Mục lục

Soạn Thao tác lập luận phân tích trang 25 – 28, sách giáo khoa Ngữ Văn 11 tập 1 

I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới. 

Câu 1 (Soạn Thao tác lập luận phân tích trang 25 – 28): Xác định nội dung ý kiến đánh giá của tác giả đối với nhân vật Sở Khanh. 

Trả lời: 

Ý kiến đánh giá của tác giả đối với nhân vật Sở Khanh đó là: Sở Khanh là một người đê tiện, xấu xa, bẩn thỉu, tồi tàn, vô liêm sỉ. Là loại người chứa đựng tất cả những gì xấu xa, ghê tởm đồi bại trong xã hội phong kiến được thể hiện trong truyện Kiều. 

Câu 2 (Soạn Thao tác lập luận phân tích trang 25 – 28): Để thuyết phục người đọc, tác giả đã phân tích ý kiến của mình như thế nào? 

Trả lời: Để thuyết phục người đọc, tác giả đã phân tích ý kiến của mình thông qua hệ thống các luận cứ như sau: 

+ Sở Khanh vẻ bề ngoài nho nhã nhưng lại sống bằng bằng nghề bất chính, giả danh để làm chồng hờ của các cô gái sau đó bán vào các động thanh lâu. 

+ Sở Khanh đồi bại khi giả làm người tử tế để lừa Kiều – một người con gái hiếu thảo, trọng tình nghĩa. 

+ Sở Khanh đểu cáng, dối trá, lừa bịp, lừa người khác một cách tráo trở. 

Câu 3 (Soạn Thao tác lập luận phân tích trang 25 – 28): Chỉ ra sự kết hợp chặt chẽ giữa phân tích và tổng hợp trong đoạn trích. 

Trả lời: 

Trong đoạn trích trên, tác giả Hoài Thanh đã kết hợp chặt chẽ giữa phân tích và tổng hợp, cụ thể như sau: 

+ Tác giả đã lần lượt phân tích bộ mặt thật sự của Sở Khanh qua các luận cứ, để cho người đọc nhìn thấy được con người lừa bịp, tráo trở, đểu cáng của tên họ Sở. 

+ Từ những phân tích đã chỉ ra ở trên, tác giả tổng hợp và đi đến khái quát về xã hội đồi bại trong truyện Kiều của Nguyễn Du dựa trên bản chất của nhân vật sở Khanh đồi bại, lừa lọc, dối trá. 

Câu 4 (Soạn Thao tác lập luận phân tích trang 25 – 28): Kể thêm một số đối tượng phân tích trong các bài văn nghị luận (xã hội và văn học). 

Trả lời: 

+ Phân tích tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân. 

+ Thân phận phụ nữ trong xã hội phong kiến được thể hiện trong “Bánh trôi nước” và “Tự tình” của Hồ Xuân Hương. 

+ “Trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi” (Trích “Cố hương” – Lỗ Tấn). Em hiểu câu nói trên như thế nào? 

Câu 5: Anh (chị) hiểu thế nào là phân tích trong văn nghị luận? Những yêu cầu của thao tác này là gì? 

Trả lời: 

+ Anh (chị) hiểu thế nào là phân tích trong văn nghị luận? 

Phân tích trong văn nghị luận là phân tích để làm rõ một đối tượng nghị luận nào đó để cho người đọc hiểu được vấn đề cần nghị luận. Khi phân tích chúng ta cần chia, tách các đối tượng thành các yếu tố, quan hệ nhất định. 

+ Những yêu cầu của thao tác này là gì? 

Khi phân tích một đối tượng cần nghị luận nào đó, chúng ta cần phải tuân thủ theo những yêu cầu sau: 

– Xác định rõ ràng vấn đề phân tích (nghị luận văn học hay xã hội, về đối tượng nào, sự vật sự việc ra sao…)

– Chia thành các vấn đề nhỏ, bóc tách các sự việc phân tích thành các mối quan hệ liên quan để phân tích cho rõ ràng, chi tiết. 

– Từ các ý phân tích chi tiết, chúng ta cần tổng hợp lại các vấn đề đã phân tích, nêu khái quát. 

II – CÁCH PHÂN TÍCH 

Câu 1: Hãy lần lượt phân tích cách phân chia đối tượng trong mỗi đoạn trích trên. 

Trả lời: 

+ Trong đoạn trích (1) tác giả phân tích về sức mạnh to lớn của đồng tiền thống trị trong xã hội phong kiến trong truyện Kiều (Nguyễn Du). Tác giả đã phân chia đối tượng cụ thể như sau: 

– Đồng tiền nằm trong tay người tốt như Thúc Sinh, Từ Hải, Kiều. 

– Các hành động gian ác bất chính do đồng tiền chi phối 

– Sự hằn học và khinh bỉ của Nguyễn Du về đồng tiền. 

+ Trong đoạn trích (2) tác giả phân tích về sự gia tăng dân số và phân chia đối tượng cụ thể như sau: 

– Gia tăng dân số bằng những dẫn chứng, con số cụ thể. 

– Ảnh hưởng của việc gia tăng dân số đến đời sống kinh tế, xã hội. 

Câu 2: Chỉ ra mối quan hệ giữa phân tích và tổng hợp được thể hiện trong mỗi đoạn trích. 

Trả lời:

+ Trong đoạn trích (1) sau khi phân tích lần lượt các luận cứ xoay quanh vấn đề đồng tiền (mặt phải và mặt trái), tác giả đã tổng hợp và đút rúc, khái quát rằng “ trong tay đã sẵn đồng tiền / Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì”. 

+ Trong đoạn trích (2) để làm rõ vấn đề gia tăng dân số, tác giả đã phân tích các khía cạnh liên quan đến chuyện gia tăng dân số có tác động ảnh hưởng như thế nào đến mọi mặt của đời sống xã hội. Từ đó, tổng hợp và khái quát rằng dân số ngày càng tăng nhanh thì chất lượng sống của xã hội, gia đình và cá nhân sẽ giảm sút. 

III – LUYỆN TẬP 

Câu 1 (Soạn Thao tác lập luận phân tích trang 25 – 28): Trong các đoạn trích dưới đây, người viết đã phân tích đối tượng từ những mối quan hệ nào? 

Trả lời: 

– Trong đoạn trích (a) người viết đã phân tích đối tượng từ những quan hệ nội bộ của Kiều cùng tâm trạng đau xót, bế tắc quẩn quanh trong tâm hồn Kiều. 

–  Trong đoạn trích (b) người viết đã phân tích đối tượng từ những quan hệ giữa đối tượng này với đối tượng khác. Một bên là “Tì bà hành” của Bạch Cư Dị và một bên là “Lời kỹ nữ” của Xuân Diệu. 

Câu 2: Phân tích vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật trong “Tự tình” (bài II)

Trả lời:

Vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật trong bài “Tự tình” (bài II) của Hồ Xuân Hương được thể hiện ở các khía cạnh sau: 

+ Nghệ thuật sử dụng ngôn từ có tính biểu cảm cao (vẳng, trơ, hồng nhan) để nói lên được tâm trạng đau đớn, xót xa của thân phận phụ nữ. 

+ Sử dụng các động từ mạnh (xiên, đâm, xoạc) để làm nổi bật sức sống mạnh mẽ, quyết tâm vùng dậy xóa tan mọi lề lối định kiến. 

+ Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các điệp từ, nghệ thuật tăng tiến, từ láy để thể hiện được tâm trạng cô đơn, buồn tủi của nữ sĩ.