
Luận điểm 1: Giới thiệu về tác giả
– Khi lập dàn ý phân tích tâm trạng nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ, các bạn chú ý giới thiệu tóm tắt qua tác giả Thạch Lam.
– Nhà văn Thạch Lam có quê nội là ở miền Trung, làng Cẩm Phô, Hội An, Quảng Nam, còn quê ngoại ở miền Bắc, Cẩm Giàng, Hải Dương. Ông là thành viên của nhóm “Tự lực văn đoàn”.
– Thuở bé, vì bố mất sớm, nên nhà văn sống chủ yếu bên ngoại với cuộc sống khó khăn khi mẹ phải gồng gánh nuôi 7 người con. Ông có một tuổi thơ cơ cực. Nếu ai đã từng đọc tác phẩm Hai đứa trẻ của ông thì sẽ hiểu hơn tâm trạng của ông lúc đó.
– Ông mất khi tuổi đời mới 32 nhưng ông cũng đã có những đóng góp to lớn cho nên văn học nước nhà.
– Có lẽ tuổi thơ và cuộc đời nhuốm màu bần hàn, cơ cực nên tâm hồn tác giả cũng dễ cảm thông, thương xót cho những số phận người nghèo khổ. Thế nên những tác phẩm của ông cũng hơi hướng đượm buồn.
Luận điểm 2: Khái quát tác phẩm và giới thiệu về nhân vật Liên
– Hai đứa trẻ là một trong những tác phẩm đã làm nên tên tuổi của nhà văn. Nhắc đến Thạch Lam là người ta nghĩ ngay tới Hai đứa trẻ. Đặc biệt là nhân vật Liên cùng diễn biến tâm trạng trong tác phẩm.
– Dưới ngòi bút tài tình của tác giả, nhân vật Liên hiện lên là một cô bé với rất nhạy cảm và sâu sắc. Mặc dù còn nhỏ tuổi, nhưng cô bé đã có những tâm trạng và dòng suy nghĩ rất lớn, khiến người đọc phải ám ảnh khôn nguôi.
Dàn ý chi tiết thân bài
Dàn ý phân tích tâm trạng nhân vật Liên được chia theo các luận điểm diễn biến tâm trạng của cô bé.
Luận điểm 1: diễn biến tâm trạng của Liên trước cảnh ngày tàn
– Nhân vật Liên xuất hiện trong không gian buổi chiều tàn. Để rồi tâm trạng của co bé cũng thấy buồn man mác, khi bóng tối dần bao phủ lên tất cả. “Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị: Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”.
– Tâm trạng buồn phiền của Liên còn thể hiện qua cuộc đối thoại đứt đoạn, nhát gừng của hai chị em khi dọn hàng.
– Không những thấy cảnh buồn mà Liên còn ngửi thấy cả những mùi gây nỗi xót thương như mùi ẩm bốc lên ngai ngái. Khiến bản thân Liên lẫn độc giả bỗng thấy chộn rộn trong lòng.
– Có thể nói qua cái nhìn phản chiều ánh mắt vào buổi chiều tàn, tác giả đã làm nổi bật lên nhân vật cô bé Liên với những xúc cảm già dặn. Mặc dù Liên chỉ vẫn là một cô bé ngây thơ, trong sáng.
– Khung cảnh buồn cũng khiến cho tâm trạng tâm hồn cô bé hồn nhiên ấy nhuốm màu buồn.
Luận điểm 2: diễn biến tâm trạng của nhân vật Liên trước những mảnh đời hẩm hiu nơi phố huyện
– Tâm trạng của Liên không chỉ chịu ảnh hưởng của cảnh chiều tàn, khi bóng tối bao phủ lên phố huyện nghèo mà bị tác động mạnh mẽ bởi những phận người nơi đây.
– Đó là những đứa trẻ bới rác. “Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre, hay bất cứ cái gì có thể dùng được của các người bán hàng để lại, Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó” .Nhìn thấy cảnh chúng nhặt nhặn mọi thứ còn sót lại mà Liên xót thương và thấy tội nghiệp vô cùng. Thế nhưng cô bé đành bất lực vì chính cô cũng không có tiền để giúp mình thì làm sao giúp được người khác.
– Đó là hai mẹ con chị Tí. Nhân vật Liên đã dành nhiều thời gian quan sát hai mẹ con chị nên mới nhận ra ngay bóng dáng của hai mẹ con trong bóng tối nhập nhoạng. Hiểu hoàn cảnh cũng như công việc của chị, Liên càng thấy thương cảm. Liên rất quan tâm tới hai mẹ con chị. Nhưng cô cũng cảm thấy ái ngại, xót thương trước gia cảnh cơ cực bần hàn. Thật là một kiếp người khổ hạnh.
– Dàn ý phân tích tâm trạng nhân vật Liên không thể không nhắc đến chi tiết bà cụ Thi điên. “Đó là cụ Thi, một bà già hơi điên, vẫn mua rượu ở hàng Liên. Liên đã biết tính bà, chị lẳng lặng rót một cút rượu ti đầy đưa cho cụ; chị không dám nhìn mặt cụ, và trong lòng hơi run sợ, chị mong cho cụ chóng đi”. Với cụ, trong lòng nhân vật Liên tràn ngập sự cảm thông và thương xót. Tuy nhiên, cô bé vẫn có chút sợ sệt bởi cụ Thi là người điên và có thể không kiểm soát được hành vi của mình.
– Tóm lại, những phận đời nơi phố huyện nghèo ấy hẩm hiu, cơ cực, khổ hạnh đến nỗi khiến Liên không thể không bận tâm suy nghĩ. Điều đó, lí giải vì sao Liên có tâm trạng buồn man mác đến vậy.
Luận điểm 3: diễn biến tâm trạng cảu Liên khi đợi tàu đến. Tâm trạng của Liên trong lúc đợi chuyến tàu đêm:
– Tâm trạng của nhân vật Liên cứ thế trôi đi theo dòng người buồn thảm nhưng rồi có một sự kiện đã khiến bức tranh tăm tối ấy sáng lên.
– Đầu tiên Liên hồi tưởng về những tháng ngày tuổi thơ tươi đẹp của gia đình khi còn ở Hà Nội. Lúc đó, gia đình Liên còn khấm khá, “Liên nhớ lại khi ở Hà Nội chỉ được hưởng những thức quà ngon, lạ – bấy giờ mẹ Liên nhiều tiền – được đi chơi bờ hồ uống những cốc nước lạnh xanh đỏ. Ngoài ra, kỷ niệm nhớ lại không rõ rệt gì, chỉ là một vùng sáng rực và lấp lánh. Hà Nội nhiều đèn quá!” . Trong khi ở phố huyện, ngay từ chiều bầu trời đã sẫm lại, cùng với những phận người tăm tối, càng làm cho tâm trạng Liên thêm rối bời, não nề.
– Ở đây không gian tĩnh mịch, không nhộn nhịp, nhiều ánh sáng như Hà Nội. Ở đây âm thanh thưa thớt, rời rạc, chập chờn càng khiến Liên có thêm cảm giác mơ hồ khó hiểu. Đúng vậy, một cô bé tuổi mới lớn, làm sao hiểu hết được từng ấy sự đời.
– Diễn biến tâm trạng Liên thay đổi rõ rệt nhất đó là tâm trạng chờ đoàn tàu từ Hà Nội về ngang qua. Bởi đó là chuyến tau mang theo cả niềm hy vọng, khát vọng vào một tương lai tươi đẹp. Đó là chuyến tài mang theo ánh sáng và ước mơ đổi đời của không chỉ riêng Liên mà của cả những người dân nơi phố huyện. “Liên và em cố thức là vì cớ khác, vì muốn được nhìn chuyến tàu. Chín giờ có chuyến tàu ở Hà Nội đi qua huyện. Đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya”.
– Hai chị em cố thức đợi chỉ để nhìn thấy những thứ trên con tàu vụt qua. “Hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi. Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếp đến tiếng hành khách ồn ào khe khẽ”; “Hai chị em chờ không lâu. Tiếng còi đã rít lên, và tàu rầm rộ đi tới. Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng”. Tâm trạng của Liên lúc tàu đến thật thú vị. Tác giả miêu tả chi tiết đến nỗi độc giả có thể thấy rõ, hai chị em Liên đang nhìn vào đoàn tàu không chớp mắt. Như thể muốn trèo lên đó và chạy theo về Hà Nội vậy. Đoàn tàu quen thuộc với bao người nhưng với Liên mỗi lần tới lại mang một xúc cảm khác. Và hơn hết là tâm trạng ngóng đợi những điều tốt đẹp đã qua trong quá khứ
– Tâm trạng của Liên từ sự háo hức, ngóng đợi rồi bỗng hẫng hụt khi tàu vụt đi qua. “Rồi chiếc tàu đi vào đêm tối, để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt. Hai chị em còn nhìn theo cái chấm đỏ của chiếc đèn xanh trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre”. Chuyến tàu vút đi, để lại trong lòng Liên một khoảng trống. Cô bỗng giật mình quay về thực tại nơi phố huyện tối tăm, với cuộc sống tàn khốc, bế tắc.
– “Những cảm giác ban ngày lắng đi trong tâm hồn Liên và hình ảnh của thế giới quanh mình mờ đi trong mắt chị. Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ. Nhưng Liên không nghĩ được lâu; mắt chị nặng dần, rồi sau Liên ngập vào giấc ngủ yên tĩnh, cũng yên tĩnh như đêm ở trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối”.
– Dàn ý phân tích tâm trạng nhân vật Liên để thấy rằng toàn bộ cốt truyên được đi theo dòng diễn biến xúc cảm của nhân vật này. Cái tài của Thạch Lam ở đây cũng giống như cái tài của Kim Lân khi xây dựng nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng. Sự thành công, của cả hai tác phẩm đều nằm ở việc xây dựng diễn biến cốt truyện theo tâm trạng của nhân vật.
Kết bài chi tiết dàn ý phân tích nhân vật Liên
– Lập dàn ý phân tích tâm trạng nhân vật Liên là cách giúp các bạn hoàn thiện bài tập làm văn của mình đầy đủ ý nhất.
– Diễn biến tâm trạng của Liên không chỉ thể hiện tài năng xây dựng nhân vật tinh tế và độc đáo của Thạch Lam, nó còn giúp người đọc nhận ra thông điệp nhân văn sâu sắc. Đó là mặc dù sống trong hoàn cảnh tăm tối, bần cùng, nghèo nàn cơ cực nhưng con người vẫn luôn khao khát một cuộc sống hạnh phúc, và vẫn không ngừng hy vọng về một sự đổi mới trong cuộc đời.
– Qua tâm trạng của Liên người đọc còn một lần nữa khẳng định sử ảnh hưởng của cảnh vật, con người lên tâm hồn con người. Dù là một đứa trẻ mới lớn nhưng sống lâu trong cảnh tù bức nghèo túng, bắt buộc nó cũng trở nên nhạy cảm, sầu thương.