Xuân Quỳnh, nhà thơ có nhiều đóng góp cho nền văn học nước nhà thời kì kháng chiến chống Mỹ. Thơ ca của bà chan chứa tình yêu, đằm thắm, dễ đi vào lòng người. Sóng là một trong số các tác phẩm nổi bật đó. Phân tích bài thơ Sóng Xuân Quỳnh để cảm nhận được những điểm độc đáo trong thơ ca của nữ thi sĩ tài ba này.
Phân tích chi tiết Sóng của Xuân Quỳnh
Sóng được Xuân Quỳnh sáng tác vào năm 1967 sau chuyến đi đến tỉnh Thái Bình. Bài thơ được in trong tập Hoa dọc chiến hào, là tác phẩm đặc sắc nói về tình yêu, thể hiện nổi bật nhất phong cách thơ ca của Xuân Quỳnh.
Xuyên suốt toàn bộ bài thơ là hình tượng Sóng. Sóng được Xuân Quỳnh sử dụng như một hình ảnh ẩn dụ để nói về tình yêu của người con gái, khẳng định cái tôi trữ tình trong thơ cả của bà. Song hành hình ảnh Sóng là hình tượng Em. Hai hình tượng được đặt ở vị trí nhanh nhau, có lúc tách biệt, có lúc hòa nhập, tạo nên một bài thơ Sóng. Xuân Quỳnh đã vô cùng tài tình khu mượn hình ảnh sóng để diễn tả tâm trạng, các sắc thái khác nhau trong tình yêu trên con đường đi tìm hạnh phúc.
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sóng không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
Mở đầu bài thơ, chúng ta đã thấy hình ảnh của sóng và nước. Xuân Quỳnh đã dùng những từ ngữ miêu tả hết sức chân thực về sóng. Có lúc sống ồn ào dữ dội, có lúc lại lặng lẽ dịu êm, luôn biến đổi theo không gian và thời gian, muôn hình vạn trạng. Những cho đến bây giờ, đã có ai tìm được câu trả lời chính xác vì sao sóng lại như vậy. Quả thật là vô ích nếu cứ đi tìm câu trả lời vì đến Sóng còn không hiểu nổi mình. Để hiểu mình, sóng đã phải tìm ra tận bể, nơi ngọn nguồn, sâu thẳm. Có lẽ ở những nơi như bể lớn, sóng mới có thể hiểu được chính mình.
Qua phân tích bài thơ sóng Xuân Quỳnh, ở những câu đầu tiên ta đã thấy sóng có tâm trạng như con người. Phải chăng chính vì lý do đó, tác giả đã mượn sóng để nói đến hình ảnh người con gái cùng tình yêu chung thủy của họ. Sóng có những đặc điểm kì lạ, khó hiểu như chính sự đa dạng, khó giải thích của tình yêu. Xuân Quỳnh đã lấy sóng nước để nói đến sóng tình. Giống như sóng, chúng ta cũng không thể giải thích về tình yêu cũng như sự tồn tại của nó.
“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
Sóng không hề thay đổi cho dù thời gian có tác động, cũng giống như tình yêu, cho dù thời gian có dài như thế nào, tình yêu vẫn luôn tồn tại, vẫn vẹn nguyên. Tình yêu từ ngàn đời như một quy luật của tự nhiên. Tuy không có giới hạn về độ tuổi nhưng tình yêu vẫn phổ biến nhất ở người trẻ, tình yêu bồi hồi trong ngực trẻ. Ở tuổi thanh xuân, tình yêu của chúng ta thường mãnh liệt nhất, nhiều ý nghĩa, nhiều kỷ niệm nhất. Tình yêu làm cho trái tim trở nên bồi hồi, tràn đầy sức sống, lúc nào cũng thổn thức, khát khao hạnh phúc.
“Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
…………
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương”
Phân tích bài thơ Sóng Xuân Quỳnh, ta thấy, sóng đã vượt muôn vàn khó khăn để tìm ra tận bể. Giống như em vượt mọi trở ngại để tìm đến anh, dành tình yêu cho anh. Xuân Quỳnh đặt ra rất nhiều câu hỏi, những câu hỏi tuy đơn giản nhưng hoàn toàn không thể trả lời. Xuân Quỳnh đã gợi ý “Sóng bắt đầu từ gió”, nhưng sau đó lại hỏi “Gió bắt đầu từ đâu?”, khiến cho người đọc vừa mới tìm được câu trả lời đã lại nhanh chóng rơi vào trạng thái bế tắc. Cho dù có ra tận bể, sóng vẫn không thể tìm được câu trả lời của mình.
Em cũng vậy, em giống như là sống, cho dù đã hòa mình vào tình yêu của nhau nhưng em vẫn không thể hiểu được em. Xuân Quỳnh mượn sóng để muốn hỏi tình yêu của anh và em bắt đầu từ đâu ? Từ cái gì ? Từ khi nào ? Từ ánh mắt, nụ cười hay giọng nói?. Và vẫn là câu trả lời “Em cũng không biết nữa”
Trên thực tế, trong tình yêu, chúng ta không cần phải giải thích những điều trên. Trong tình yêu như Xuân Quỳnh gửi gắm chỉ tồn tại sự yêu và sự nhớ, nhớ tha thiết, yêu nồng cháy như “Con sóng dưới lòng sâu – Con sóng trên mặt nước”. Sóng lúc nào cũng sôi sục, vỗ vào bờ bất kể ngày hay đêm “Ôi con sóng nhớ bờ – Ngày đêm không ngủ được”. Giống như tình yêu của em không bao giờ thôi nhớ nhung, kể cả trong mơ “Lòng em nhớ đến anh – Cả trong mơ còn thức”. Tình yêu là vậy đấy!. Nỗi nhớ của em khắc khoải, trằn trọc, bất cứ không gian thời gian nào.
Xuân Quỳnh nói đến nỗi nhớ của người con gái khi yêu bất chấp cả thời gian ngày đêm, không gian bốn phương tám hướng. Những tình yêu thì chỉ có một phương, đó là “phương anh” “Nơi nào em cũng nghĩ – Hướng về anh một phương”. Qua đó, tác giả nói lên sự thủy chung cũng là sắc thái không thể thiếu trong tình yêu. Những người yêu nhau thì luôn hướng về nhau, xem nhau là động lực, soi sáng và sưởi ấm cho nhau.
Trên thực tế, tình yêu đời thường tuy đẹp và bình dị nhưng đều không tránh khỏi những dâu bể, khổ đau và cả ly biệt. Chính vì thế ngoài nhớ nhung, luôn hướng về nhau, chung thủy một lòng với người mình yêu còn phải đủ can đảm để vượt qua mọi rào cản, chông gai thử thách mới có thể đến được bến bờ hạnh phúc.
“Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở”
Phân tích bài thơ Sóng Xuân Quỳnh để thấy, cho dù sống có bị vùi dập thế nào bởi gió, bão thì cuối cùng vẫn vỗ vào bờ. Như tình yêu của em dành cho anh, có dù khó khăn giảm khổ nào cũng vượt qua hết để đến với anh. Nhưng cho dù thiêng liêng là thế, những tình yêu đôi lúc cũng vô cùng mong manh, ngắn ngủi và khó giữ gìn. “Mây vẫn bay về xa” như một sự chấp nhận rằng, chắc chắn tình yêu sẽ không phải lúc nào cũng đẹp đẽ, trường tồn được.
“Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”
Suy cho cùng, tình yêu con người thì sẽ luôn trăn trở, khắc khoải như chính con sóng nơi biển lớn. Khi nỗi trăn trở ngày một lớn, thì con người lẽ tất nhiên sẽ làm mọi thứ để thoát khỏi sự bức bách này. Xuân Quỳnh lấy hình tượng sóng tan thành hàng trăm con sóng nhỏ giữa hải dương bao la rộng lớn, như để nói tình yêu dù tan ra vẫn tồn tại mãi mãi, không bao giờ biến mất. Tình yêu luôn bùng cháy và trở thành nổi khát vọng không thể dập tắt trong mỗi người. Khát vọng này tuy sôi sục, dậy sóng nhưng cũng không kém phần nữ tính, khiêm nhường.
Kết bài
Phân tích bài thơ Sóng Xuân Quỳnh chúng ta đã có cái nhìn về thơ của bà vừa sâu sắc, lắng đọng, vừa dịu dàng nhưng cũng không kém phần dữ dội. Những tác phẩm của chị đã làm nên nhiều thi phẩm đặc sắc về tình yêu và tuổi trẻ cho nền văn học nước nhà thời bấy giờ. Bài Sóng chính là biểu tượng, là tiếng nói của tình yêu. Trong tình yêu luôn phải tồn tại nỗi nhớ, sự thủy chung và niềm tin vượt qua mọi gian khổ để tìm đến bến bờ hạnh phúc.